I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 23 Tiết 86 Câu cảm thán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày soạn 05 /01 /2013
Tuần 23
Tiết 86 : CÂU CẢM THÁN
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
*Giáo viên gọi hs đọc vd trong SGK sau đó nhận xét và nêu câu hỏi
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán.
? Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận biết câu cảm thán.? Tác dụng
? Bài tập nhanh: Hãy thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi các câu sau thành câu cảm thán.
a. Anh đến muộn quá.
b. Buổi chiều thơ mộng.
c. Những đêm trăng lên.
? Thế nào là câu cảm thán.
? Nêu đặc điểm hình thức, chức năng câu cảm thán.
? Khi viết văn bản công vụ hay trình bày kết qủa giải bài toán có dùng câu cảm thán không? Vì sao?
Hoạt động 2: luyện tập
* Giáo viên gọi hs đọc bài 1 trong SGK sau đó nhận xét và nêu câu hỏi
? Hãy cho biết các câu trong đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán.
Các câu còn lại có thể có dấu chấm than nhưng không có từ ngữ cảm thán nên không phải là câu cảm thán.
* Giáo viên gọi hs đọc bài trong SGK sau đó nhận xét và nêu câu hỏi
? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu thơ.
? Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
? Em hãy đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:
- học sinh đọc
- học sinh trả lời
- Hỡi ơi Lão Hạc!
Than ôi!
+ Đặc điểm hình thức: hs trình bày
- Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, viết trong giao tiếp .
- Trời ơi! Anh đến muộn quá!
- Buổi chiều thơ mộng biết bao!.
- Ôi! Những đêm trăng lên!.
- học sinh suy nghĩ trả lời
Than ôi!
- Lo thay!
Nguy thay!.
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
- Chao ôi, có biết….mình thôi!
-> Các câu đều là câu cảm thán vì có dùng từ cảm thán (Than ôi, thay, hỡi,….ơi; Chao ôi).
-> Không: Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán.
Chao ôi, một ngày vắng mẹ sao mà dài đằng đẵng!
-Ôi, mỗi buổi bình minh đều lộng lẫy thay!
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1/ Ví dụ: Sgk /43.
a. Hỡi ơi Lão Hạc!
Than ôi!
+ Đặc điểm hình thức: hs trình bày
- Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết trong giao tiếp hàng ngày và trong văn bản nghệ thuật.
2.
a. Trời ơi! Anh đến muộn quá!
b. Buổi chiều thơ mộng biết bao!.
c. Ôi! Những đêm trăng lên!.
3. Ghi nhớ (sgk).
II. Luyện tập.
Bài tập 1/44.
a. Than ôi!
Lo thay!
Nguy thay!.
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c. Chao ôi, có biết….mình thôi!
-> Các câu đều là câu cảm thán vì có dùng từ cảm thán (Than ôi, thay, hỡi,….ơi; Chao ôi).
Bài tập 2/ 44.
a. Lời than thân của người nông dân xưa.
b. Lời than thân của người chinh phụ xưa.
c. Tâm trạng bế tắc của thi nhân trước CM.
d. Nỗi ân hận của Dế Mèn trước cái chết tức tưởi của Dế Choắt.
-> Không: Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán.
Bài tập Bài tập 3/ 45.
a. Chao ôi, một ngày vắng mẹ sao mà dài đằng đẵng!
b. Ôi, mỗi buổi bình minh đều lộng lẫy thay!
3. Củng cố:
-Thế nào là câu cảm thán.
- Nêu đặc điểm hình thức, chức năng câu cảm thán.
- Khi viết văn bản công vụ hay trình bày kết qủa giải bài toán có dùng câu cảm thán không? Vì sao?
4. Hướng dẫn tự học
Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học
- Về học bài : Ghi nhớ lấy vd .
- Soạn bài : Chuẩn bị bài viết số 4
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 86.doc