A. Mục tiêu
1- Học sinh thấy được mục đích tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính. Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn , học đi đôi với hành . Phân biệt giữa tấu – hịch –chiếu – cáo ; học tập cách lập luận của tác giả .
2- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích tác phẩm văn nghị luận cổ với thể tấu , cách trình bày luận điểm , luận cứ .
3- Giáo dục ý thức và phương pháp học tập đúng đắn .
B.Chuẩn bị
1 Thầy : Nghiên cứu bài , tìm hiểu về Nguyễn Thiếp
2, Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy
C. Tổ chức các hoạt động dạy học .
*Hđ1, Ổn định lớp
*Hđ2, Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta”?
? Quan điểm về tổ quốc ở trong “ Nước Đại Việt ta” có gì khác so với “ Nam quốc sơn hà”?
*Hđ3, Bài mới
ã Gv giới thiệu bài .
Học để làm gì ? Học cái gì , học như thế nào ? Nói chung , vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu .Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn “ Luận về phép học” trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp .
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 27 tiết 101- Bàn lụân về phép học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 101
Ngày soạn: 8/ 3/09
ngày dạy: 14/ 3/09
Văn bản : Bàn lụân về phép học
( Nguyễn Thiếp)
A. Mục tiêu
1- Học sinh thấy được mục đích tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính. Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn , học đi đôi với hành . Phân biệt giữa tấu – hịch –chiếu – cáo ; học tập cách lập luận của tác giả .
2- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích tác phẩm văn nghị luận cổ với thể tấu , cách trình bày luận điểm , luận cứ .
3- Giáo dục ý thức và phương pháp học tập đúng đắn .
B.Chuẩn bị
1 Thầy : Nghiên cứu bài , tìm hiểu về Nguyễn Thiếp
2, Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy
C. Tổ chức các hoạt động dạy học .
*Hđ1, ổn định lớp
*Hđ2, Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu quan điểm nhân nghĩa của nguyễn Trãi trong “nước Đại Việt ta”?
? Quan điểm về tổ quốc ở trong “ Nước Đại Việt ta” có gì khác so với “ Nam quốc sơn hà”?
*Hđ3, Bài mới
Gv giới thiệu bài .
Học để làm gì ? Học cái gì , học như thế nào ? …Nói chung , vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu .Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn “ Luận về phép học” trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ….
? Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Thiếp ?
GV: Nêu rõ lí do vì sao ông về ở ẩn
* GV: Nêu yêu cầu giọng đọc : Giọng khúc triết rõ ràng , nghiêm cẩn , chậm rãi
? Gọi 3 học sinh đọc và nêu nội dung của từng đoạn ? Nhận xét ?
GV: Hướng dẫn tìm hiểu chú thích ở SGK
Giải thích thêm : Chính học – Con đường học đúng đắn , chính nghĩa
Thịnh trị : ổn định phát triển giàu mạnh
? Em hiểu gì về thể tấu ?
- Tấu là một văn thư của bề tôi , thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc , ý kiến đề nghị – Có thể viết bằng văn xuôi , văn vần , văn biền ngẫu .
* Giới thiệu về bài tấu của nguyễn Thiếp gồm 3 phần , đây là phần thứ 3.
? Theo em bố cục của bài như thế nào?
? Đoạn 1? Luận điểm chính nêu ra là gì ?
- Đề cao mục đích tốt đẹp của sự học .
? Luận điểm này được nêu ra bằng những hình ảnh nào ?
? Cách nêu luận điểm này có ý nghĩa gì?
? Ngay câu tiếp theo tác giả giải thích rõ điều gì?
GV: Đạo Vốn là khái niệm rộng , trừu tượng nhưng tác giả giải thích thật giản dị , dễ hiểu và câu thứ 3 khẳng định lại điều “ kẻ đi học là học điều ấy”
? Em hiểu đi học là học điều gì?
? Sau đó tác giả phê phán điều gì?
? Em hiểu : học “ không biết đến “ tam cương , ngũ thường “ nghĩa là gì?
Học sinh đọc chú thích 2,3
? Sau đó là kết quả ra sao?
? Em hiểu đây là kết quả như thế nào?
- Kết quả xấu .
? Nhận xét cách đưa luận cứ , dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm ?
? Cách viết ấy làm nổi bật điều gì?
? Đọc đoạn 2? Đoạn đưa ra luận điểm gì?
? Đoạn 2 đưa ra những chủ trương phát triển sự học bằng những hình thức nào?
- Mở trường đến các phủ huyện
- Trường tư
? Những ai được đi học ? – Con cháu nhà văn võ , thuộc lại …
Tuỳ đâu tiện đấy mà đi học .
? Nhận xét những hình thức và người đi học nêu ở đây?
? Đọc đoạn 3? Đoạn văn bàn về nội dung gì?
? Đoạn văn nói đến nội dung dạy học là gì ?
- Theo Chu tử , tứ thư , ngũ kinh có nghĩa là dạy theo nội dung nào ?
? Về phương pháp dạy học thì sao?-
? Nhận xét về phương pháp được nêu ở đây?
GV: Những chủ trương phương pháp ngắn gọn nhưng thực tế
? Từ đó tác giả nhấn mạnh dự báo kết quả của sự học như thế nào?
GV: Lời dự báo ngắn gọn , dự báo kết quả tốt đẹp đất nước giàu mạnh mong được vua xem xét ban lệnh thi hành.
Từ đó em cảm nhận gì về lời dự báo đó?
? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
? Mối quan hệ giữa luận điểm ấy ? Hệ thống luận điểm nổi bật chặt chẽ nêu bật nội dung gì?
? Đọc phần ghi nhớ SGK?
GV: hướng dẫn làm bài tập 1-2 trong sách bài tập ngữ văn tập 2
*Hđ4,Củng cố:
Gv khái quát nội dung bài .
Hs đọc lại phần ghi nhớ sgk. Nêu lại những luận điểm chính của bài .
*Hđ5, Hướng dẫn học bài :
- Học tập cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cổ .
- Chuẩn bị bài : “Thuế máu”
I Tìm hiểu chung về văn bản
1, Tác giả : Nguyễn Thiếp (1723- 1804)
- “ Thiên tư sáng suốt , học rộng , hiểu sâu”
- Người đời yêu quí gọi là : La Sơn Phu Tử.
- Đã từng đỗ làm quan dưới triều Lê. Sau đó cáo quan về ở ẩn , rồi ra làm quan dưới triều Tây Sơn . Tây Sơn sụp đổ ông lại về ở ẩn , không hợp tác với nhà Nguyễn .
2. Đọc , chú thích
3, Tác phẩm :-
“ Bàn luận về phép học” Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào 8-1791
- 3 phần : + “ Ngọc …. Tệ hại ấy” : Bàn về mục đích của việc học
+ “ Cúi xin …. Bỏ qua “ : Chủ trương về việc dạy và học .
+ “ Đạo …. thịnh trị “ : Kết quả dự kiến
- kết luận :
II. Phân tích
1.Mục đích tốt đẹp của việc học
- Nêu luận điển bằng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc : Ngọc không mài không thành đồ vật – Người không học không biết rõ đạo .
- làm tăng sự mạnh mẽ . thuyết phục trong nội dung luận điểm .
- Giải thích rõ : Đạo là lẽ đối xử giữa con người với con người hành ngày
- Học là sống tốt đẹp , học mối quan hệ đối sử tốt với mọi người
- Phê phán việc học thời hiện tại : Nền chính học bị thất truyền
- Đua nhau lối học hình thức không theo lối chính học , không thực chất .
– Chúa tầm thường , thần nịnh hót , nước mất nhà tan
- Lời bàn luận chân thật , thẳng thắn , lập luận chặt chẽ , xác đáng
- làm nổi bật mục đích tốt đẹp của việc học chân chính , phê phán những lối học hình thức dẫn đến những tai hại , hậu quả xấu .
2, Bàn luận về phép dạy và phép học
a, bàn luận về phép học
- Hình thức các loại trường công , tư thuận lợi cho con em các gia đình đều có thể đi học - Đây là chủ trương tiến bộ – Chính sách ấy ngày nay Đảng và nhà nước ta vẫn phát huy mở rộng giáo dục .
b, Bàn về đổi mới và nội dung phương pháp dạy học
- Nội dung học theo sách Nho
- phương pháp học : Học từ thấp đến cao , liên tục không nhảy cóc , gián đoạn .
- Học kết hợp giữa rộng và sâu , diện và điểm , cốt nắm kiến thức cơ bản trọng tâm.
- Học kết hợp với hành và vận dụng vào kiến thức thực tế , ích nước .
3, Dự báo kết quả của sự học đúng đắn
- Lời dự báo đúng đắn, tương lai đất nước tốt đẹp
- Nội dung dạy học theo sách của Nho giáo .
- Học tiểu học lấy gốc , tuần tự tiến theo lên
- Học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo diều học mà làm.
- Nhân tài mới lập được công nhà nước nhờ đó mà vững bền .
- Đạo học thành người tốt nhiều , triều đình ngay ngắn , thiên hạ thịnh trị
III .Tổng kết
Nghệ thuật
Cách lập luận chặt chẽ .Xác định và bàn luận về mục đích và phương pháp học .Mục đích là gốc , phương pháp là ngọn .
Nội dung .
Bài giúp ta hiểu mục đích của việc học để làm người có đạo đức , có tri thức ,góp phần làm hưng thịnh đất nước , chứ không phải để mưu cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn , đặc biệt học phải đi đôi với hành .
Ghi nhớ : SGK
Luyện tập
Bài tập 1/SGKVBT
Bài tập 2/SGKVBT
Tiết 102
Ngày soạn: 3/09
Ngày dạy: 3/09
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
A. Mục tiêu
1- Củng cố nhứng kiến thức về xây dựng đoạn và trình bày luận điểm . Vận dụng vào việc tìm , sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc .
- Tích hợp với : Bàn luận về phép học .
2- Rèn kĩ năng tìm ý , tìm luận điểm ( phát triển luận điểm thành những luận cứ và sắp xếp luận cứ thành dàn ý )
3- Giáo dục ý thức chuẩn bị chu đáo khi viết văn nghị luận .
B. Chuẩn bị :
1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài
2 , Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn
Tổ chức các họat động dạy học.
*Hđ1, ổn định lớp
*Hđ2, Kiểm tra sự chuẩn bị bài .
Em hãy nhắc lại kiến thức lớp 7 : Thế nào là luận điểm trong một bài văn nghị luận ?
*Hđ3, Bài luyện tập
? nêu yêu cầu của đề?
? Đọc ? “ một bạn dự định …. Trong cuộc sống” / 83?
? Nhận xét hệ thống luận điểm nêu trong SGK ?
? Em có thể thêm luận điểm nào ?
+ Đất nước bao giờ cũng cần có người tài giỏi.
+ Người tài giỏi không tự nhiên mà có , phải qua quá trình học tập chăm chỉ .
? Sự sắp xếp các luận điểm đã hợp lí chưa? Có thể sắp xếp như thế nào?
GV: nhận xét
? Đọc luận điểm e SGK/83
? Cách nêu luận điểm trên học tập ở bài nào? Của ai?
- Cách nêu luận điểm ở bài “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn.
? ở SGK có 3 cách trình bày luận điểm e ? Em thích cách nào ? Vì sao?
- Hoặc tự nêu ra một luận điểm mới
B, Nên sắp xếp những luận cứ sau theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên rành mạch , rõ ràng.
? Tuy nhiên có cách sắp xếp khác mà vẫn đảm bảo yêu cầu không?
- Cách :2,3,1,4
Hoặc : 4,3,2,1
? Đọc các luận cứ theo trình tự trình bày này?
? Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống bài “ Hịch tướng sĩ” ? Theo em nên viết như thế nào?
GV: Tất nhiên có thể kết đoạn bằng cách khác .
? Đoạn văn trên trình bày theo cách nào? Vì sao?
? Có thể biến đổi đoạn văn từ cách diễn dịch thành quy nạp được không , hoặc ngược lại ? Vì sao?
Vì chỉ cần thay đổi vị trí câu chủ đề .
? Đọc đoạn văn của em trình bày theo cách diễn dịch?
? Chuyển đoạn văn trình bày theo cách quy nạp ?
? nêu yêu cầu bài tập ?
? bài tập yêu câu ta làm gì?
GV: trên cơ sở các bạn vừa trình bày luận đỉenm , em hãy trình bày bài nói của mình?
HS: trình bày,GVnhận xét, bổ sung
*Hđ4 ,Củng cố : Để trình bày rõ luận điểm trong bài văn nghị luận có nhiều cách trình bày luận điểm .Nhưng ta nên trình bày theo cách viết diẽn dịch , hoặc theo cách quy nạp cho rõ .
*Hđ5, Hướng dẫn về nhà : làm bài tập 4/84
Đề bài : Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp nên chăm chỉ học hành hơn?
1, Xây dựng hệ thống luận điểm
- Thể loại nghị luận
- Vấn đề nghị luận : khuyên các bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn .
- Hệ thống 5 luận điểm tương đối phong phú nhưng lại chưa đảm bảo các yêu cầu chính xác , phù hợp đầy đủ và mạch lạc .
+ Luận điểm a thừa , lạc ý lao động tốt.
+ Thiếu luận điểm cần giải quyết vấn đề toàn diện , triệt để hơn.
- Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy mạnh …xây dựng đất nước .
- Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn học sinh chăm chỉ học tập là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
- Muốn học giỏi đòi hỏi người học phải chuyên cần , siêng năng …
- Đáng tiếc là trong lớp còn một số bạn ham chơi , chưa chăm chỉ làm …
- Hậu quả tồi tệ …
- Vậy các bạn nên bớt vui chơi , chịu khó học tập...
2, Trình bày luận điểm
- HS: cách 1: Vì nó vừa có tác dụng chuyển đoạn vừa giới thiệu được luận điểm mới
– HS 2: Cách 3: Vì nó không chỉ giới thiệu được luận điểm mới , nối với luận điểm trước , tạo giọng điệu thân mật , gần gũi giọng đói thoại trao dổi trong văn nghị luận.
VD : c : Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không?
Hoặc : Lúc bấy giờ , các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa , liệu cũng có được hay chăng?
* bài tập 3: Hãy phát biểu luận điểm mà em vừa chuẩn bị trước lớp, sau đó lắng nghe ý kiến của thầy cô giáp và các bạn để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho bản thân
Tiết 103+ 104
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Viết bài tập làm văn số 6
A.Mục tiêu cần đạt
1- Củng cố khắc sâu kiến thức về phương pháp làm văn nghị luận. Thực hành viết bài văn nghị luận văn học về một vấn đề dễ thấy
2-Rèn kỹ năng viết văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảmvà cách trình bầy luận điểm một cách rõ ràng mạch lạc
3- giáo dục ý thưc học tập bộ môn
B.chuẩn bị
Thầy: nghiên cứu thống nhất ra đề
Trò :ôn tập về văn nghị luận
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
*Hđ1, ổn định lớp
*Hđ2, Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
*Hđ3,Viết bài.
đề bài : nhà thơ hoài Thanh đã từng nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. bằng các dẫn chứng, qua các bài thơ Bác viết, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
- Yêu cầu và biểu điểm
Hình thức yêu cầu viết đúng văn nghị luận chứng minh
-thơ Bác có nhiều bài viết về trăng
- phạm vi dẫn chứng : những bài thơ của Bác (được học và đọc thêm)
- chữ viết sạch sẽ dễ nhìn
- biết đưa dẫn, phân tích các dẫn chứng
- thuộc thơ
Nội dung (7đ)
+ Mở bài (0,5điểm ): Giới thiệu nhận xét của Hoài Thanh “ thơ bác đầy Trăng”
Giới hạn thơ Bác đã học và đẫ đọc
+ thân bài( 6điểm) :- Thơ bác trong “Nhật kí trong tù”
* Phân tích bài “ ngắm trăng”( Vọng nguyệt)
- Thơ Bác trong kháng chiến chống Pháp
* Phân tích : “ cảnh khuya” , Rằm tháng giêng”. “ Thư trung thu” ,” Tin thắng trận “
+ kết luận ( 0,5điểm) : Đánh giá chung về trăng trong thơ Bác
Cảm nghĩ
3, Học sinh làm bài
4, Hết giờ thu bài
*Hđ4 củng cố .
Gv nhận xét ý thức làm bài của học sinh .
*Hđ5 hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại kiến thức về văn nghị luận .
- Làm lại bài vào vở .
File đính kèm:
- ga van 8 Tuan 27 mau moi nhat.doc