Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 28 Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.

- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong tác phẩm.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn chính luận.

 3. Thái độ: Cảm thông cho số phận của nhân dân thuộc địa và căm ghét bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1., 8A5.) 2. Bài cũ: Quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung là gì? Hãy liên hệ với thực tế ngày nay.

3. Bài mới: Có rất nhiều thứ thuế như thuế nhà nước, thuế đất, nhưng trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” lại có một thứ thuế khác đó là thuế máu. Và đây là cách gọi của tác giả. Thuế máu gợi lên số phận thảm thương của nhân dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác tàn bạo của chính quyền thực dân.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 28 Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: 16/03/2013 Tiết: 105 - 106 Ngày dạy: 18/03/2013 THUẾ MÁU (Nguyễn Ái Quốc) A. Mức độ cần đạt - Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp. - Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong tác phẩm. - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn chính luận. 3. Thái độ: Cảm thông cho số phận của nhân dân thuộc địa và căm ghét bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung là gì? Hãy liên hệ với thực tế ngày nay. 3. Bài mới: Có rất nhiều thứ thuế như thuế nhà nước, thuế đất,… nhưng trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” lại có một thứ thuế khác đó là thuế máu. Và đây là cách gọi của tác giả. Thuế máu gợi lên số phận thảm thương của nhân dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác tàn bạo của chính quyền thực dân. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Em hãy nêu vài nét về tác giả? Nêu xuất xứ của tác phẩm? Vb này thuộc thể loại gì? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó? (Phóng sự – chính luận). Văn bản «Thuế máu» thuộc kiểu văn bản chính luận. Vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội: thuế máu trong chế độ thực dân Pháp. Em hiểu gì về nhan đề của văn bản? Em hãy nhận xét về tên các phần trong văn bản? -> Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương ý nói lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến kiệt cùng của bọn thực dân cai trị; các phần nối tiếp chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, và sự phê phán triệt để của NAQ. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Gv cùng hs đọc: Giọng điệu lúc mỉa mai, châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn phẫn nộ, khi giễu nhại, trào phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ… Gọi hs đọc chú thích trong sgk 2,3 Vb này có bố cục mấy phần, nêu nội dung từng phần? -> 3 phần. Thuế máu sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu đại ý của văn bản? Gọi Hs đọc đoạn đầu Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của thực dân Pháp đối với người bản xứ trước chiến tranh? Khi có chiến tranh xảy ra thì chúng như thế nào? Vì sao? -> Khi cuộc chiến tranh bùng nổ, lập tức họ đựơc các quan cai trị tâng bốc, vỗ về... Vì thực dân Pháp muốn che giấu dã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuộc chiến tranh cho quyền lợi của nước pháp. Đó chính là thủ đoạn của chính quyền thực dân. Các cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép ở đây được dùng với dụng ý gì? -> Mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân. Để làm rõ cái giá phải trả cho cái vinh dự đột ngột ấy, tác giả đã đưa ra các chứng cớ cùng với lời bình ntn? -> Đột ngột xa lìa vợ con, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hảo huyền ; Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Số phận của người bản xứ ở hậu phương được khái quát bằng sự việc nào? Cách cấu tạo lời văn có gì đặt biệt? Cách cấu tạo lời văn như thế có tác dụng gì? -> Cả luận cứ được diễn đạt chỉ một câu với nhiều dâu phẩy, dùng hình ảnh biểu tượng, kết hợp đưa dẫn chứng. Tác dụng: lượng thông tin nhanh, truyền cảm. Theo dõi đoạn văn cuối cho biết có gì đặc biệt trong lời văn ở đoạn này? -> Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mạng trên đất pháp trong mấy năm chiến tranh Hết tiết 105 chuyển tiết 106 Gọi hs đọc đoạn 2: Em hãy giải thích từ “tình nguyện” có nghĩa là gì? Hãy nêu rõ các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của thực dân? -> Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính ; Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những người nhà giàu ; Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối... Tốp thì xích tay, người thì bị nhốt có lính pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn. Từ đó cho ta thấy thực trạng, chế độ lính tình nguyện ntn? -> Là cơ hội làm giàu cho bọn quan chức, là cơ hội củng cố địa vị, thăng quan tiến chức. Vậy phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố điều gì? -> Các bạn đã tấp nập đầu quân… kẻ thì dâng cánh tay của mình như lính thợ... Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của tác giả? Qua đó bộc lộ bản chất gì của cq thực dân? Trước thực tế đó, phản ứng của người bản xứ ra sao? Gọi Hs đọc đoạn kết Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? -> Lời tuyên bố “tình tứ” của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Họ mặc nhiên trở lại “giống người hèn hạ”. Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ? - Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. - Bỉ ổi hơn nữa, khi cấp môn bài bán lẻ thuộc phiện cho thương binh người Pháp và vợ con tử sĩ người Pháp. Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn này? -> Tư liệu xác thực, hình ảnh biểu cảm, ngòi bút trào phúng, giọng điệu đanh thép, mỉa mai, châm biếm. Từ đó, thái độ nào của người viết được bộc lộ? -> Tố cáo quyết liệt chế độ thực dân pháp tại Việt Nam. Tóm lược lại những nét chính về nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản? Hs trả lời theo nội dung bài học và nội dung ghi nhớ/SGK. Học qua vb này đem lại cho em hiểu biết gì về bản chất chế độ thực dân và số phận của người dân ở các nước thuộc địa cách đây 2/3 thế kỉ? (hs khái quát lại theo hiểu biết của mình) Từ đó, em hãy rút ra ý nghĩa văn bản? Vài Hs nêu, Gv chốt ý, ghi bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm - Xuất xứ: (Sgk/90) - Thể loại: Phóng sự – chính luận - Ý nghĩa nhan đề: “Thuế máu” là thứ thuế tàn nhẫn, độc ác, phũ phàng nhất mà thực dân Pháp đã bóc lột xương máu, mạng sống của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918). II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm. 2.3 Đại ý: Tố cáo và lên án chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa, và bước đầu vạch ra con đường cách mạng đấu tranh, giành độc lập tự do cho nhân dân các nước địa. 2.4. Phân tích a. Chiến tranh và người bản xứ - Trước chiến tranh: tên An-nam-mít bẩn thỉu, biết kéo xe tay và bị ăn đòn... - Khi chiến tranh bùng nổ: được gọi là “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”... - Đột ngột xa gia đình, quê hương ; - Bỏ xác trên chiến trường ; - Hậu phương: Làm việc kiệt sức trong các nhà máy. - Kết quả: tám vạn người không trở lại... -> Nghệ thuật đối lập tương phản, từ ngữ mỉa mai, châm biếm. => Tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, nham hiểm của chính quyền thực dân đồng thời thể hiện tình cảm xót xa đối với nhân dân thuộc địa. Hết tiết 105 chuyển tiết 106 b. Chế độ lính tình nguyện * Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính: - Lùng ráp lớn, săn bắt chế độ lính tình nguyện - Xoay xở kiếm tiền nhà giàu... - Xích tay, nhốt có lính canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn... -> Giọng điệu châm biếm, đả kích ; đối lập, tương phản. => Vạch trần thủ đoạn lường gạt tàn nhẫn của chính quyền thực dân đối với người bản xứ. * Phản ứng của người dân: - Tìm mọi cơ hội trốn thoát: + Bỏ tiền mua thân + Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính. - Biểu tình phản đối. c. Kết quả của sự hi sinh * Kết quả hy sinh: - Lời tuyên bố im bặt ; - Trở lại giống người bẩn thỉu. * Đối xử trả ơn sau khi bóc lột hết “thuế máu”: - Tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được ; - Đánh đập vô cớ ; - Đối xử thô bỉ như đối với súc vật ; - Chính quyền thực dân cấp môn bài bán lẻ thuộc phiện cho thương binh người Pháp và vợ con tử sĩ người Pháp. -> Coi rẻ tính mạng và xương máu những kẻ bị lừa bịp. -> Tư liệu xác thực, hình ảnh biểu cảm, ngòi bút trào phúng, giọng điệu đanh thép, mỉa mai, châm biếm. => Tố cáo quyết liệt chế độ thực dân Pháp vô đạo, tàn nhẫn tại Việt Nam. => Tin tưởng phẩm chất, đạo đức của người dân thuộc địa không hoen ố. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật b. Nội dung: => Ghi nhớ: (Sgk/92) * Ý nghĩa văn bản: Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. III. Hướng dẫn tự học - Sưu tầm một số tranh ảnh lịch sử minh họa cho bài học. - Đọc diễn cảm văn bản (giọng điệu mỉa mai, bút pháp trào phúng). - Chuẩn bị bài tiết sau: Hành động nói (tt) E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 28 Ngày soạn: 18/03/2013 Tiết: 107 Ngày dạy: 20/03/2013 HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp theo) A. Mức độ cần đạt Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói. 2. Kỹ năng: Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp. 3. Thái độ: Có ý thưc dùng hành động nói phù họp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút (có đề, đáp án, biểu điểm kèm theo) 3. Bài mới: Tiết học trước ta đã tìm hiểu về khái niệm hành động nói và các kiểu hành động nói rồi. Vậy hành động nói gắn liền với các kiếu câu gia hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách thực hiện hành động nói Gọi Hs đọc vd Sgk Hãy đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp và dấu (- ) vào ô trống không thích hợp theo bảng thống kê kết quả? Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trên? -> Đều là câu trần thuật, đều kết thúc bằng dấu chấm. Qua đó cho ta thấy những câu nào giống nhau về mục đích? -> câu 1,2,3: Trình bày ; câu 4,5: Cầu khiến Sau khi đã xác định được hành động nói của các câu trong đoạn văn trên, chúng ta thấy cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động khác nhau. Vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét gì? Gọi Hs đọc ghi nhớ, Sgk. Hãy tìm một số vd về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp cho các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật? Cách dùng trực tiếp: A. Giục: Hãy đi ngay kẻo muộn. B. Đáp: Vâng , tôi đi ngay đây ! (Câu cầu khiến của A thực hiện hành động cầu khiến) A. Nói: Trời đang mưa to. B. Gật đầu: Hôm qua cũng mưa to như thế này ! (Câu trần thuật của A thực hiện hành động thông báo) Cách dùng gián tiếp: A. Nói: Tớ mua cái cặp này những hai trăm nghìn cơ đấy! B. Bĩu môi: Hai trăm nghìn cơ đấy? (Câu nghi vấn của B thực hiện hành động bác bỏ: bịa đặt, làm gì có cái giá trên trời ấy) A. Phàn nàn : Sao dạo này mọi người có vẻ lạnh nhạt với tớ thể nhỉ? B. Cười: Cậu hãy tự hỏi mình xem. (câu cầu khiến của B thực hiện hành động chất vấn: cậu thử kiểm điểm xem mình đã đối xử với bạn bè ntn?) Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 2: Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến: kêu gọi. Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình. Bài 3: Các câu có mục đích cầu khiến: + Dế choắt: - Song anh cho phép em mới dám nói. - Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạn thì em chạy sang + Dế Mèn: - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. * Nhận xét: Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn. DM ỷ thế mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện. I. Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói 1. Phân tích ví dụ Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi Trình bày + + + Điều khiển + + Hứa hẹn Bộc lộ cảm xúc 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các kiểu câu với các kiểu hành động nói - Câu trần thuật thực hiện hành động trình bày: cách dùng trực tiếp. - Câu trần thuật thực hiện hành động cầu khiến: cách dùng gián tiếp 3. Ghi nhớ: (Sgk/71) II. Luyện tập Bài 1: - Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? -> khằng định. - Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? -> phủ định. - Lúc bấy giờ, dầu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? -> khẳng định. - Vì sao vậy? -> Giải thích. - Nếu vậy, rồi đây, sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? -> phủ định. * Câu nghi vấn ở đoạn đầu để tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả. * Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên , khích lệ tướng sĩ * Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi Bài 4: chọn b, e. Bài 5: chọn c. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài. Tự làm lại bài tâp. - Chuẩn bị bài tiết sau: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 28 Ngày soạn: 18/03/2013 Tiết: 108 Ngày dạy: 20/03/2013 TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt - Bổ sung, nâng cao hiểu biết về văn nghị luận. - Nắm được vai trò yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận. - Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động,truyền cảm của bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng - Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận. - Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý, có hiệu quả phù hợp với logic lập luận của bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm... D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Hãy kể tên những tác phẩm nghị luận đã học? Nhận xét mục đích của văn nghị luận qua các tác phẩm nghị luận đã học? Hầu hết các tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng yếu tố nào? 3. Bài mới: Ta đã biết yếu tố biểu cảm được thể hiện rõ nhất trong bài văn nghị luận là từ, ngữ, câu cảm, giọng điệu, lời văn. Nhưng có phải chỉ có như vậy không? Làm thế nào để có cảm xúc, tình cảm và biểu hiện ra khi viết văn nghị luận? Biểu cảm trong văn nghị luận có giống như biểu cảm trong văn biểu cảm hay không? Đó là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Gọi hs đọc vb “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong vb trên? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CTHCM có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không? -> Giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm. Tuy nhiên Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được cọi là những vb nghị luận chứ không phải là văn biểu cảm. Vì sao? -> Vì các tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không phải nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống thế nào). Ở những văn nghị luận như thế, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo, mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi. Hãy theo dõi bảng đối chiếu và nhận xét xem cột nào có sử dụng yếu tố biểu cảm, sử dụng yếu tố biểu cảm như thế có tác dụng gì? -> Cột 2 có sử dụng yếu tố biểu cảm vì thế nó giúp cho bài văn nghị luận hay hơn. * Gv giải thích: Biểu cảm là yếu tố có khả năng gây được hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng nhiều nhất, nghĩa là có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho văn bản. Qua phhân tích em có nhận xét gì về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? => Ghi nhớ 1/Sgk. Thông qua việc tìm hiểu các vb, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? -> Muốn phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận, trước hết người viết không chỉ cần suy nghĩ đúng, nghĩ sâu về các vấn đề, luận điểm, luận cứ, lập luận… mà còn phải thật sự xúc động trước những điều đang nói, đang viết, đang bàn luận. Đó không chỉ là những tình cảm xúc động nhất thời, mà cần có một tình cảm chân thật, tự nhiên và sâu sắc mãnh liệt, dù đó là tình yêu hay lòng căm thù. Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? … người viết cần có những phẩm chất gì khác nữa? -> Có rung cảm không chưa đủ mà còn phải biết và rèn cách biểu cảm. Nghĩa là biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong bài văn nghị luận sao cho phù hợp, không phá vỡ mạch lập luận. Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao? > Không phải dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, nhiều câu biểu cảm thì giá trị biểu cảm trong bài văn tăng. Ngược lại nếu dùng quá nhiều mà không phù hợp, sẽ biến bài văn nghị luận thành thành lí luận dông dài, hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ. Vậy, để bài văn nghị luận có sức biểu cảm đòi hỏi người viết cần có yếu tố nào? => Ghi nhớ 2/sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 1: Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong phần I: Chiến tranh và “người bản xứ” - Một là “nhại” các từ: “tên da đen bẩn thỉu”, “An-nam-mít bẩn thỉu”, “con yêu”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị khinh bỉ, sau thì đề cao một cách bịp bợm. Sự nhại lại các lời văn ấy và đem đối lập chúng lại với nhau đã phơi bày giọng điệu dối trá của thực dân, tạo hiệu quả mỉa mai. - Hai là dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân như: “Nhiều người bản xứ đã… chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng…”. Những ngôn từ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo, cười cợt. Ở đây, yếu tố biểu cảm đã tạo hiệu quả về tiếng cuời châm biếm sâu cay. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện. I. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận 1. Phân tích ví dụ a. Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”: * Từ ngữ biểu cảm: Hỡi, muốn, phải, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, dù, ai cũng phải… * Câu cảm thán: - Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc ! - Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! - Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Thắng lợi nhất định về dân tộc ta! - Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! - Kháng chiến thắng lợi muôn năm! -> Là văn bản nghị luận nên yếu tố biểu cảm làm bổ trợ, làm cho lí lẽ thêm thuyết phục, tác động vào tình cảm, tâm hồn người đọc. b. So sánh bảng đối chiếu: (1) - Không có từ ngữ biểu cảm - Không có câu cảm thán -> Nên chỉ đúng nhưng không hay. (2) Có yếu tố biểu cảm nên vừa đúng lại vừa hay, gợi cảm xúc nơi người đọc. 2. Ghi nhớ (Sgk/97) II. Luyện tập  Bài 2: Trong đoạn văn, tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò, để họ thấy tác hại của việc “học tủ” và “học vẹt”. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự “xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của những học sinh mà ông thật lòng quí mến. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ. - Làm hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài tiết sau: văn bản Đi bộ ngao du. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docNV 8 TUAN 28.doc