Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 25 Bài 24 Nước Đại Việt ta

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh :

- Thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV và bước đầu hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của "Bình Ngô đại cáo" qua đoạn trích đầu tiên: sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ , sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiện .

- Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu , tìm và phân tích luận điểm , luận cứ trong một đoạn của bài cáo .

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn của bài "Hịch tướng sĩ " mà em cho là hay nhất . Luận điểm chính của tác giả trong đoạn ấy là gì ?

- Cấu trúc câu "chẳng những ta . mà các ngươi . " nói lên điều gì , quan hệ gì giữa chủ tướng và tì tướng ?

 Vì sao có thể nói "Hịch tướng sĩ " là một áng thiên cổ hùng văn ?

3. Bài mới :

Giới thiệu bài: Nguyến Trãi có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Ông là người đã dâng Bình Ngô sách với chiến lược tâm công( tác động vào lòng người), thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh, cùng Lê lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân mưu, kháng chiến thắng lợi. Đặc biệt ông còn thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo ban bố khắp thiên hạ sau ngày đại thắng. Bài cáo đã trở thành áng “ Thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, tập trung cái hào khí của cả một dân tộc trong một thời đại. Cô trò chúng ta .

Bạn nào có thể giúp cô giải thích nhan đề của tác phẩm ?

Bình : dẹp, đánh tan (kẻ thù)/ giải hòa được, không còn chiến tranh.

Ngô: chỉ quân Minh (Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng tự xưng là Ngô vương, sau trở thành Minh Thành Tổ, tác giả đã dùng từ Ngô để chỉ nhà Minh).

Đại: lớn

Cáo: công bố kết quả để mọi người cùng biết

=>

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 25 Bài 24 Nước Đại Việt ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:………………………….. Ngày dạy :…………………………… Tuần 25 - bài 24 Văn bản: Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo ) Nguyễn Trãi Tiết 97 đọc hiểu văn bản I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV và bước đầu hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của "Bình Ngô đại cáo" qua đoạn trích đầu tiên: sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ , sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiện . - Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu , tìm và phân tích luận điểm , luận cứ trong một đoạn của bài cáo . II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn của bài "Hịch tướng sĩ " mà em cho là hay nhất . Luận điểm chính của tác giả trong đoạn ấy là gì ? - Cấu trúc câu "chẳng những ta ... mà các ngươi ... " nói lên điều gì , quan hệ gì giữa chủ tướng và tì tướng ? Vì sao có thể nói "Hịch tướng sĩ " là một áng thiên cổ hùng văn ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Nguyến Trãi có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Ông là người đã dâng Bình Ngô sách với chiến lược tâm công( tác động vào lòng người), thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh, cùng Lê lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân mưu, kháng chiến thắng lợi. Đặc biệt ông còn thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo ban bố khắp thiên hạ sau ngày đại thắng. Bài cáo đã trở thành áng “ Thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, tập trung cái hào khí của cả một dân tộc trong một thời đại. Cô trò chúng ta…. Bạn nào có thể giúp cô giải thích nhan đề của tác phẩm ? Bình : dẹp, đánh tan (kẻ thù)/ giải hòa được, không còn chiến tranh. Ngô: chỉ quân Minh (Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng tự xưng là Ngô vương, sau trở thành Minh Thành Tổ, tác giả đã dùng từ Ngô để chỉ nhà Minh). Đại: lớn Cáo: công bố kết quả để mọi người cùng biết => Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng H. Em đã được học những tác phẩm văn học nào của Nguyễn Trãi hoặc nói về Nguyễn Trãi ? ( Côn Sơn ca , Hai chữ nước nhà ) H. Bằng những hiểu biết của mình , hãy giới thiệu đôi nét về ông ? H. Dựa vào chú thích SGK , hãy cho biết những đặc điểm chính của thể Cáo ? Vậy em thấy thể Cáo- Hich- Chiếu có gì giống và khác nhau? Hịch, chiếu, cáo đều được viết bằng thể văn nghị luận, thể văn hùng biện. Hịch có chức năng kêu gọi, cổ vũ, thuyết phục mọi người hành động. Cáo và chiếu đều ở trong thể cáo nhưng chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh hàng ngày còn cáo thì ban bố rộng rãi một vấn đề nào đó có tính chất quốc gia. H. Nêu hoàn cảnh ra đời của "Bình Ngô đại cáo" ? Trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập, đất nước sạch bóng thù Nguyễn Trãi thừa lênh Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) soạn thảo bài Cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập với 4 phần chính: Phần đầu nêu luận đề chính nghĩa. Phần 2: Lập bảng cáo trạng tội ác giặc Minh. Phần 3: Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam sơn từ những ngày đầu gian khổ cho đến khi tổng phản công thắng lợi. Phần cuối: Lời tuyên bố kết thức, khẳng định nền độc lập vững chắc của dân tộc, đất nước mở ra một kỉ nguyên mới, đồng thời nêu lên bài học lịch sử. "Bình Ngô đại cáo " lại mang ý nghĩa trọng đại : Được xem như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sau đại thắng quân Minh . H. Em đã đọc bài và soạn bài ở nhà rồi, vây em hãy cho biết: Trong bố cục bốn phần của bài đại cáo , đoạn trích " Nước Đại Việt ta " nằm ở phần nào ? Nêu nội dung chính của phần này? Đoạn trích "Nước Đại Việt ta " là phần đầu của Bình Ngô Đại Cáo nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung: Nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. H. Có thể gọi "Nước Đại Việt ta " là văn bản nghị luận được không ? H. Trong nội dung văn bản "Nước Đại Việt ta " có 3 ý lớn : - Tư tưởng nhân nghĩa của tác giả. - Nêu rõ sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc. - Trình bày sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí độc lập dân tộc Hãy phân định lời cáo theo 3 ý này ? H Từ nãy đến giờ cô trò ta nhắc đến rất nhiều lần từ ‘nhân nghĩa”, “văn hiến”. Em hiểu gì về ý nghĩa của từ này? Chữ Nhân có nội dung rất rộng, tuy nhiên ở đây ta nên hiểu là chỉ sự tương thân tương ái giữa người với người. Trong chữ Nhân có khuynh hướng trọng dân, đòi hỏi đối với dân phải khoan, huệ, nhân ái, phản đối chính trị hà khắc bạo ngược đối với dân. Chữ Nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lí ở đây tác giả tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của dân, lấy dân làm gốc. Trong đoạn trích tác giả đã dùng lí lẽ kết hợp những dẫn chứng lịch sử và cảm xúc để trình bày và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc Minh và nền độc lập lâu đời của nước ta . H. Với nội dung như vậy, em cần có giọng đọc ntn? Nguyễn Trãi (1380-1442) Hiệu là ức Trai. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và đóng vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, văn võ song toàn, có công lớn với dân với nước nhưng cuộc đời lại kết thúc thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên (Cả gia đình ông bị giết hại rất oan khốc và thảm thương1442) Đến đời vua Lê Thánh Tông 1462 - ông và gia đình mới được minh oan. Ông là người VN đầu tiên dược UNESCO công nhân là Danh nhân văn hóa thế giới 1980 Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm bất hủ. * Thể loại : - Mục đích : Trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp . - Bố cục : 4 phần Nêu luận đề chính - Vạch rõ tội ác của kẻ thù - Kể lại quá trình kháng chiến - Tuyên bố chiến thắng, nêu cao chính nghĩa . - Lời văn : Theo lối văn biền ngẫu . - Tác giả : Vua chúa hoặc thủ lĩnh viết . Giống: - Chiếu- hịch - cáo nói chung là những văn bản chính luận thường là những mệnh lệnh hoặc lời kêu gọi, thông báo từ trên ban xuống. - Có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi . Khác: Chiếu: ban bố mệnh lệnh xuống thần dân. Công bố những chủ trương, đường lối nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện . Hịch: dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài . Cáo: Trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp . * Hoàn cảnh ra đời : Sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. Nguyễn Trãi thừa lênh Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) soạn thảo bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập . - Đoạn trích "Nước Đại Việt ta " nằm ở phần mở đầu của bài cáo . - Nội dung : Nêu tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. - Là văn bản nghị luận . Vì được viết bằng phương thức lập luận , lấy lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ tư tưởng độc lập dân tộc và thuyết phục người đọc , người nghe . - Hai câu đầu . - 8 câu tiếp theo - Những câu còn lại . Nhân nghĩa : là khái niêm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, tình thương giữa con người với nhau. Văn hiến: Theo nghĩa chữ Hán là sách vở, người hiền tài, hiểu chung là nền văn hóa, văn minh của một đất nước. Giọng điệu trang trọng, hào hùng. Chú ý tính chất câu văn biền ngẫu, cân xứng nhịp nhàng. I. Đọc - chú thích: 1. Tác giả : 2. Tác phẩm : * Hoàn cảnh ra đời: Sau khi quân ta đại thắng quân Minh. Nguyễn Trãi thừa lênh Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) soạn thảo bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập . - Đoạn trích "Nước Đại Việt ta " nằm ở phần mở đầu của bài cáo . - Nội dung : Nêu tư tưởng nhân nghĩa : Cuộc kháng chiến vì dân ; nước Đại Việt ta vốn có nền độc lập , kẻ xâm lược nhất định thất bại. - Là văn bản nghị luận. Từ khó Đọc văn bản Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng H. Đọc hai câu đầu của văn bản "Nước đại Việt ta " . H. Nhân nghĩa ở đây có những nội dung gì ? “Yên dân” là ntn? “điếu phạt” là ntn? H. Nếu hiểu "yên dân " là giữ yên cuộc sống cho dân , "điếu phạt " là thương dân trừ bạo , thì dân ở đây là ai ? Kẻ bạo ngược là ai? H. Vậy ta nên hiểu ntn về hai câu thơ trên? "Bình Ngô đại cáo" được mở đầu bằng tư tưởng nhân nghĩa, nhưng cốt lõi của tư tưởng này là”yên dân- trừ bạo”:Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân . Như vậy với Nguyến trãi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo trong quan niệm của Nguyến Trãi không dừng lại ở mối quan hệ giữa người với người mà được đẩy lên thành mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc ( dân tộc Việt với quân nhà Minh.) H. Từ đó , có thể hiểu nội dung tư tưởng " nhân nghĩa " được nêu trong bài "Bình Ngô đại cáo "như thế nào ? H. Vậy em hiểu gì về tính chất của cuộc kháng chiến này ? Đọc 8 câu tiếp theo. H. Trong phần văn bản trình bày sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt ntn? H Các lí lẽ này nhằm khẳng định điều gì? Em hãy đọc lại 4 câu thơ cuối của phần này? Từ đời Triệu,Đinh, Lí, trần,… Cùng Hán, Đường,.… H. Em hiểu ntn về hai câu thơ này? H. Các câu văn biền ngẫu cùng với phép so sánh ngang bằng ở đây có tác dụng gì ? Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán,lịch sư, chế độ riêng. Nếu như văn bản Sông núi nước Nam ý thức dân tộc chủ yếu được xác định trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền thì đến với Cáo Bình Ngô sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được bổ sung một cách trọn vẹn. Ông ý thức được rằng văn hiến lâu đời và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản để xác định dân tộc.Như vậy điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định tư cách độc lập của dân tộc ta thì chính lại là thực tế khách quan đã và đang tồn tạí. H. Khi nhắc đến các triều đại Đại Việt xây nền độc lập song song cùng với các triều đại Trung Hoa tác giả còn nhấn mạnh: Tuy manh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có Câu thơ thể hiện tình cảm, tư thế gì của tác giả? H. Từ đây, tư tưởng nào của người viết "Bình Ngô đại cáo " được bộc lộ ? Nói về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã thể hiện một ý thức đân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Niềm tự hào đó đã dõng dạc vang lên ngay từ câu đầu tiên xưng danh nước Việt “ Như nước Đại Việt ta từ trước”Không chỉ dùng những câu văn biền ngẫu với phép so sánh ngang bằng, để tăng thêm tính thuyết phục tác giả còn dùng hàng loạt các từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời: từ trước, đã lâu, đã chia,vốn xưng, cũng khác, đời nào cũng có… Tuy là bản dịch từ văn bản gốc được viết bằng chữ Hán nhưng các từ trên đã lột tả được sát nghĩa của các từ gốc. Một khi chủ quyền độc lập dân tộc được khẳng định, việc đánh đuổi giặc ngoại xâm là việc làm nhân nghĩa. Vì thế tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa qua các chứng cứ còn ghi trong lịch sử chống ngoại xâm . H. Các chứng cứ này được ghi lại trong những lời văn nào ? H. Hãy chỉ ra những NT có trong các câu văn này ? H. Nêu tác dụng của những câu văn biền ngẫu ấy ? H. ở đây tư tưởng và tình cảm nào của người viết tiếp tục đựơc bộc lộ ? Có thể nói Nguyễn Trãi đã đưa ra những minh chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung là sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Công thất bại, triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã kẻ bị bắt sống, kẻ bị giết. Tác giả lấy “chứng cớ còn ghi” để chứng minh cho sức mạnh của nhân nghĩa, của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc trong lòng tác giả cũng như trong lòng mỗi người dân Đại Việt. - Hai nội dung : yên dân và trừ bạo . “Yên dân”: làm cho dân được hưởng thái bình. “điếu phạt”Thương dân là phải phạt kẻ có tội với dân. - Dân là dân nước Đại Việt ta . - Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà Minh . - Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân . - Nhân nghĩa có nghĩa là lo cho dân, vì dân, muốn diệt trừ cường bạo, đem lại cuộc sống thái bình thịnh trị cho dân cho nước => tư tưởng tiến bộ . - Chính nghĩa, phù hợp với lòng dân - Nền văn hIến có từ rất lâu . - Lãnh thổ riêng ( núi sông bờ cõi đã chia ) - Phong tục riêng ( phong tục Bắc Nam cũng khác ) - Lịch sử riêng ( từ Triệu , Đinh , Lí , Trần ..) => Đây là những chứng cớ khách quan của lịch sử không thể chối cãi . Nền độc lập đã được gây dựng từ lâu đời và nền độc lập đó đã đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của các triều đại Đại Việt từ Triệu , Đinh , Lí , Trần xây nền độc lập các triều đại đó tồn tại song song với các triều đại Hán , Đường , Tống , Nguyên của phương Bắc . Cách so sánh đối chiếu này đã nâng cao vị thế của nước Đại Việt lên ngang hàng với các triều đại TQ. -> Khẳng định tư cách độc lập của nước ta . -> Tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho lời văn , dễ nghe , dễ đi vào lòng người . Tình cảm tự hào, dân tộc . Tư thế ngẩng cao đầu. => Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt . - Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã - ở đây có hai câu văn biền ngẫu . Mỗi câu có hai vế sóng đôi đối xứng . - Lời văn dồn dập, liệt kê hàng loạt - Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại liên tiếp của kẻ thù xâm lược . - Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn, dễ nghe, dễ nhớ. - Khẳng định độc lập của nước ta . Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc . - Củng cố niềm tin vào chính nghĩa. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến : Nhân nghĩa: -lo cho dân, vì dân. - diệt trừ cường bạo. - đem lại cuộc sống thái bình thịnh trị, cho dân cho nước. 2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. - Nền văn hIến có từ rất lâu . - Lãnh thổ riêng ( núi sông bờ cõi đã chia ) - Phong tục riêng ( phong tục Bắc Nam cũng khác ) - Lịch sử riêng ( từ Triệu , Đinh , Lí , Trần ..) -> Khẳng định tư cách độc lập của nước ta . 3. Dẫn chứng làm sáng tỏ sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí độc lập dân tộc Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu ý nghĩa văn bản . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò H. Đọc phần đầu "Bình Ngô đại cáo" , em hiểu gì về nước Đại Việt, về cuộc kháng chiến chống quân minh? H. ý thức dân tộc của "Nước đại Việt ta " là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài " Nam Quốc sơn hà " . Em hãy chỉ ra điều đó? Nếu như Nam Quốc Sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc thì Cáo Bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai vì chúng cùng thể hiện ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc, cùng khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước, của chân lí chính nghĩa. Tuy nhiên Cáo Bình Ngô là tác phẩm viết sau nên có sự nối tiếp, đồng thời cũng có sự phát triển hơn rất nhiều. H. Với nội dung nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc được trình bày trong hình thức văn chính luận cổ, văn bản trên có gì nổi bật về nghệ thuật? H. Từ nội dung văn bản "Nước Đại Việt ta " , em hiểu gì về Nguyễn Trãi - tác giả "Bình Ngô đại cáo " ? Đoạn mở đầu Bình Ngô Đại Cáo là một lời tuyên ngôn về độc lập tự chủ của nước Đại Việt. Tư tưởng đôc lập tự chủ của Nguyễn Trãi được nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc, mới mẻ và được trình bày một cách rạch ròi, sáng ngời chân lí chính nghĩa. Bản thân nội dung ấy đã có giá trị thuyết phục cao. Song từ đoạn trích còn toát lên tình cảm, cảm xúc dạt dào và mãnh liệtcủa người viết. Hoà khí chiến thắng, niềm tự hào dân tộc như trào dâng trong từng câu từng chữ, những nhịp điệu tiết tấu của văn biền ngẫu tạo thành một sự cộng hưởng ngân vang dồn dập, có sức lay động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc. - Nước ta có một nền độc lập lâu đời, với những trang lịch sử vẻ vang đáng tự hào . - Cuộc kháng chiến chống quân Minh là cuộc kháng chiến vì dân, chính nghĩa. Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa tất phải thất bại. - Nếu như văn bản Sông núi nước Nam ý thức dân tộc chủ yếu được xác định trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền thì đến với Cáo Bình Ngô sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được bổ sung một cách trọn vẹn Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán,lịch sư, chế độ riêng - Trong văn bản Sông núi nước Nam ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc được thể hiện qua từ “ đế”, ở Cáo Bình Ngô , Nguyến Trãi đã phát huy niềm tự hào đó qua câu: “Mỗi bên xưng đế một phương” và còn chỉ ra một cách cụ thể bằng những chứng cứ lịch sử xác thực. - Một nền độc lập phải được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa, vì dân . - Đoạn văn nghị luận chặt chẽ, ngắn gọn, giàu chứng cớ lịch sử , giàu cảm xúc tự hào, giọng điệu hùng hồn. - Dùng nhiều từ ngữ khẳng định thể hiện tính chất hiển nhiên vốn có lâu đời của Đại Việt. -Nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng, đối xứng, ngân vang, dồn dập lay động lòng người. - Đại diện tư tưởng nhân nghĩa, tiến bộ. - Giàu tình cảm và ý thức dân tộc . - Giàu lòng yêu nước thương dân . Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà . * Học thuộc ghi nhớ . * Làm bài tập : Bài 1 : So sánh để thấy được sự giống và khác nhau của văn bản "Nam quốc sơn hà " và "Nước Đại Việt ta " . Bài 2 : Vẽ sơ đồ hệ thống lập luận của văn bản "Nước Đại Việt ta " . Soạn bài sau : Bàn luận về phép học . Sơ đồ sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc Nguyên lí nhân nghĩa Chế độ, chủ quyền riêng Lịch sử riêng Phong tục riêng lãnh thổ riêng Nền văn hiến lâu đời chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại việt Yên dân bảo vệ đất nước để yên đân Trừ bạo Diệt giặc minh xâm lược

File đính kèm:

  • doctiet 97 nuoc Dai Viet ta.doc