Giáo án ngữ văn 8 Tuần 28 tiết 109 & 110: đi bộ ngao du

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục ; tác giả lại là nhà văn, bài này trích trong trong một tiểu thuyết, nên các lý lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến văn bản nghị luân ko những sinh động mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Yếu tố biểu cảm có cần thiết trong văn NL ko ? Vì sao ? Sửa bài tập 2-3

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài : Giới thiệu bài : G. Ru-xô là nhà văn, nhà triết học nổi tiếng của Pháp ; tác phẩm của ông đề cập đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống với lời văn trong sáng, trong đó có cả những vấn đề về giáo dục. Tác phẩm Êmin hay Về Giáo dục là một thiên luận văn – tiểu thuyết nổi tiếng của ông Đoạn trích học : Đi bộ ngao du.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 28 tiết 109 & 110: đi bộ ngao du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : TUẦN 28 Tiết 109 & 110: ĐI BỘ NGAO DU (Trích Emin hay Về giáo dục ) –G. Ru-xô – I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục ; tác giả lại là nhà văn, bài này trích trong trong một tiểu thuyết, nên các lý lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến văn bản nghị luâïn ko những sinh động mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Yếu tố biểu cảm có cầøn thiết trong văn NL ko ? Vì sao ? Sửa bài tập 2-3 Bài mới: * Giới thiệu bài : Giới thiệu bài : G. Ru-xô là nhà văn, nhà triết học nổi tiếng của Pháp ; tác phẩm của ông đề cập đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống với lời văn trong sáng, trong đó có cả những vấn đề về giáo dục. Tác phẩm Êmin hay Về Giáo dục là một thiên luận văn – tiểu thuyết nổi tiếng của ông èĐoạn trích học : Đi bộ ngao du. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài: đây là văn bản mang tính nghị luận ; cần chú ý cách lập luận và các lý lẽ trong bài. -Tác giả : Giăng Ru-xô, nhà văn nổi tiếng (1712-1778)người Pháp. LĐ triết học bao trùm ở ông là sự đối lập giữa con người tự nhiên và con người XH. àLà một bài văn mang tính chất nghị luận, cần chú ý cách lập luận và các lý lẽ được tổ chức chặt chẽ và có sức thuyết phục. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – Tìm hiểu chú thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản : H1: Tóm tắt ngắn gọn 3 LĐ chính mà Rut-xô đã trình bày thành 3 đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ. àĐi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, ko bị lệ thuộc vào bất cứ ai(gã phu trạm)bất cứ cái gì (giờ giấc, xe ngựa, đường sá …) àĐi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta(Nông nghiệp, tự nhiên học…) àĐi bộ ngao du có tác dụng lớn đến sức khỏe và tinh thần. à Từ 3 LĐ này, đề xuất một nhan đề cho đoạn trích là : Lợi ích của đi bộ ngao du ? H2: Đoạn 1, tác giả dùngmấy mấyTrật tự sắp xếp 3 LĐ chính có hợp lý ko ? Vì sao ? àĐối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông luôn luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ tuổi thơ cay đắng ; suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ PK, từ nhỏ lại ko được học hành ; rất khao khát kiến thức và nỗ lực tự học cả đời để có kiến thức èLập luận trau dồi vốn tri thức, ko phải trong sách vởmà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên, được ông xếp ở vị trí thứ 2 trong số các lợi ích của đi bộ ngao du. H3: Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì Ta khi thì Tôi trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru -xô luôn bổ sung sinh động cho các lý lẽ của ông khi ông lập luận. àXưng ta khi lý luận chung ; xưng tôi khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông ; có khi những trải nghiệm của cái Tôi được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê-min chỉ là một người học trò do ông tưởng tượng. ànhờ xen kẽ giữa lý luận trừu tượng(Gắn với Ta) và những trải nghiệm của cá nhân tác giả (Gắn với Tôi )nên áng văn nghị luận này ko khô khan mà rất sinh động. H4: Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này ? àLà con người giản dị ; quý trọng tự do ; và yêu mến thiên nhiênèđó là bóng dáng tinh thần của nhà văn và đó là nét đặc biệt của bài văn. H5: Đọc đoạn trích, ta hiểu thêm gì những lợi ích mới của việc đi bộ ngao du ? àThỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn tư do ; mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống ; nhân lên niềm vui sống cho con người. *Tổng kết: H6: đoạn trích cho em thấy được nét nổi bật nào trong nghệ thuật lập luận của nhà văn ? Ý nghĩa của đoạn trích là gì ? àHọc ghi nhớ /102. I. Tác giả-tác phẩm : -Giăng Ru-xô(1712-1778) là nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp. -Đoạn trích trích trong tác phẩm Êmin hay Về Giáo dục . II. Tìm hiểu đoạn trích : 1. Đặc điểm của đi bộ ngao du –được tư do thưởng ngoạn theo ý thích. -Đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng. -Quan sát…xem xét…một dòng sông…môt khu rừng … mỏ đá…các khoáng sản… -Xem tất cả…chẳng phụ thuộc …hưởng thụ tất cả sự tư do… àTự do cá nhân với nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên 2. Mục đích và nội dung của Đi bộ ngao du : trau dồi kiến thức. -Đi như Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go… -Về nông nghiệp: biết các sản vật, cách thức trồng trọt… ; tự nhiên học: xem xét khoảnh đất, ghè vàinmẩu đá, sưu tập hoa lá, tìm các hóa thạch… -Phòng sưu tập phong phú hơn cả vua chúa…Đô-băng-tông cũng không tốt hơn… àĐề cao kiến thức thực ttế khách quan, xem thường kiến thức sách vở giáo điều èMở mang tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, đầu óc minh mẫn hơn. 3. Tác dụng tích cực của Đi bộ ngao du đối với sức khỏe và tinh thần con người : -Sức khỏe được tăng cường. -Tính khí trở nên vui vẻ. -Hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon … àSo sánh hai trạng thái tinh thần àKhẳng định lợi ích tinh thần của việc ĐBND èKhơi dậy niềm vui sống, tinh thần vui vẻ, nâng cao sức khỏe và tinh thần . 4. Hình ảnh của nhà văn qua đoạn trích : -Con người giản dị ; tôn trọng kinh nghiệm đời sống ; Quý trọng tự do ; yêu mến thiên nhiên ; trí tuệ sáng láng. III. Tổng kết: -Học ghi nhớ SGK/102 Củng cố (luyện tập): Dặn dò: Học thuộc-tập phân tích một số chi tiết trong đoạn trích Soạn bài Hội thoại (Tiếp theo). ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 111: HỘI THOẠI (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt : Như tiết 107: II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết những lợi ích do việc đi bộ ngao du đem lại ? Ýù nghĩa của đoạn trích ? Bài mới: * Giới thiệu bài : Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lượt lời: *Đọc lại đoạn trích ở tiết trước, chú ý : H1: Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ? H2: Bao nhiêu lần lẽ ra H. được nói nhưng H. ko nói ? Sự im lặng thể hiện thái độ của H. đối với những lời nói của người cô như thế nào ? àSự im lặng cho biết thái độ của H. là bất bình đối với những lời người cô nói. H3: Vì sao H. ko cắt lời người cô khi bà nói những điều H. ko muốn nghe ? àH. là vai dưới, ko được phép xúc phạm người cô. *Giáo viên cho thêm một vài ví dụ khác. èH4: Trong hội thoại, mỗi người được quyền nói ko ? H5: Mỗi lần nói như vậy gọi là một lượt lời, vậy em hiểu thế nào là một lượt lời ? H6: Trong khi nói, cần chú ý đến thái độ gì ? Im lặng có phải là một cách để biểu lộ thái độ ko ? Trong trường hợp nào có thể im lặng ? àQua các trường hợp trên có thể rút được những gì về lượt lời trong hội thoại ? àGhi nhớ SGK/102. Hđ 2: Hướng dẫn luyện tập. I. Lượt lời trong hội thoại: 1. Tìm hiểu: -Xem SGK/92. àBà cô nói 5 lần ; Hồng nói 3 lần àSự im lặng của H. biểu hiện sự đau đớn xót xa và bất bình . àH. là vai dưới, ko được phép xúc phạm. 2. Ghi nhớ: -Học SGK/102. II. Luyện tập: Bài 1-4/107 Gợi ý bài tập : Bài 1: -Về vai XH, chị D từ chỗ nhún nhường(Cháu-ông ; van vỉ thiết tha. ) Đã vùng lên kháng cự(Bà –mày ; đe doạ và thực hiện lời đe doạ): cai lệ (thằng kia – mày- ông …)rất hống hách ; người nhà lý trưởng (Anh ta phải gió …)mỉa mai châm chọc. àTính cách các nhân vật . Bài 2: a/Cái Tí lúc đầu nói rất nhiều, hồn nhiên ; chị D. chỉ im lặng ; về sau, Tí nói ít, chị Dậu nhiều hơn. b/Rất phù hợp với tâm lý nhân vật: Thoạt đầu cái Tí vô từ vì chưa biết, còn chị D. đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tí rất đau buồn nói ít hẳn đi, chị Dậu phải nói để thuyết phục hai đứa con. c/Việc Tí kể lể làm chị D. càng đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu Tí. Bài 4: Mỗi trường hợp đúng một hoàn cảnh khác nhau. Khi cần im lặng để giữ bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp…thì im lặng là vàng nhựng im lặng trước hành vi sai trái, trước áp bức bất công, cái ác…thì đó là dại khờ, hèn nhát. Củng cố (luyện tập): Làm bài tập –đọc lại ghi nhớ. Dặn dò: Học bài – làm bài tập Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 112: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biều cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLvăn trước. Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Lượt lời là gì ? Cần chú ý những gì khi giao tiếp ? – Sửa bài tập. Bài mới: * Giới thiệu bài : Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài (Xem SGK/108) Giúp học sinh hiểu rõ: Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì, cho ai, và do đó, cần phải làm theo kiểu lập luận nào ? Bài 1/108 H1: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các LĐ theo trình tự trong SGK có hợp lý ko ? Vì sao ? Nên sửa như thế nào ? (Xem dàn bài). Rút ra kết luận: àDẫn chứng có vai trò cốt yếu trong lập luận CM. Ko có bằng chứng thì LĐ cũng chẳng thể làm sáng tỏ được. Tuy nhiên CM ko phải là liệt kê ẫn chứngèPhải đưa ra LĐ. àCác LĐ được nêu ra để CM ko chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn cần được sắp xếp rành mạch, hợp lý, để có thể làm cho vấn đề trở nên sáng tỏàLĐ cần được sắp xếp gọn gàng, mạch lạc hơn. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Bài 2/108: *Bước 1: H 2: Ta sẽ đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn nào ? Đoạn văn nằm ở vị trí nào trong bài văn ? *Bước 2: H 3: Trong đoạn văn ấy, em thật sự muốn biểu hiện những tình cảm gì ? Em thấy đoạn văn được nêu ở điểm 2. b có biểu hiện thật đúng và đủ những những tình cảm ấy của em ko ? H 4: Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó ? Em định dùng những tư øngữ, các cách đặt câu đó ko và sửa lại như thế nào ? *Bước 3: Cho viết đoạn văn và kiểm tra: -Đoạn văn thực sự có yếu tố biểu cảm chưa ? -Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa, hay còn khuôn sáo ? -SựÏ diễn đạt tình cảm ấy có rõ ràng, trong sáng hay ko ? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc thêm. A. Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh: B. Dàn bài: a. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan. b. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể. 1/Về thể chất, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh. 2/Về tình cảm : -Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân ; có thêm tình yêu đối với th/nhiên, với quê hương đất nước. 3/Về kiến thức: -Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe ; -Đưa lại nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở nhà trường. c. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan. C. Viết đoạn văn : Củng cố (luyện tập): : Xem-kiểm tra bài tập Dặn dò: Luyện tập phần còn lại. Ôn tập kiểm tra văn học Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ..........................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-28.DOC
Giáo án liên quan