Giáo án Ngữ văn 8 tuần 23

Chiếu dời đô

 (Thiên đô chiếu) -Lí Công Uẩn

A.Mục tiêu cần đạt :

 - Qua tiết học giúp học sinh thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập , thống nhất ,hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua bài Chiếu dời đô.

 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm . Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận trung đại: chiếu.

 - Giáo dục học sinh lòng yêu nước , tự hào dân tộc .

B.Chuẩn bị :

 *Thầy : - Nghiên cứu kĩ văn bản ở SGK và bài ở SGV , soạn bài

 - Tranh nguyên bản bài chiếu, bảng phụ về tác giả, tác phẩm , bố cục.; soạn bài .

 *Trò : Đọc kĩ văn bản , trả lời các câu hỏi ở SGK và những câu hỏi của GV.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 - Tiết 90 Soạn ngày : 17/2/ 06 Dạy ngày : 24/2/ 06 Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) -Lí Công Uẩn A.Mục tiêu cần đạt : - Qua tiết học giúp học sinh thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập , thống nhất ,hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua bài Chiếu dời đô. - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm . Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận trung đại: chiếu. - Giáo dục học sinh lòng yêu nước , tự hào dân tộc . B.Chuẩn bị : *Thầy : - Nghiên cứu kĩ văn bản ở SGK và bài ở SGV , soạn bài - Tranh nguyên bản bài chiếu, bảng phụ về tác giả, tác phẩm , bố cục....; soạn bài . *Trò : Đọc kĩ văn bản , trả lời các câu hỏi ở SGK và những câu hỏi của GV. C.Tiến trình các hoạt động : 1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số học sinh 2.Kiểm tra bài cũ : a.Câu hỏi : Đọc thuộc lòng diễm cảm bài thơ Ngắm trăng - Hồ Chí Minh và nêu cảm nhận của em về bài thơ đó ? b.Đáp án : -HS đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ đúng (5đ) -HS nêu cảm nhận của mình về bài thơ đúng hay (tình yêu thiên nhiên , dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời .Thấy được vẻ đẹp tâm hồn, một nhân cách lớn,vừa là nghệ sĩ vừa là chiến sĩ vĩ đại ) (5đ) 3.Bài mới *Hoạt động 1: Khởi động - GV giới thiệu bài -Nêu những nét cơ bản về tác giả ? - HS nhận xét và bổ sung. - GV nhấn mạnh một số ý về tác giả - Văn bản này được viết theo thể loại nào ? Nêu vài nét về đặc điểm của thể chiếu ? - Nêu hoàn cảnh ra đời của bài chiếu ? +GV đưa nguyên bản bài chiếu nguyên văn chữ Hán để giới thiệu tác phẩm *Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản - GV hướng dẫn cách đọc : Giọng trang trọng ,cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm chân tình vào câu “Trẫm rất đau xót...dời đổi”; “Trẫm muốn...thế nào” GV đọc mẫu đoạn một, gọi HS đọc tiếp (2 em đọc) - Đọc chú thích 6, 8, 10, 11 - Em hiểu mệnh trong mệnh trời là gì ? - Em hiểu biền ngẫu là gì ? - Bài chiếu này bàn luận về vấn đề gì ? -Văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Tìm ý chính của tường phần ? - Em nào có ý kiến khác không ? - Khi có ý định dời đô Lí Công Uẩn đã dựa vào cơ sở nào ? - Việc dời đô của nhà Thương, Chu nhằm mục đích gì ?Có kết quả ra sao ? -Việc viện dẫn của tác giả nhằm mục đích gì ?(khẳng định các cuộc dời đô có kết quả tốt làm tiền đề cho ý định dời đô) -Từ sử sách soi vào tình hình thực tế của nước ta,tác giả đã phê phán hai nhà Đinh, Lê như thế nào ? Hậu quả ra sao? -Ông đưa hai nhà Đinh ,Lê ra phê phán để khẳng định điều gì ? - Dựa vào hiểu biết lịch sử, theo em cách đánh giá của Lí Công Uẩn có khách qua chưa? +GV bình : Thực ra việc hai nhà Đinh Lê vẫn cứ phải đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở . Đến thời Lí, trong đà phát triển đi lên của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không phù hợp nữa. -HS đọc câu “Trẫm rất đau ...không dời đổi”.Theo em câu văn này bộc lộ tâm trạng và tình cảm của ông ra sao với đất nước ? Ông đã có quyết định như thế nào? -Em có nhận xét gì về cách đưa những dẫn chứng và cách lập luận của tác giả khi bày tỏ ý định dời đô của mình? -HS đọc đoạn 2 -Theo em ,vì sao ông chọn thành Đại La để đóng đô ? (HS thảo luận 2 phút) .Em có nhận xét gì về việc viết văn của tác giả ở đoạn này ? Có tác dụng ra sao ? -Trên đất nước ta có nơi nào xứng đáng để đặt đô như nơi này không ? - Em có nhận xét gì về tầm nhìn chiến lược của Lí Công Uẩn ? *GV bình : Lí Công Uẩn là nhà vua anh minh tài trí , đức độ ,sáng suốt,có tầm nhìn xa rộng trong việc định đô .Tính đến nay đã gần mười thế kỉ ,ông đã chọn thành Đại La làm kinh đô cho nước ta là hoàn toàn đúng, đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phồn thịnh và bền vững của đất nước. Hà Nội ngày nay đã trở thành trung tâm kinh tế chính trị quốc phòng, văn hóa của cả nước. Và được thế giới công nhận Hà Nội là thành phố hòa bình,chuẩn bị nước ta kỉ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội -Tại sao, kết thúc bài chiếu tác giả không ra lệnh mà lại hỏi quần thần ? Cách kết thúc này có tác dụng gì ? -Đối chiếu với đặc điểm của thể chiếu, bài Chiếu dời đô có điểm nào riêng ?(bên cạnh mệnh lệnh là tâm tình....) - Em nhận xét gì về cách lập luận của cả bài chiếu ? - Tại sao nói Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ? - HS đọc ghi nhớ SGK - Em học tập được những gì ở Lí Công Uẩn (về tình cảm của ông đối với dân với nước và cách viết văn của tác giả ) I.Tác giả, tác phẩm 1.Tác giả : Lí Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập vương triều nhà Lí 2.Tác phẩm: -Thể loại : Chiếu ( văn xuôi có kết hợp câu văn biền ngẫu ) -Viết 1010 ,bày tỏ ý muốn dời đô về Đại La. II.Đọc - Hiểu văn bản 1.Đọc - Giải thích từ khó - Mệnh : ý trời, lòng trời, trời định -Biền ngẫu : (biền : hai con ngựa kéo xe sóng nhau ; ngẫu : từng cặp) những cặp câu hoặc những cặp đoạn câu cân xứng với nhau 2.Bố cục : 3 phần a.Từ đầu đến không thể không dời đổi (Lí do cần phải dời đô) b.Tiếp từ Huống gì...đế vương muôn đời (Những lợi thế của thành Đại La) c.Còn lại (Khẳng định lại lợi thế của thành Đại La) III.Phân tích : 1.Lí do cần phải dời đô a.Viện dẫn sử sách: - Nhà Thương 5 lần, nhà chu 3 lần dời đô (Hợp mệnh trời, ý dân) =>Vận nước lâu dài , phồn thịnh. => Đã có những cuộc dời đô có kết quả b.Phê phán hai nhà Đinh ,Lê: -“Theo ý riêng mình,...của Thương, Chu” =>Dân lầm than, vận nước ngắn ngủi. =>Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp c.Thái độ : “Trẫm rất đau xót...không dời đổi” -> Tình cảm chân thành - vì yêu nước ,thương dân=>Dời đô về Đại La để phát triển đất nước =>Dẫn chứng cụ thể, chính xác, lập luận chặt chẽ (xưa - nay) có lí , có tình ->Thuyết phục cao 2.Những lợi thế của thành Đại La *Vị trí địa lí: Nơi trung tâm đất trời, thế rồng cuộn hổ ngồi .Đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi. -Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng,tránh được ngập lụt, chật chội. *Về chính trị ,văn hóa : Đầu mối giao lưu “chốn tụ hội của bốn phương”; mảnh đất thịnh vượng “Muôn vật...tốt tươi” => Cách viết hàm súc giàu hình ảnh, câu văn biền ngẫu - nhịp nhàng cân đối=>Đại La đủ điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước. 3.Khẳng định lại lợi thế của thành Đại La -“Trẫm... nghĩ thế nào ?” =>Đối thoại, trao đổi, đồng cảm giữa mệnh lênh của vua với thần dân IV.Tổng kết : 1.Nghệ thuật Lập luận Mục đích Đã có các cuộc dời đô có kết quả Dời đô về -Kinh đô Hoa lư không Đại La để còn phù hợp. phát triển -Đại La là chốn tụ hội đất nước trọng yếu *Cấu trúc chặt chẽ (Kết hợp lý - tình) ->thuyết phục cao 2.Nội dung: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập,thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 4.Củng cố : GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm . 5.Dặn dò : - Nắm được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và phân tích được ba nội dung cơ bản , nắm được trình tự lập luận của tác giả trong bài chiếu để từ đó vận dụng vào viết văn nghị luận. - Soạn bài Hịch tướng sĩ (nắm đặc điểm cơ bản của thể hịch, so sánh thể hịch và thể chiếu có điểm gì giống nhau ?Phân tích để thấy được tấm lòng yêu nước căm thù giặc,tinh thần quyết chiến ,quyết thắng giặc của Trần Quốc Tuấn như thế nào? D.Rút kinh nghiệm : Tuần 23-Tiết 111 Soạn ngày : 16/2/ 06 Dạy ngày : 21/2 06 Con cò (tiết 1) (Chế Lan Viên) A.Mục tiêu cần đạt : - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và những lời ru . Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả . - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ và phân tích thơ . - Giáo dục HS yêu thích ca dao dân ca và kính yêu mẹ . B.Chuẩn bị : *Thầy : Nghiên cứu kĩ văn bản ở SGK và hướng dẫn của SGV , tranh Chế Lan Viên, bảng phu , các câu hỏi trắc nghiệm. *Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và làm bài tập 1 C.Tiến trình các hoạt động : 1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS 2.Kiểm tra bài cũ : a.Câu hỏi : Học qua bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten , em thấy nhà thơ đã tả hai con vật bằng phương pháp nào ? Nhằm mục đích gì ? b.Đáp án : ...Quan sát tinh tế trước khi tả , ông không chỉ hiểu về con vật mà còn tưởng tượng, thâm nhập vào đối tượng để tả , nhân hóa hai con vật chúng cũng biết nói năng, hành động và suy nghĩ như con người . Mượn vật để nói về đời sống đạo lí ở đời : Có kẻ mạnh và yếu, có cái thiện và ác . kể yếu cần phải khôn khéo để chống lại kẻ mạnh muốn bắt nạt mình , phê phán kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu 3.Bài mới *Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Hỏi HS từ lớp 6 đến giờ các em đã học những văn bản nào nói về tình mẫu tử, hãy kể ra ? - GV giới thiệu bài : Tình mẫu tử thiêng liêng và gần gũi luân là đề tài cho thi ca và nhạc họa không bao giờ cũ. Chế Lan Viên đã góp tiếng nói của mình vào đề tài ấy bằng cách phat triển những câu cao dao nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru.... - GV đưa tranh ảnh Chế Lan Viên - Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? - HS bổ sung (nếu có) - GV nhấn mạnh những nết đáng chú ý về tác giả *Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - Hiểu văn bản - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu đoạn 1, gọi HS đọc tiếp (2 em) - HS nhận xét cách đọc của bạn. - Em hiểu phủ trong cổng phủ như thế nào ?( dùng để chỉ gì ? ở thời nào ? ) - Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? - Bài thơ phát triển từ hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò , tác giả nhằm ngợi ca điều gì ? - Bài thơ được chia làm ba đoạn thơ . Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? -Đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu của đoạn 1. -Tại sao mở đâu bài thơ tác giả lại viết (...trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay ?) -Đọc những câu còn lại của đoạn 1 -Em hãy tìm những câu ca dao được tác giả vận dụng vào bài thơ này ? -GV đưa 1 số câu, bài ca dao nguyên vẹn và cho HS đọc những câu, bài ca dao ấy -Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả ? ( sáng tạo ra sao ? ) *Thảo luận nhóm : Đọc những câu ca dao mà Chế Lan Viên vận dụng trong bài thơ , em hiểu gì về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò? -Đại diện nhóm trả lời , lớp nhận xét, bổ sung -GV bình : “Con cò bay lả....Đồng Đăng” gơi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa. Còn bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm lại có một nội dung và ý nghĩa tư tưởng khá sâu sắc .Con cò ở đây là tượng trương cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống có những lúc gặp bất hạnh nhưng họ luân sống trong hơn chết đục, để giữ gìn phẩm chất và tiếng thơm cho con -Vậy em bé trong bài thơ đã hiểu và có cần hiểu ý nghĩa biểu tượng của những câu ca dao này không ?Vì sao? -Tại sao khi hát ru người mẹ lại lấy những câu ca dao có hình ảnh con cò để ru con ? -Con cò trong ca dao là con cò đơn độc một mình kiếm lấy ăn,còn con cò của mẹ trong bài thơ này lại được mẹ ôm ấp che chở vỗ về với những âm điệu ngọt ngào của lời ru.Em hãy tìm những câu thơ nói về điều đó ? -Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong những câu thơ này ? -Em cảm nhận được cuộc sống của em bé như thế nào ? *GV liên hệ để Giáo dục HS -Cho HS làm bài tập 1 I.Tác giả, tác phẩm (SGK) - Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam , có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. - Phong cách nghệ thuật : có nhiều sáng tạo độc đáo-suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại II.Đọc - Hiểu văn bản 1.Đọc và giải nghĩa từ khó 2.Thể thơ : Tự do 3.Đại ý : Từ hình tượng con cò để ngợi ca tình mẹ và lời ru. 4.Bố cục : 3 đoạn .Đoạn 1 : Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. .Đoạn 2 : Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con trên mọi chặng đường đời . .Đoạn 3 : Từ hình ảnh con cò , suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. III.Phân tích 1.Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ -“Con còn bế..có cánh cò đang bay”=> Hình ảnh con cò trong lời mẹ hát -“Con cò bay la...Đồng Đăng” -“Con cò ăn đêm...cò sợ xáo măng” =>Vận dụng sáng tạo ca dao=>Sự khởi đầu đi vào tâm hồn trẻ một cách vô thức.Trẻ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng -“Cò một mình...lại ngủ” -“Ngủ yên ! Ngủ yên !...chẳng phân vân” (Điệp ngữ) =>Cuộc sống bình yên, hạnh phúc của bé trong tình mẹ và lời ru. 4.Củng cố : Cho HS làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức ở tiết 1 5.Dặn dò :- Nắm chắc tác giả ,tập phân tích đoạn 1 để vận dung khi viết văn - Soạn tiếp phần 2 và 3 để thấy rõ ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ. tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo hình ảnh thơ như thế nào ? D.Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docbai .doc
Giáo án liên quan