Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 17 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

 2. Kĩ năng.

a. Kỹ năng bài học:

 - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biật ngữ xã hội.

 - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với hoàn cảnh và tình huống giao tiếp.

b.Kỹ năng sống:

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; đặc điểm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết.

- Giao tiếp: sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp.

- Ra quyết định: Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp.

- Tự nhận thức: tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền.

 3. Thái độ:- Giáo dục cho HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ

 GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập

 HS: - Học bài cũ

 - Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung SGK

C. PHƯƠNG PHÁP –KỸ THUẬT DẠY HỌC:

* Phương pháp quy nạp thực hành.

 - Hình thức hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.

* Kỹ thuật dạy học:

- Phân tích các tình huống để hiểu đặc điểm, cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Động não: suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Thực hành có hướng dẫn: viết câu, đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xẫ hội.

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 17 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết 17 Tuần: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. 2. Kĩ năng. a. Kỹ năng bài học: - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biật ngữ xã hội. - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với hoàn cảnh và tình huống giao tiếp. b.Kỹ năng sống: - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; đặc điểm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết. - Giao tiếp: sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp. - Ra quyết định: Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp. - Tự nhận thức: tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền. 3. Thái độ:- Giáo dục cho HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt. B. Chuẩn bị GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập HS: - Học bài cũ - Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung SGK C. Phương pháp –Kỹ thuật dạy học: * Phương pháp quy nạp thực hành...... - Hình thức hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. * Kỹ thuật dạy học: - Phân tích các tình huống để hiểu đặc điểm, cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Động não: suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Thực hành có hướng dẫn: viết câu, đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xẫ hội. D. Tiến trình giờ dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ minh hoạ? ? Viết một đoạn văn ngắn ( nội dung tự chọn) trong đó có sử dụng từ tượngt thanh, từ tượng hình? - Yêu cầu nêu được. + Từ tượng hình gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (VD: vật vã, móm mém). + Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người ( VD: hu hu, ư ử). + Viết được đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. 3. bài mới: Tiếng Việt là tiếng có tính thống nhất cao. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói ở mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Vậy thế nào là từ địa phương, sử dụng từ địa phương như thế nào là phù hợp và hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò GV Treo bảng phụ yêu cầu HS chú ý những từ in đậm. ? Trong ba từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân HS: từ ngô. ? Từ bẹ, bắp thường được sử dụng ở địa phương nào HS: ? Vậy em hiểu thế nào là từ toàn dân HS: Đó là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi. ? Thế nào là từ ngữ địa phương HS: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. ? Qua đó rút ra kết luận gì về từ ngữ địa phương ? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T56. ? Lấy thêm các ví dụ về từ ngữ địa phương? Do đâu có từ địa phương HS lấy VD: GV: có một số từ ngữ địa phương không có từ toàn dân tương ứng. VD: từ nhút (nghệ Tĩnh) -> món ăn được muối từ xơ mít. - Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt (Nam Bộ) -> Do sự giao lưu kinh tế văn hoá -> từ toàn dân. ? Đọc ngữ liệu a mục II – SGK/ T57. ? Mẹ và mợ trong đoạn văn chỉ chung một đối tượng, tại sao tác giả lại dùng như vậy HS Mẹ: tác giả dùng trong lời kể mà đối tượng là độc giả ( dùng từ toàn dân). Mợ: câu đáp của bé Hồng khi nói với bà cô, hai người cùng tầng lớp XH. ? Trước cách mạng tháng Tám, tầng lớp XH nào thường gọi bố mẹ là cậu, mợ HS: Tầng lớp trung lưu, thượng lưu. ? ở thôn quê gọi như thế nào HS: Thầy, U. ? Đọc to ngữ liệu b mục II/ SGK. ? Em hiểu từ ngỗng và trứng có nghĩa ntn - ngỗng: điểm 2; trúng tủ: học kĩ, thuộc nhất. ? Đối tượng nào thường dùng những từ ngữ trên HS: Học sinh, sinh viên ? Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội ? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK. ? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý những điều gì? Vì sao H: Không nên lạm dụng vì sẽ làm hiệu quả giáo tiếp không cao vì không phải ai cũng biết nghĩa của những từ đó. + Phải phù hợp với tình huống giao tiếp. ? Tại sao trong các đoạn văn, đoạn thơ sau, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội HS: Sử dụng những từ ngữ đó nhằm: + Tô đậm màu sắc địa phương. + Tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội. ? Từ ví dụ trên em hãy rút ra kết luận về việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, em cần làm gì HS: tìm hiểu những từ ngữ toàn dân tương ứng để sử dụng khi cần thiết. ? Nêu kết luận chung về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Đọc ghi nhớ SGK/ T 58 G: Hướng dẫn H luyện tập. Bài tập 1: Hoạt động nhóm ( 4 nhóm) ? Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng * Trò chơi ai nhanh hơn GV: nhận xét, cho điểm. Bài tập 2: Hoạt động cá nhân. ? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ trên ( cho ví dụ minh họa) - HS lên bảng làm, HS nhận xét - GV nhận xét, bổ sung,... Bài tập 3: Hoạt động cá nhân. ? Trong những trường hợp sau trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương Y/c: Nên dùng trong trường hợp a, từ ngữ địa phươphương chỉ thích hợp dùng trong giao tiếp khẩu ngữ với ngươì cùng địa phương Bài tập 4: hoạt độngc á nhân ? ? Sưu tầm một số câu ca dao, thơ, hò, vè của của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương VD : Răng không, cô gái trên sông Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài Thơm như hương nhuỵ hoa lài Sạch như nước suối ban mai giữa rừng. ( Tố Hữu) ( răng không: sao) Bây chừ sông nước về ta Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào ... Gan chi gan rứa mẹ nờ? Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai? (Tố Hữu) ( Bây chừ : bây giờ; chi : gì, sao ) ? Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn . Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn Hoạt động nhóm Các nhóm trình bày, Nhận xét GV nhận xét ? Đọc truyện vui (Trang 59) Nội dung a/ Lí thuyết I. Từ ngữ địa phương 1Phân tích ngữ liệu ( SGK/T56). - Bắp, bẹ, ngô đều có nghĩa là ngô + bẹ -> vùng núi phía Bắc + bắp-> vùng nông thôn + ngô-> từ toàn dân. -> bẹ, bắp-> từ địa phương. KL: - Từ ngữ toàn dân: Sử dụng phổ biến - Từ ngữ địa phương: Chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định 2. Ghi nhớ: SGK/T56. II. Biệt ngữ xã hội. 1.Phân tích ngữ liệu: SGK/ T57. a/ Me, mợ-> Từ đồng nghĩa + Mẹ-> từ toàn dân + Mợ-> lời của bé Hồng khi nói với bà cô. -> Mợ : từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định (tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước cách mạng tháng Tám). b) - ngỗng: điểm 2; - trúng tủ: Trúng sự chuẩn bị (học kĩ, thuộc nhất). -> Học sinh, sinh viên thường dùng. => Mợ, ngỗng, trúng tủ là biệt ngữ xã hội ( chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định). 2. Ghi nhớ: SGK/ 57. III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 1.Phân tích ngữ liệu: SGK/ T58. - Mô, bầy tui, ví, rari, nớ, hiện chừ...-> từ địa phương - cá, dằm thượng, mõi-> biệt ngữ xã hội. -> Tô đậm màu sắc địa phương và tầng lớp xã hội. 2. Ghi nhớ SGK/ T58. B. Luyện tập Bài tập 1/ T58. Từ địa phương Từ toàn dân Nón Trái Chén Ghe Vô Mũ Quả Bát Thuyền Vào Bài tập 2/ T59. - Phao: Tài liệu - Gậy: Điểm một - Ghi đông: Điểm 3 - Ghế đẩu: Điểm 4 - Chuồn: Trốn nhanh - Phắn: Biến đi - Cớm: Công an Bài tập 3/ T 59. a) Nên dùng từ ngữ địa phương. Bài tập 4/ T59 HS tìm và trình bày. Bài tập 5/ T 59 4. củng cố:G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ, - Hoàn thành bài tập còn lại. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Tóm tắt văn bản tự sự. - Đọc và chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tiết: 18 Tuần Tóm tắt văn bản tự sự A. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự. 2. Kĩ năng. a. Kỹ năng bài học: - Đọc – Hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự. - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. b. Kỹ năng sống: - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, phản hồi, lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự. - Suy nghĩ sáng tạo, tìm kiếm và xử lý thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo yêu cầu khác nhau. - Ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bài học. B. Chuẩn bị GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập HS: Soạn bài, học bài cũ. C. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học: *Phương pháp: phát vấn, quy nạp thực hành...... Cách thức: hoạt động độc lập và hoạt động nhóm * Kỹ thuật : - Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự. - Thực hành viết tích cuwcjễ: tóm tắt văn abnr theo yêu cầu cụ thể. - Thảo luận, trao đổi để xác định các nội dung cần tóm tắt. D. Tiến trình giờ dạy 1.ổn định : Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Chọn câu trả lời đúng ( Phiếu học tập) 1) Có các phương tiện nào dùng để lên kết các đoạn văn trong văn bản ? A. Dùng từ nối và đoạn văn B. Dùng câu nối và đoạn văn C. Dùng từ nối và câu nối C. Dùng lý lẽ và các dẫn chứng 2) Nhận xét nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn trong văn bản ? A. Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lý , tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản. B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau. C. Làm cho hình thức của văn bản được cân đối D. Cả A, D, C đều đúng. Y/C : 1- C; 2-A ? Có mấy cách liên kết các đoạn văn trong văn bản? Hãy kể tên các cách đó - Yêu câu nêu được: + Dùng từ ngữ để liên kết: Từ ngữ liệt kê Từ chỉ ý đối lập, tương phản Đại lừ, chỉ từ Từ chỉ ý khái quát, tổng kết + Dùng câu nối để liên kết. 3. bài mới: Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin, hằng ngày có rất nhiều lượng thông tin được cập nhập trên các kênh khác nhau như: (sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng internet..) đặc biệt là qua sách ngữ văn,.. để kịp thời cập nhật những thông tin đó ta phải biết tóm tắt những nội dung chính, kĩ năng đó như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động của Thầy và Trò ? Thế nào là văn bản tự sự ? Lấy ví dụ qua các văn bản đã học HS: Thường là văn bản có cốt truyện, có nhân vật, sự kiện, chi tiết tiêu biểu ( Trình bày diễn biến sự việc). GV: Khi viết nhà văn thường thêm vào nhiều chi tiết phụ cho truyện thêm sinh động, hấp dẫn, có hồn. ? Trong trường hợp nào chúng ta phải tóm tắt văn bản tự sự HS: Trong cuộc sống hằng ngày, có những văn bản tự sự đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của nó để sử dụng hoặc kể cho người khác nghe ? Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự HS: GV: Là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự vì ghi lại đầy đủ và chi tiết thì không phải là tóm tắt nữa ? Đọc bài 2 – mục I/ SGK. ? Chọn phương án đúng nhất trong những câu đã cho H: b). ? Tại sao em lại chọn phương án đó HS: Căn cứ vào khái niệm: tóm tắt văn bản tự sự. ? Đọc văn bản tóm tắt SGK/ T60. ? Văn bản tóm tắt đó kể lại nội dung của văn bản nào HS: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. ? Dựa vào đâu mà em nhận ra được nó HS: - Dựa vào nhân vật: Vua Hùng thứ 18, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương. - Sự việc: Vua Hùng Kén rể. + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn. + Sơn Tinh thắng, cưới được Mị Nương + Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh + Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. ? Như vậy theo em, văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” mà em đã học không HS: Nêu đầy đủ nội dung chính. ? Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với bản gốc HS: + Độ dài: ngắn hơn. + Lời văn: là lời của người tóm tắt. + Số lượng nhân vật: ít hơn (chỉ có nv chính). + Sự việc: ít hơn (SV chính). ? Từ những nhận xét trên, em hãy cho biết yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt HS: Phản ánh trung thành nội dung của vb được tóm tắt. ? Từ văn bản tóm tắt em vừa tìm hiểu, theo em muốn viết được một văn bản tóm tắt, em cần phải làm những việc gì? Trình tự thực hiện HS: + Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội dung chính của nó, cụ thể là: + Sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao tráo, sự việc kết thúc. + Nhân vật - Hiểu đúng chủ đề VB, xác định nội dung chính cần tóm tắt. - Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí. - Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. Bài tập nhanh( Bảng phụ ) ? Trong các văn bản sau, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự A. Thánh Gióng B. ý nghĩa văn chương C. Lão Hạc D. Thạch Sanh GV lưu ý : Khi tóm tắt cần đảm bảo tính khách quan, không thêm bớt các chi tiết, sự việc có trong tác phẩm, không chen vào trong các văn bản tóm tắt ý kiến bình luận, khen chê của người tóm tắt. Ngoài ra văn bản tóm tắt còn phải: Đảm bảo tính hoàn chỉnh, bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện( mở đầu, phát triển, kết thúc) và đảm bảo tính cân đối về bố cục một cách hợp lý. GV chuyển ý: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào.... (Nhóm) ? Hãy sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lý A. Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng. B. Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lý. C. Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm cần được tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó D. Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. Y/c: Sắp xếp theo trình tự C-A- B- D ? Từ đó, em hãy nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự ? Em hãy nêu các bước tóm tắt văn bản HS: ? Cần lưu ý điều gì khi tóm tắt văn bản HS: + Không đưa vào những nhận xét, đánh giá chủ quan của người tóm tắt. + Tước bỏ đi những chi tiết, nhân vật, yếu tố phụ không quan trọng. + Chú ý tính khách quan ( trung thành với văn bản được tóm tắt) tính hoàn cảnh, giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện mở đầu, phát triển, kết thúc, tính cân đối: số dòng, số câu...phù hợp. ? Nêu kết luận chung về tóm tắt văn bản ? Đọc phần ghi nhớ (SGK) Bài tập củng cố kiến thức ? Thực hành tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ” HS thực hiện HS nhận xét GV nhận xét Nội dung A.Lí thuyết I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. - Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự 1/ Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. a/ Phân tích ngữ liệu: SGK/T60. - Tóm tắt nội dung VB “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. - Nêu gắn gọn, đầy đủ nội dung chính của văn bản. - So với văn bản gốc: + Ngắn hơn + Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn. - Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. b/. Các bước tóm tắt văn bản. - Đọc kĩ văn bản. - Xác định nội dung chính. - Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí. - Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 2. Ghi nhớ: SGK/ T61. B. Luyện tập Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ” 4. củng cố:GV hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. ? Các bước tóm tắt văn bản tự sự. ? Trong 4 bước tóm tắt văn bản tự sự bước nào là quan trọng nhất? Vì sao Bốn bước đều quan trong, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Bước 1 1à quan trọng nhất vì nếu không đọc kĩ tác phẩm để nắm được chủ đề, nhân vật, sự kiện thì không thể làm các bước tiếp theo 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. - Đọc kĩ văn bản “Tức nước vỡ bờ” và “ Lão Hạc”. - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: Tiết: 19 Tuần Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự A. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự. - Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự qua sự việc, nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự. 2. Kĩ năng. a. Kỹ năng bài học: - Đọc – Hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự. - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. - Rèn các thao tác tóm tắt văn bản tự sự cụ thể. b. Kỹ năng sống: - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, phản hồi, lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự. - Suy nghĩ sáng tạo, tìm kiếm và xử lý thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo yêu cầu khác nhau.- Ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bài học. B. Chuẩn bị GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập HS: Soạn bài, học bài cũ. C. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học: *Phương pháp: phát vấn, quy nạp thực hành...... Cách thức: hoạt động độc lập và hoạt động nhóm * Kỹ thuật : - Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự. - Thực hành viết tích cực : tóm tắt văn bản theo yêu cầu cụ thể. - Thảo luận, trao đổi để xác định các nội dung cần tóm tắt. D. Tiến trình giờ dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Yêu cầu của một văn bản tóm tắt ? Các bước tóm tắt văn bản tự sự - Yêu cầu nêu được. + Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. + Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. - Các bước tóm tắt: + Đọc kĩ văn bản + Xác định nội dung chính + Sắp xếp nội dung chính theo trình tự hợp lí. + Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 3 .bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của Thầy và Trò ? Đọc bài 1 SGK/ T61+62 HS thảo luận theo bàn ? Nhận xét việc liệt kê những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của văn bản "Lão Hạc" HS: Nêu tương đối đầy đủ về các sự việc, chi tiết, nhân vật tiêu biểu. + Trình tự sắp xếp lộn xộn, thiếu sự mạch lạc. ? Nếu để nguyên trình tự sắp xếp các ý đó, em có thể tóm tắt được văn bản "Lão Hạc" không? vì sao HS: Không, do sự lộn xộn các sự việc-> không tạo được tính mạch lạc của văn bản, người nghe không hiểu ? Muốn tóm tắt được em phải làm gì HS: Sắp xếp lại các ý đó theo trình tự hợp lí. ? Hãy nêu phương án sắp xếp của em HS: Thảo luận theo bàn - Nêu trình tự sắp xếp. - Viết tóm tắt truyện "Lão Hạc" bằng một văn bản ngắn gọn (10 dòng), thực hiện trong 10 phút. HS: Trình bày phần tóm tắt. HS nhận xét GV nhận xét VB tóm tắt đảm bảo các ý sau: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu ở đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán đi con chó mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để bắt con chó hàng xóm làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi Lão Hạc bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. ? Nêu yêu cầu của bài tập 2 HS: Nêu những sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng trong "Tức nước vỡ bờ" ? Sự việc thứ nhất: Chị Dậu chăm sóc chồng có những chi tiết nào HS: - Cháo chín chị Dậu múc la liệt ra quạt cho chóng nguội - Rón rén bê bát cháo đến nơi chồg nằm, đón lấy cái Tỉu, ngồi bên xem chồng ăn có ngon miệng không. ? Sự việc thứ 2 - Cai lệ và người nhà Lí trưởng xuất hiện anh Dậu lăn đùng ra. Chị Dậu văn xin cai lệ cho vợ chộng chị khất sưu. không được chị liều mạng cự lại, lúc đầu bằng lí lẽ, sau là bằng vũ lực. Cuối cùng tên người nhà lí trưởng và cai lệ đều bị đánh đuổi. ? Viết văn bản tóm tắt (10 dòng) HS: Trình bày bản tóm tắt Nêu sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Cần thực hiện theo 4 bước tóm tắt : + Nhân vật chính: Chị Dậu đối lập với tên cai lệ + Sự việc tiêu biểu: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu - Sắp xếp các nội dung theo thứ tự hợp lý( Đây là trật tự thời gian theo đúng diễn biến của câu chuyện đã xảy ra) * Tập trung tóm tắt các sự việc chính: - Chị Dậu vừa múc cháo lên cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn gì thì tên cai lệ và ngươì nhà lý trưởng xông vào quát tháo đòi trói kẻ thiếu sưu. - Chị Dậu cố van xin hai tên tay sai. - Cai lệ đánh chị, chị vùng lên đánh ngã cả hai tên tay sai. VB tóm tắt đảm bảo các ý sau: Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói lôi ra đình cùm kẹp vì chưa nộp đủ tiền sưu. Bị hành hạ đánh đập tưởng chết người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà hành xóm cho bát gạo, chị nấu cháo cho anh húp. Vừa run rẩy đưa bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuẩn bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quaqs không chịu được liều mình cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi tát chị Dậu. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng hô: bà- mày) đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnhmcủa tinh thần yêu thương chồng và một mtinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng chị đã vùng dậy chống trả quyết liết với thái độ bất khuất. ? Em có nhận xét gì về ý kiến văn bản Văn bản "Tôi đi học" (Thanh Tịnh) "Trong lòng mẹ"- Nguyên Hồng khó tóm tắt HS: Đây là 2 văn bản tự sự song giàu chất trữ tình, giàu chất thơ, ít sự việc. - Tác giả tập trung miêu tả nội tâm nhân vật nên khó tóm tắt. Nội dung Bài tập 1/ T61: Tóm tắt truỵên ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. - Các sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ - Còn sắp xếp lộn xộn, thiếu mạch lạc - Sắp xếp lại các sự việc theo thứ tự hợp lí: + 1. (b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. + 2. (a) Con trai lão đi phu ở đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”. + 3. (d) Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán đi con chó mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. + 4. (c) Lão mang tất cả tiền dành dụm gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn. + 5. (g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông giáo giúp . + 6. (e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để bắt co

File đính kèm:

  • docTiet 17-20.doc