Giáo án ngữ văn 8 Tuần 26 tiết 101: bàn luận về phép học

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1. Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đấtnước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

2. Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: vở tập + Sửa bài tập.

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài : Sau khi lên ngôi hoàng đế, Quang Trung rất chăm lo đến việc học của dân chúng, ông đã mời những người hiền tài ra giúp mình trong đó có LSPTử Hoàn cảnh viết bài tấu và nội dung “Bàn luận về phép học”.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 26 tiết 101: bàn luận về phép học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13/3/2008 TUẦN 26 Tiết 101: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC -La Sơn Phu Tử- I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đấtnước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: vở tập + Sửa bài tập. Bài mới: * Giới thiệu bài : Sau khi lên ngôi hoàng đế, Quang Trung rất chăm lo đến việc học của dân chúng, ông đã mời những người hiền tài ra giúp mình trong đó có LSPTử àHoàn cảnh viết bài tấu và nội dung “Bàn luận về phép học”. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài: -Tác giả : Tài năng, có phẩm chất, quan hệ giữa ông và Q. Trung. -Nội dung bài tấu có 3 việc: quân đức(đức của vua), dân tâm(lòng dân), học pháp(Phép học) àNội dung đoạn trích dẫn: có kết cấu chặt chẽ, lập luận logic, giàu sức thuyết phụcèlòng yêu nước và nhân cách chính trực của tác giả. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc –hiểu văn bản : H1: Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì ? àCâu châm ngôn vừa dễ hiểu vừa tăng sức thuyết phục: “Ngọc không mài… rõ đạo”àhình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu ; khái niệm đạo được giải thích ngắn gọn, rõ ràng èMục đích chân chính của việc học là học để làm người. H2: Tác giả đã phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái nào trong việc học ? -Chuộng hình thức, cầu danh lợiàLối học này gây những tác hại lớn. àQuan niệm của tác giả: Chuộng hình thức : học thuộc câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà ko có thực chất ; lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc. àTác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, ko có thực chất, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. àThực tế đâu là đúng ? Sai ? H3: Để khuyến khích việc học, tác giả khuyên nhà vua thực hiện những chính sách nào ? àViệc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. H4: Bài tấu có đoạn bàn về phép học, đó là những phép học nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất ? Vì sao ? àViệc phải bắt đầu những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, phương pháp học phải: Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao ; HọÏc rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất ; học phải kết hợp với hành, học ko chỉ để biết mà còn để làm. èý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính : Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh àLiên hệ ý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính đối với ngày nay. H5: Qua đoạn trích, em có thể rút ra được điều gì về phương pháp lập luận cũng như ý nghĩa của đoạn trích ? àGhi nhớ SGK/79. Hoạt động 4: Luyện tập: Hãy xác định trình tự lập luận bằng một sơ đồ. àxem phần dưới. I. Tác giả – tác phẩm : 1. Nguyễn Thiếp (1723-1804): Là người học rộng, uyên bác, làm quan triều Lê, sau ra giúp Tây Sơn. 2. Tấu: Văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa. 3. Đoạn trích nằm trong bài tấu gửi vua Quang Trung. II. Tìm hiểu đoạn trích : 1. Mục đích chân chính của việc học: -Người ko học . . rõ đạo . à học để làm người. 2. Phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc: -Chuộng hình thức, cầu danh lợi… àTác hại ghê gớm: nước mất nhà tan. 3. Lời nhắc nhở đến nhà vua: -Cúi xin ban chiếu thư… đi học. -Lúc đầu… tuần tự … tứ thư, ngũ kinh… àPhổ biến rộng khắp, mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. àViệc học phải đúng phương pháp. III. Tổng kết: -Học ghi nhớ SGK/79. IV. Luyện tập: -Vẽ sơ đồ. Sơ đồ lập luận: Mục đích chân chính của việc học Phê phán những Khẳng định quan điểm ; lệch lac, sai trái phương pháp đúng đắn Tác dụng của việc học chân chính Củng cố (luyện tập): Thực hiện phần luyện tập. Dặn dò: Học thuộc- vẽ sơ đồ ; liên hệ thực tế, giải thích mối quan hệ giữa học và hành trong cuộc sống ngày nay. Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn:14/2/2008 Tiết 102: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. Vận dụng được những hiểu biết đó vào vịêc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là một m/đích học chân chính ? Tác giả phê phán những quan điểm nào trong việc học ? Từ đó em rút ra được cách học cho riêng mình như thế nào ? Bài mới: Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề bài, từ đó trả lời: Bài viết cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? Cho ai ? Nhằm mục đích gì ? Để đạt mục đích đó cần đưa ra những luận điểm nào ? (Xây dựng hệ thống luận điểm) H1: Có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra ở SGK không ? Vì sao ? è Có chỗ chưa chính xác và chưa hợp lý trong hệ thống luận điểm đó(Dù người viết có học tập theo bài HTS) àLĐ (a) còn có nội dung ko phù hợp với vấn đề trong đề bàiàPhải bỏ. àCòn thiếu những LĐ cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề ko được hoàn toàn sáng rõ(cần thêm: Đất nước cần những người tài giỏi ; phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…) àSự sắp xếp chưa hợp lý, vị trí của (b)làm cho bài thiếu mạch lạc, (d) ko nên đứng trước (e)…èsắp xếp lại như sau: +Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa TQ tiến lên “Đài vinh quang”, sánh kịp với bạn bè năm châu. +Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi, để đáp ứng nhu cầu của đất nước. +Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm. +Một số bạn ở lớp còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy cô và cha mẹ lo lắng. +Nếu bây giờ càng chơi bời, ko chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống. +Vây nên cần bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ để trở thàng người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó, tìm được niềm vui chân chính, lâu bền. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trình bày một trong những LĐ của bài làm. H2: Hãy nhắc lại những điểm cần chú ý khi trình bày LĐ, từ đó thảo luận ? (xem SGK/81) *Bài tập 2. a: H3: Ta nên chuyển đoạn và giới thiệu LĐ như thế nào cho chính xác và hấp dẫn ? có phải tất cả các câu chuyển đoạn và g/thiệu LĐ ghi ở điểm 2. a trong bài đều chính xác không ? Vì sao ? àCâu 2 xác định sai mối quan hệ giữa LĐ cần trình bày với LĐ đứng trên. Hai LĐ ấy ko có quan hệ nhân-quả để có thể nối bằng do đó . H4: Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác nhau không ? Em thích câu nào hơn, vì sao ? Em có thể nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu LĐ nào khác ko ? *Bài tập 2. b: H5: Nên sắp xếp những luận cứ theo trình tự nào để sự trình bày LĐ được rành mạch, chặt chẽ ? àCó thể chấp nhận vì nó phản ánh được các bước hợp lý của quá trình làm rõ dần LĐ: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì LĐ được làm rõ hoàn toàn. *Bài tập 2. c: H6: Nếu kết bằng câu hỏi như trong Hịch tướng sĩ có được ko ? Nên viết ntn cho phù hợp với yêu cầu của bạn ? Ngoài ra, có thể kết thúc khác không ? àbài Nl nào cũng phải có kết bàièĐoạn NL nào cũng phải có kết đoạn ko ? (Ko thể đòi hỏi Có hoặc Không cóàvừa khó vừa đơn điệu) àNên viết câu kết đoạn cho đoạn văn em vừa trình bày như thế nào để đáp ứng được các yêu cầu mà SGK đã đưa ? èCó thể viết theo các cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu đó. *Bài tập 2. d: àLàm thế nào để chuyển một đoạn văn diễn dịch thành quy nạp và ngược lại ? Có phải chỉ cần thay đổi vị trí của câu chủ đề không ? àKo chỉ đơn giản như vậy, cần phải sửa những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài ko bị mất đi. Bài tập 3- 4: học sinh tự làm. I. Nội dung luyện tập: -Viết đoạn văn nêu luận điểm. -Viết thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh. II. Luyện tập: 1. Xây dựng hệ thống luận điểm: -Xem bài tập/83. àCó chỗ chưa chính xác và chưa hợp lý. àLĐ (a) còn có nội dung ko phù hợp àSắp xếp lại: 2. Trình bày luận điểm: -Bài tập 2. a: +Câu 2 xác định sai mối quan hệ giữa LĐ cần trình bày với LĐ đứng trên. +Hai LĐ ấy ko có quan hệ nhân-quả để có thể nối bằng do đó . -Bài tập 2. b: +Chọn cách đó vì phản ánh được các bước hợp lý của quá trình làm rõ dần LĐ: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp àCuối cùng LĐ được làm rõ hoàn toàn. -Bài tập 2. c: + Có thể viết theo các cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu bài làm. -Bài tập 2. d: + Ko chỉ đơn giản như vậy, cần phải sửa những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài ko bị mất đi. -Bài tập 3-4: Học sinh tự làm. Củng cố (luyện tập): Đọc một bài làm của học sinh –các học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét chung và rút kinh nghiệm. Dặn dò: Học bài ; xem trước một vài đề văn nghị luận, chuẩn bị bài viết số 6. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn:15/3/2008 Tiết 103 & 104: BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Vận dụng kỹ năng trình bày LĐ vào việc viết bài văn chứng minh(Hoặc giải thích)một vấn đề XH hoặc gần gũi với các em. Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: A. Đề ø bài: Câu nói của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì ? B. Yêu cầu và biểu điểm : B. 1. Yêu cầu chung: -Hs viết một bài nghị luận theo yêu cầu của đề bài . -Biết lựa chọn và trình bày các LĐ nối tiếp nhau trong một bài văn hoàn chỉnh, chủ yếu là cách lập luận bằng kiểu bài chứng minh và giải thích. -Sử dụng đúng các phương pháp nghị luận, không lạc sang bài văn biểu cảm thuần túy . -Làm bài đầy đủ ba phần, mạch lạc, chặt chẽ, thứ tự, chuẩn xác và dễ hiểu, không dài quá, khoảng 800 chữ . -Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng, dễ hiểu, không sai lỗi chính tả ; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có các LĐ, luận cứ phù hợp, chính xác. B. 2: Yêu cầu cụ thể: Làm rõ các luận điểm sau: -Sách là gì ? -Sách là nguồn kiến thức nghĩa là thế nào ? Tác dụng của sách ? -Tại sao nguồn kiến thức là con đường sống của loài người ? Kiến thức có liên quan như thế nào đến đời sống, sự tồn tại của loài người ? -Yêu sách như thế nào ? Đọc sách như thế nào để có tác dụng tốt ? B. 3: Biểu điểm : *Điểm 9+10: -Bài làm hòan chỉnh, bảo đảm các nội dung theo yêu cầu . -Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, viết sạch sẽ. -Nghị luận đúng phương pháp, có các luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, giọng điệu thu hút, hấp dẫn . *Điểm 7+8: -Giải thích và chứngminh đúng đối tượng, đảm bảo nội dung theo yêu cầu . -Diễn đạt rõ ràng, còn mội vài lỗi về chính tả, dùng từ nhưng không đáng kể. -Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng. *Điểm 5+6: -Nghị luận nhưng chưa thật đầy đủ hoặc các luận điểm, luận cứ còn sơ lược . -Có sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt ở mức trung bình . *Điểm 3+4: -Giải thích hoặc chứng minh sơ sài, bài làm thiếu nhiều ý . -Diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ . *Điểm 1+2: -Bài làm không đúng yêu cầu . Củng cố (luyện tập): Dặn dò: Soạn bài Thuế máu. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ..........................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-26.DOC