Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Tiết 141 đến tiết 145

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong.

- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án. SGK, SGV.

 - HS: SGK, bài soạn.

C. Kiểm tra bài cũ:

- Tóm tắt văn bản “Bến quê”.

- Nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

 Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Từ đó, có điều kiện để nhìn nhận hiện thực chiến tranh một cách toàn diện và thấu đáo hơn, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng cũng như phẩm chất cao cả của một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Tiết 141 đến tiết 145, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 141 - 142 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Lê Minh Khuê A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. - Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án. SGK, SGV. - HS: SGK, bài soạn. C. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt văn bản “Bến quê”. - Nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: ¯ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Từ đó, có điều kiện để nhìn nhận hiện thực chiến tranh một cách toàn diện và thấu đáo hơn, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng cũng như phẩm chất cao cả của một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng ¯ Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích. - GV đọc mẫu một đoạn, hướng dẫn HS đọc tiếp. ? Cho biết một số nét về tác giả? - GV nhấn: Sở trường về truyện ngắn. Đề tài: Trong chiến tranh, viết về cuộc sống chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn. Sau 1975, bám sát những chuyển biến đổi mới của đời sống xã hội và con người ? Xuất xứ tác phẩm? ? Em hãy nêu nội dung chính của truyện? v Chốt: - Viết về cuộc chiến gian khổ. - Nhân vật: 3 cô gái TNXP. - Họ có nét đẹp về tâm hồn đáng qúy. ? Hãy (cho biết) xác định bố cục của truyện? - GV thống nhất với HS chia làm 2 đoạn cụ thể: + Đoạn 1: “Chúng tôi ... thường xuyên”g Cuộc sống chiến đấu và hoàn cảnh riêng của các nhân vật. + Đoạn 2: Phần còn lại g Một lần phá bom và tâm trạng của họ. ? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Và giọng kể chuyện có gì đặc sắc? - Gọi HS tóm tắt truyện. - GV lưu ý học sinh: truyện có cốt truyện rất đơn giản vì mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật, đan xen giữa hiện tại và quá khứ được tái hiện trong hồi tưởng nên khó tóm tắt. - GV tóm tắt sau khi nhận xét. - Đọc văn bản. - HS trả lời theo chú thích SGK. - HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. ’ Ngôi thứ nhất – người kể là Phương Định – Nhân vật chính. Giọng kể trẻ trung, tự nhiên, thoải mái, đầy nữ tính. - HS tóm tắt truyện. I. Đọc – tìm hiểu chú thích. 1. Tác giả: Lê Minh Khuê: 1949, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, gia nhập TNXP thời chống Mỹ, viết văn đầu những năm 1970 về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau 1975, bám sát những chuyển biến đổi mới của đời sống xã hội và con người. 2. Tác phẩm: a. Thể loại: truyện ngắn. b. Xuất xứ: Tác phẩm đầu viết tay 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. c. Đại ý: Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu gian khổ, hiểm nguy của những cô gái TNXP ở đường Trường Sơn thời chống Mỹ cùng với những vẻ đẹp tâm hồn của họ. d. Bố cục: 2 đoạn đ. Tóm tắt: (vở soạn) ¯ Hoạt động 3:. Phân tích nhân vật. - Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? v Thảo luận 3’: ? Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng của mỗi người. ? Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định. Theo em, ở nhân vật Phương Định, ta nhận thấy điều gì nổi trội nhất ? ? Với những chi tiết đó em có nhận xét gì về nhân vật này? ? Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của cô, những việc làm thường ngày và sở thích của cô. ? Qua đó em nhận xét tính cách nhân vật này ra sao? - GV nhận xét ý kiến của học sinh và tổng hợp. g Mỗi người có một hoàn cảnh, một cá tính riêng + họ giống nhau ở lòng dũng cảm, lý tưởng sống. ? Tác giả đã tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng ấy? ? Em có nhận xét gì về giọng kể, qua đó em nhận xét như thế nào về Phương Định khi đang làm nhiệm vụ. ? Ngoài đức tính dũng cảm, ý thức trách nhiệm và tinh thần sẵn sàng hy sinh ta còn thấy Phương Định có tính cách gì nữa khi có một đồng đội bị thương? v GV chốt g chuyển: g Đó là cô nữ thanh niên xung phong đáng khâm phục trong chiến đấu trong nhiệm vụ – còn sau những giờ phút căng thẳng, hiểm nguy cô là người như thế nào? Ta cùng đi tìm hiểu tâm trạng của cô khi phát hiện mưa đá. ? Em hãy cho biết tâm trạng của cô như thế nào khi phát hiện mưa đá? v Thảo luận 3’ ? Em có nhận xét gì về hình ảnh trong đoạn miêu tả nỗi nhớ của Phương Định. Qua đó em hãy nêu cảm nhận của mình về tâm hồn của cô. v GV chốt: g Yêu quê hương lắng sâu, da diết vừa là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái đầy nữ tính. - HS trả lời ’ Chị Thao – đội trưởng, Nho, Phương Định. - Nhân vật chính là Phương Định. - HS thảo luận theo nhóm (3’). - HS suy nghĩ trả lời. ’ Con gái Hà Nội, loại khá, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm, viết thư, có suy nghĩ người đẹp nhất là mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. ’ Kiểu người thanh lịch yêu cái đẹp chân chính. ’ Ở trong căn phòng bé, nhà có ngõ sâu, có nhiều cây xanh, có dây tầm gửi leo đầy, hằng đêm hát say sưa ầm ĩ, thích ngắm mình trong gương, thề không lấy chồng ’ Giản dị, yêu đời, nội tâm phong phú, trẻ con, ngây thơ. - HS tìm những chi tiết trong SGK và nêu ý kiến. ’ Đến gần quả bom, cảm thấy ánh mắt chiến sĩ, không sợ nữa, sẽ không đi khom, cẩn thận bỏ gói thuốc, khỏa đất lấp, lãi chỗ núp, nép người vào bức tường nhìn đồng hồ có nghĩ đến cái chết, liệu mìn, bom có nổ không... ’ Giọng kể thể hiện sự chủ động, bình tĩnh, dũng cảm, tính cẩn thận, ý thức trách nhiệm sẵn sàng hy sinh. - HS có thể có nhiều ý kiến vì các em có những cảm nhận khác nhau. - HS chú ý đoạn văn cuối (trang 118). - HS quan sát SGK / 119 và trả lời. ’ Chạy vào, chạy ra, mưa đá... vui thích cuống cuồng, hồn nhiên ’ Mưa tạnh, tiếc thẫn thờ, nhớ mẹ, cái cửa sổ, ngôi sao, bầu trời thành phố, bà bán kem, trẻ con, con đường, những ngọn đèn, hoa công viên, quả bóng, tiếng rao của bà bán xôi. - HS thảo luận theo nhóm (3 phút) - HS nghe g ghi vở. II. Đọc- tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc sống chiến đấu và hoàn cảnh, đặc điểm riêng của từng nhân vật: a. Cuộc sống chiến đấu: - Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. - Công việc: Trinh sát mặt đường, đo khối lượng đất để lấp bom, đếm bom chưa nổ, xác định vị trí và phá bom. º Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, gian khổ và hết sức nguy hiểm. b. Các nhân vật: - Chị Thao – đội trưởng: Sợ máu, áo nào cũng thêu, thích chép bài hát, tỉa lông mày. - Nho: cái cổ tròn, trông nhẹ, mét mẻ như một que kem trắng. - Phương Định: con gái Hà Nội, loại khá, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, hằng đêm say sưa hát ầm ĩ. Cô là người giản dị yêu đời ngây thơ, nội tâm phong phú. º Mỗi người có một hoàn cảnh một cá tính riêng nhưng họ giống nhau ở lòng dũng cảm và lý tưởng sống. 2. Tâm trạng của Phương Định: · Trong một lần phá bom: ... đến gần quả bom... cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ... Không sợ... không đi khom... Cẩn thận bỏ gói thuốc... khỏa đất, chạy lại chỗ núp, nép người vào bức tường... nhìn đồng hồ... có nghĩ đến cái chết. º Chủ động, bình tĩnh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm sẵn sàng hy sinh. - Moi đất... bế Nho đặt lên đùi... sửa cho Nho.. tiêm cho Nho. º Dịu dàng yêu đồng đội g một nữ thanh niên xung phong đáng khâm phục. · Sau cuộc chiến: - Mưa đá... chạy vào, chạy ra.. vui thích cuống cuồng. - Mưa tạnh, tiếc thẫn thờ, nhớ mẹ... cái cửa sổ... ngôi sao...bầu trời thành phố... bà bán kem, trẻ con ... con đường... những bóng đèn... hoa công viên... º Phương Định là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái hồn nhiên đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương da diết lắng sâu ¯ Hoạt động 4: ? Em hãy nêu nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của truyện. ? Nêu cảm nhận của mình về các nhân vật, qua đó hình dung thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 122. ’ Truyện ngắn - Ngôi thứ nhất thuận lợi trong việc miêu tả nội tâm, kết hợp với kể chuyện. - Giọng kể thay đổi làm bổi bật tính cách nhân vật. - HS nêu cảm nhận của mình. - Đọc ghi nhớ SGK trang/ 112. III. Ghi nhớ: · NT: - Vai kể là nhân vật chính, kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. · ND: - Làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng hồn nhiên, lạc quan của những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. - Hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. ¯ Hoạt động 6. Hướng dẫn luyện tập. IV. Luyện tập: 1/ 122. Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1/ 122. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định. V. Dặn dò: - Học thuộc bài học, ghi nhớ SGK/ 122. - Làm bài luyện tập. - Chuẩn bị: Oân tập truyện. ¯ Rút kinh nghiệm – bổ sung: Tóm tắt truyện - Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho còn tổ trưởng là chị Thao. - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm, họ phải luôn bình tĩnh đối mặt với thần chết. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng ba cô gái luôn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Phương Định nhân vật chính là nhân vật kể chuyện, là cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên, luôn nhớ về kỷ niệm tuổi thiếu nữ với gia đình với thành phố. Cuối truyện, tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật chủ yếu là Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai đồng đội. Tuần 29 Tiết 143 ÔN TẬP TRUYỆN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm chắc các tác phẩm truyện đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9: tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, nhân vật chính, cốt truyện, nội dung và đặc sắc nghệ thuật. - Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống. - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án. SGK, SGV, bảng phụ. - HS: SGK, bài soạn. C. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: ¯ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng ¯ Hoạt động 2: Tìm hiểu câu 1. - GV cho HS phát biểu, ghi vào bảng thống kê tác phẩm: (GV sử dụng bảng thống kê ở SGV, tập II, trang 153). - HS điền vào bảng thống kê. I. Bảng thống kê tác phẩm: ¯ Hoạt động 3: Tìm hiểu câu 2, 3, 4. ? Các tác phẩm truyện sau CMT8 trong bảng thống kê đã phản ánh những gì về đất nước và con người VN ở giai đoạn đó? ? Hình ảnh các thế hệ con người VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào? Những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật? ? Nêu cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc. (Câu 4) - GV khuyến khích biểu dương những cảm nghĩ thực sự sâu sắc. - HS phát biểu. - Ông Hai: yêu làng một cách đặc biệt, gắn với yêu kháng chiến. - Anh thanh niên: có ý thức trách nhiệm cao, hy sinh cái riêng cho cuộc đời chung. - Ông Sáu: tình cha con thắm thiết trong kháng chiến. - Ba cô gái TNXP tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. - HS phát biểu tự do cảm nghĩ của mình. II. Cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam thể hiện qua tác phẩm: - Đất nước khó khăn, liên tiếp chống ngoại xâm, nhân dân vừa lao động vừa chiến đấu (“Làng, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi”). - Con người Việt Nam nổi bật lên tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, tinh thần lao động cần cù, tình nghĩa thủy chung: + Ông Hai. + Ông Sáu. + Anh thanh niên. + Các cô TNXP. Con người cũng có những trăn trở: Nhĩ (“Bến quê”). º Đó là những con người tiêu biểu thể hiện phẩm chất đạo đức: dũng cảm, giàu đức hi sinh, yêu nước, yêu làng quê, và sẵn sàng cống hiến quên mình cho đất nước, dân tộc. ¯ Hoạt động 4: Tìm hiểu câu 5, 6. ? Các tác phẩm đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? ? Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống đặc sắc? - HS phát biểu. - HS nêu các tình huống trong các truyện trên. III. Một vài đặc điểm nghệ thuật: · Ngôi kể: - Ngôi thứi nhất (tôi): Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi. - Ngôi thứ ba: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê. · Tình huống truyện đặc sắc: - Làng - Chiếc lược ngà - Bến quê V. Dặn dò: - Học thuộc bài ôn tập chuẩn bị KT 1t - Luyện phát biểu cảm nghĩ về nhân vật. - Chuẩn bị: Trả bài TLV số 7. ¯ Rút kinh nghiệm – bổ sung: BẢNG THỐNG KÊ TÁC PHẨM STT Tên tác phẩm – tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung Nghệ thuật Nhân vật chính 1 Làng (Kim Lân 1919) 1984 Qua tâm trạng tủi hổ, đau xót của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc,truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. - Tự sự , ngôi kể: thứ 3. - Diễn biến nội tâm sâu sắc. Oâng Hai: + Yêu làng- Yêu nước. + Có tinh thần sẵn sàng đến với kháng chiến. 2 Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long 1925-1991) 1970 - Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. ® Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống tốt đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. - Tự sự, ngôi kể: thứ 3. - Truyện giàu chất thơ. - Miêu tả tính cách nhân vật qua ngôn ngữ, thái độ, hành động. Anh thanh niên: + Vui tính - yêu nghề - có đức hi sinh - tốt bụng. + Giản dị- khiêm tốn - ý thức trách nhiệm. 3 Chiếc lược ngà (Ng. Quang Sáng 1932) 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. ® Qua đó,truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. - Tự sự xen lập luận. Ngôi kể: thứ 2. - Truyện giàu kịch tính. - Miêu tả nội tâm sâu sắc. Oâng Sáu: + Thương con- Yêu nước. Thu: + Thương cha thiết tha sâu đậm - tính cách cứng cỏi. 4 Bến quê (Ng.Minh Châu 1930-1989) 1985. Trích “Bến quê” Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh. Truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương. - Tự sự. Ngôi kể: thứ 3. - Kể xen, miêu tả. - Giàu kịch tính, miêu tả nội tâm nv Nhân vật tư tưởng Nhĩ: nhà văn đã thể hiện chân lý, kinh nghiệm sống: trải qua cuộc đời mới càng thấm thía hạnh phúc của đời mình. 5 Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê 1949) 1971 Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên 1 cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cưú nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. - Tự sự. - Ngôi kể: thứ 1, xưng tôi. - Kể xen miêu tả. Chị Thao, Nho: tình cảm trong sáng. Phương Định: hồn nhiên lạc quan, dũng cảm. Tuần: 29 Tiết: 144 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. - Khắc phục các nhược điểm của bài tập làm văn số 6, thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học. II. Đề bài: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy giới thiệu một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. III. Tiến trình hoạt động. ¯ Hoạt động 1: GV gọi HS đọc lại đề. Cho các em xác định yêu cầu chung của bài. ¯ Hoạt động 2: Nhận xét và đánh giá bài viết: ưu nhược điểm, những lỗi chung cần khắc phục: 1. Bài làm có bố cục rõ ràng không? Các phần mở bài, thân bài, kết bài đã đúng với yêu cầu của bài nghị luận văn học chưa? 2. Bài làm còn thiếu những ý nào và đã thể hiện sự cảm thụ, quan điểm riêng của mình đến mức nào? 3. Luận điểm và luận cứ trong bài có phù hợp với nhau không? 4. Giữa các phần có liên kết mạch lạc, chặt chẽ chưa? 5. So với bài viết số 6 ’ HS tự đánh giá tiến bộ của mình. ¯ Hoạt động 3: Sửa chữa lỗi bài viết: Cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi: chính tả, dùng từ, diễn đạt. ¯ Hoạt động 4: Đọc tham khảo bài viết khá, đoạn văn hay. ¯ Hoạt động 5: Thống kê điểm bài viết. v Ghi bảng: Đề bài: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. 1. Yêu cầu chung: - Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Vấn đề nghị luận: Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. 2.. Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu” - Nhận xét, đánh giá khái quát về bài thơ, trích thơ. B. Thân bài: Thể hiện những suy nghĩ , đánh giá về: · 1. Nhữnh hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu: - Tín hiệu chuyển mùa: hươnh ổi, gió se … - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ: bỗng, hình như. · 2. Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ: - Hình ảnh: Sương, dòng sông, chim, mây, nắng … Ž nhân hoá, liệt kê, từ láy gợi tả, gợi cảm Ž Sự chuyển giao kì diệu của đất trời. Tác giả vận dụng sắc sảo, nhạy bén các giác quan, cảm nhận bằng tâm hồn rung động tinh tế, giàu tình yêu thiên nhiên. · 3.Suy ngẫm của nhà thơ: - Ýù nghĩa tả thực, hình ảnh ẩn dụ của hai câu thơ cuối: Sấm cũng bớt bất ngờ (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời) Trên hàng cây đứng tuổi (con người đã từng trải) - Từ hiện tượng thiên nhiên, nhà thơ bộc lộ suy ngẫm về cuộc đời, con người: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. C. Kết bài: - Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ. 3. Nhận xét ưu, khuyết điểm: a. Ưu điểm: Khuyết điểm: 4. Chữa các lỗi a. Chính tả: Sai ’ Sửa b. Dùng từ - Diễn đạt: 5. Bài viết khá: 6. Thống kê: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7. Dặn dò: Tham khảo bài làm văn hay. Sửa những chỗ sai trong bài viết. Làm lại bài dưới 5 (Vở LT). Chuẩn bị: Biên bản. Rút kinh nghiệm – bổ sung: Tuần: 29 Tiết: 145 BIÊN BẢN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống. - Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. B. Kiểm tra bài cũ: - KT dàn ý bài luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. C. Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, giáo án, một vài biên bản. - HS: SGK, bài soạn. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: ¯ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu các trường hợp viết biên bản. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng ¯ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản. - GV cho HS đọc 2 biên bản. v Thảo luận nhóm: 3’ ? Mục đích của biên bản (ghi gì ?) ? Yêu cầu về nội dung, hình thức? ? Phân loại biên bản.? v Chốt: - biên bản ghi các nội dung chủ yếu của hội nghị, đại hội. - biên bản ghi nhận lại các sự kiện pháp lí đã hoặc đang xảy ra. - biên bản bàn giao công tác. ? Những sự việc được ghi chép lại lúc đang diễn ra, vậy văn bản này là chứng cứ cho các sự việc trong thực tế. Vậy việc ghi chép các chứng cứ phải đảm bảo yêu cầu gì? v Chốt: - GV chốt ý: loại văn bản ghi chép sự việc đang diễn ra một cách trung thực, đầy đủ, ta gọi là biên bản. - Gọi HS đọc ghi nhớ 1, SGK/ 126. ¯ Hoạt động 3: Tìm hiểu cách viết biên bản. - Cho HS xem lại hai văn bản ở mục I. ? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên biên bản được viết như thế nào? ? Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? ? Phần kết thúc biên bản gồm những mục gì? ? Lời văn của biên bản phải như thế nào? v GV lưu ý cho HS: - Cách viết Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. - Cách trình bày các mục trong biên bản (khoảng cách giữa các mục, lề trê, lề dưới …) - Cách trình bày các kết quả bằng số liệu. - Cách trình bày họ tên và chữ kí của những người có liên quan. - HS đọc. - Thảo luận nhóm ’ trả lời. ’ Tuỳ theo nội dung mà ta có những loại biên bản khác nhau, cơ bản có hai loại: + Biên bản hội nghị. + Biên bản sự vụ. - HS đọc ghi nhớ 1, 2 SGK/ 126. - HS xem lại hai văn bản ở mục I/ 123, 124. - HS trả lời. - HS nhận xét trả lời. I. Đặc điểm của biên bản: · VD: (SGK / 123) VB1: Biên bản sinh hoạt chi đội Gồm 3 phần: 1. Phần mở đầu: - Tên đơn vị - Tên biên bản - Thời gian, địa điểm - Thành phần tham dự - Đại biểu - Chủ tọa, thư kí 2. Phần nội dung: - Báo cáo các mặt thuận lợi, khó khăn … - Phát biểu ý kiến - Phát biểu của đại biểu - Biểu quyết ’ Diễn biến cuộc họp 3. Phần kết thúc: - Thời gian kết thúc - Chủ tọa, thư kí kí tên. º Biên bản hội nghị VB2: Biên bản trả lại giấy tờ, … º Biên bản sự vụ. Ghi nhớ: · Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ sự việc đang xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên b

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc
Giáo án liên quan