1- Mục tiêu:
1.1.Kiến thức :
*Hoạt động 1 và 2:
-Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả .
-HS hiểu cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn .
-HS biết lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
1.1.Kĩ năng :
-Đọc – hiểu văn bản nghị luận của nước ngoài .
-Tìm hiểu, phn tích cc luận điểm, luận cứ, cách trình by vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể .
1.3.Thái độ:- Giáo dục HS ý thức trong việc đi bộ để rèn luyện sức khỏe.
2-Nội dung học tập: Quan diểm đi bộ của tác giả.Nghệ thuật lập luận mang sắc thái cá nhân của tác giả.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 29 năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐI BỘ NGAO DU - Ru- xô
Tuần 29- Tiết 109 - 110
Ngày dạy:
1- Mục tiêu:
1.1.Kiến thức :
*Hoạt động 1 và 2:
-Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả .
-HS hiểu cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn .
-HS biết lối viết nhẹ nhàng cĩ sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
1.1.Kĩ năng :
-Đọc – hiểu văn bản nghị luận của nước ngồi .
-Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể .
1.3.Thái độ:- Giáo dục HS ý thức trong việc đi bộ để rèn luyện sức khỏe.
2-Nội dung học tập: Quan diểm đi bộ của tác giả.Nghệ thuật lập luận mang sắc thái cá nhân của tác giả.
3- Chuẩn bị:
3.1.GV:Tham khảo tài liệu SGV
3.2.HS: chuẩn bị theo yêu cầu của SGK.
4- Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:TS: / Vắng:
8A2:TS: / Vắng:
4.2. Kiểm tra miệng:
1/Nội dung chủ yếu của “Bản án chế độ thực dân Pháp” là gì? (9đ)
2/Vấn đề văn bản đi bộ ngao du nói đến là vấn đề gì?(1đ)
1/- Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá.
- Thể hiện tình cảnh tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở các xứ thuộc địa trên thế giới
- Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng giành độc lập.
2/Mục đích ý nghĩa của việc đi bộ.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA G V VÀ H S
_____________________________________
Hoạt động 1(10’)
Hướng dẫn đọc văn bản – tìm hiểu chú thích
Đọc; giọng điệu hân hoan, hồ hởi chú ý các từ ngữ biểu thị cảm xúc (tình thái từ, từ láy, các kiểu câu cảm thán, câu hỏi tu từ
GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét
à Tìm hiểu chú thích: tác giả, tác phẩm, từ khó
GV diễn giảng thêm về tiểu sử tác giả (SGV/126)
Hoạt động 2(25’)
Tìm hiểu văn bản
GV:Bài văn gồm có 3 đoạn mỗi đoạn diễn tả một luận điểm. Em hãy cho biết luận điểm ở mỗi đoạn văn?
Để làm sáng tỏ luận điểm ở mỗi đoạn văn em hãy tìm các lý lẽ được tác giả trình bày?
*Tích hợp GDBVMT:¨- Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do, tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai (gã phu trạm), bất cứ cái gì (giờ giấc, xe ngựa, đường sá…)
- Đi bộ ngao du ta có dịp trau dồi vốn kiến thức.(nông nghiệp: các sản vật, cách thức trồng, …; tự nhiên học: xem xét đất, đá, sưu tập hoa lá, các hoá thạch,…)
-Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ, tinh thần (vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan, thích thú, ngủ ngon giấc…)
GV:Theo em, những lỹ lẽ nêu ra có làm sáng tỏ cho từng luận điểm không? Vì sao?
¨ Lý lẽ cụ thể, trình bày mạch lạc, có sức thuyết phục
à Gv chuyển sang câu hỏi 2 của SGK- GV diễn giảng vài nét về tuổi thơ của tác giả (dựa theo những điều cần lưu ý của SGV/126 – 127)
· Chỉ được đi học vài năm (12 – 14 tuổi)
· Học nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập …, bỏ đi tìm cuộc sống tự do.
· Đi nhiều nơi kiếm sống bằng nhiều nghề: đầy tớ, gia sư, dạy âm nhạc
Tiết 2(30’)
GV:Em có tán thành với trật tự các lập luận như tác giả không? Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào? Vì sao?
* Với Ru-xô: tự do, không bị lệ thuộc ai cái gì là quan trọng hàng đầu (vì tuổi thơ bị đánh, chửi … phải bỏ đi…) không được học hành chu đáo, nên luôn tự học, lúc nào cũng khao khát tri thức…
à Việc sắp xếp trật tự các lập luận (luận điểm) chặt chẽ, đậm sắc thái cá nhân tác giả Ru-xô.
GV chuyển sang tìm hiểu sự đan xen giữa cái “ta” cái “tôi” trong bài.
GV:Em hãy khảo sát cả 3 đoạn văn: những lý lẽ tác giả xưng “ta” và những lý lẽ xưng “tôi”.Tác giả xưng “ta” khi lý luận về những điều có tính chất như thế nào? Xưng “tôi’ khi nói về những việc có tính chất như thế nào?
¨ Ta: lí luận có tính chất chung, hiển nhiên
Tôi: kinh nghiệm riêng của cá nhân
GV:Theo em, sự xen kẽ giữa lý luận có tính chung, hiển nhiên với kinh nghiệm riêng mình, có tác dụng thế nào trong lập luận của bài văn?
¨ Làm cho bài văn nghị luận sinh động, có cảm xúc.
GV:Không chỉ nghị luận, bài văn còn có yếu tố biểu cảm, hãy tìm hiểu yếu tố biểu cảm bên cạnh lập luận của tác giả?
¨ … Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông …
GV: Nhờ sự xen kẽ giữa lý luận trừu tượng (gắn với ‘ta”) và những trải nghiệm của cá nhân của tác giả (gắn với ‘tôi”) nên áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động.
GV:Qua bài văn, ta hiểu được những gì về nhà văn?
HS đọc ghi nhớ SGK/T.102
NỘI DUNG BÀI HỌC
________________________________
I- Đọc – hiểu văn bản:
1- Đọc:
2- Tác giả – tác phẩm:
- Ru- xô(1712- 1778) là nhà văn Pháp.
- Trích quyển V- quyển cuối cùng của tác phẩm“Eâmin hay về giáo dục”
3- Giải nghĩa từ:
II- Tìm hiểu văn bản:
1- Các luận điểm chính:
- Đi bộ ngao du làm ta hoàn toàn tự do.
- Đi bộ ngao du ta sẽ có dịp trau dồi tri thức.
- Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần.
2- Trật tự các luận điểm:
Đi bộ ngao du thì tự do à được trau dồi kiến thức từ thiên nhiên à có lợi cho sức khoẻ, tinh thần.
Þ lập luận chặt chẽ, đậm sắc thái cá nhân của tác giả.
3- Nghệ thuật:
- Xen kẽ những lý luận chung, hiển nhiên với những kinh nghiệm của riêng mình.
- Nghị luận có yếu tố biểu cảm.
- Giản dị, quý trọng tự do, yêu mến thiên nhiên, tư tưởng tiến bộ.
Ghi nhớ: SGK/T.102
4.4. Tổng kết:
Nêu 3 luận điểm trong “Đi bộ ngao du”
¨- Tự do
- Có dịp trau dồi tri thức
- Sức khoẻ và tinh thần tốt
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Bài học tiết này:
- Xem lại nội dung và cách trình bày nội dung,cách lập luận của tác giả.
*Bài học tiết này:
- Soạn bài: · Hội thoại (tt) ( Tìm hiểu lượt lời và cách dùng lượt lời)
· Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.( Tìm hiểu cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận qua các VD )
5- Phụ lục:
Tuần 29 HỘI THOẠI (tt)
-Tiết 111
Ngày dạy:
1- Mục tiêu:
1.1.Kiến thức :
*Hoạt động 1:
- HS hiểu khái niệm lượt lời .
- HS biết việc lựa chọn lượt lời gĩp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
1.2.Kĩ năng :
*Hoạt động 2:
- Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại .
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp .
1.3.Thái độ:
- Thĩi quen:Giáo dục HS ý thức trong hội thoại, tránh hiện tượng cướp lời khi giao tiếp.
- Tính cách:Lịch sự khi giao tiếp
2-Nội dung học tập: Khái niệm lượt lời và cách vận dụng trong giao tiếp.
3- Chuẩn bị:
3.1.GV: Tham khảo các trường hợp hội thoại.
3.2.HS: thuộc bài cũ và trả lời bài mới theo yêu cầu của SGK.
4- Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:TS / Vắng:
8A2:TS / Vắng:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Em hiểu thế nào về vai xã hội trong hội thoại? ( 4đ )
Câu 2:Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty.Khi đó quan hệ của họ là quan hệ gì? (5 đ)
A.Quan hệ gia đình
B.Quan hệ tuổi tác
C.Quan hệ chức vụ xã hội
D.Quan hệ bạn bè,đồng nghiệp.
Câu 3:Trong bài Hội thoại(t.t) tìm hiểu về nội dung gì? (1đ)
Câu1: là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại
Câu 2: Đáp án C.
Câu 3: khái niệm lượt lời trong hội thoại.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
_____________________________________________
Hoạt động 1 (10’)
Tìm hiểu khái niệm “lượt lời” trong hội thoại
GV hướng dẫn HS đọc thầm lại đoạn trích ở tiết trước (107) và trả lời các câu hỏi
GV:Trong cuộc thoại đó, bà cô nói bao nhiêu lần?
¨ Bà cô: 6 lần (kể cả một lần lời nhân vật được tác giả chuyển thành lời kể) “Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện …”
Hồng: 3 lần (kể cả một lần lượt lời được chuyển thanh lời kể)
GV:Trong cuộc thoại,chỗ nào lẽ ra Hồng được nói nhưng lại không nói?
¨ Sau lời “Sao lại không vào …trước đâu!” hoặc sau lời “… bóng đèn”
GV: lượt lời của Hồng không được thực hiện chuyển thành lời kể của tác giả: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất …” “… cổ họng tôi đã nghẹn ứ”
GV:Hồng không trả lời bà cô là vì sao?
¨ - Vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới không được phép xúc phạm người cô.
-Vì Hồng bất bình đối với những lời người cô nói.
GV:Qua tìm hiểu đoạn văn, em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại?
GV:Vậy trong hội thoại có giới hạn người tham gia nói không?
¨ …mỗi người tham gia cuộc thoại đều có quyền được nói.
GV:Theo em căn cứ vào đâu để thực hiện một lượt lời?
¨ Căn cứ vào tình huống cụ thể khi giao tiếp để thực hiện lượt lời.
GV:Nếu dựa theo đoạn văn nói trên, những tình huống cụ thể thực hiện lượt lời là gì?
¨- Người nói (bà cô) chọn người nói tiếp theo (Hồng)
- Người đang nói tiếp tục một lượt lời mới – vì không có ai chọn lượt lời …(Hồng im lặng…)
· HS xem xét tình huống sau:
Trong giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm hỏi cả lớp: - Lớp mình có ai tình nguyện giúp Nam truy bài?
Lan giơ tay đứng lên nói:
- Thưa cô, em xin được giúp bạn Nam ạ!
GV:Lan được cô giáo chọn nối tiếp hay tự chọn lượt lời cho mình?
¨ Tự chọn lượt lời cho mình
GV:Nếu trường hợp cả lớp im lặng thì sao?
¨ Im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu hiện thái độ. Nhưng trong trường hợp trên im lặng là không đúng.
GV:Trong đoạn văn ở phần luyện tập (102) có hiện tượng thực hiện lượt lời khi người đang nói chưa nói xong. Em hãy chỉ rõ?
¨ … cai lệ cướp lời chị Dậu
GV:Hiện tượng cướp lời thể hiện thái độ gì khi giao tiếp?
¨ Mất lịch sự, cần phải tránh.
Tóm lại, để hiểu thế nào là lượt lời và cách dùng lượt lời, em hãy đọc phần ghi nhớ (SGK/T.102)
à GV đọc lại và chuyển sang luyện tập
Hoạt động 2(25’)
Hướng dẫn HS luyện tập
BT1:
cai lệ và chị Dậu: nói nhiều lượt nhất
người nhà lí trưởng: nói ít hơn
anh Dậu: chỉ nói với vợ sau cuộc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lý trưởng đã kết thúc.
BT2: HS chuẩn bị ở nhà và nêu câu hỏi để sửa bài à GV nhắc lại đoạn trích
GV diễn giảng thêm ý 2
NỘI DUNG BÀI HỌC
__________________________
I- Lượt lời trong hội thoại:
Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là một lượt lời. Tuy nhiên trong hội thoại, im lặng cũng là một lượt lời
Ghi nhớ: SGK/T.102
II- Luyện tập:
BT1: Mỗi người một tính cách khác nhau
- Cai lệ: hung hăng, hống hách, …
- Người nhà lí trưởng: nhát gan.
- Chị Dậu: là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ
- Anh Dậu: nhút nhát, cam chịu
BT 2:
a- Thoạt đầu, cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi à Chị Dậu nói nhiều hơn.
b- Diễn biến cuộc thoại phù hợp với tâm lý nhân vật. Cái Tí nói nhiều, vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng …
c- … càng đau lòng chị Dậu, khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang…
4.4 .Tổng kết:
1/Thế nào là hành vi “cướp lời” (xét theo cách hiểu về lượt lời)?
A.Nói tranh lượt lời của người khác.
B.Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời của người đó.
C.Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó.
D.Nói xen vào khi người khác không yêu cầu.
-Đáp án: C
2/Hãy phân biệt sự khác nhau giữa “cướp lời” và “nói leo” trong hội thoại?
- Đáp án: Cướp lời khác nói leo.
+Cướp lời thường là người đang tham gia hội thoại thực hiện lượt lời của mình khi người khác chưa nói hết lời.
+Nói leo thường là lời nói chen vào cuộc thoại(của người có vai thấp và không phải là người có tư cách tham gia cuộc thoại)
4.5 Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này:
+Xem lại phần ghi nhớ để hiểu khái niệm lượt lời trong hội thoại.
+Hiểu thế nào là cướp lời và nói leo trong hội thoại,để thể hiện đúng thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài” Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận”
+Lập dàn ý cho đề bài:Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh .Tham khảo các luận điểm phần 1
5- Phụ lục:
Tuần 29LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
-Tiết 112
Ngày dạy:
1- Mục tiêu:
1.1.Kiến thức :
*Hoạt động 1:
- HS hiểu hệ thống kiến thức về văn nghị luận .
- HS biết cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận .
1.2.Kĩ năng :
*Hoạt động 2:
- Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đĩ trong bài văn nghị luận .
1.3.Thái độ: - Phải luyện tập thật nhiều và thật đúng phương pháp.
2-Nội dung học tập: Củng cố kiến thức và kỹ năng vận dụng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
3- Chuẩn bị:
3.1. GV: Tham khảo các đoạn văn nghị luận cĩ yếu tố biểu cảm.
3.2.HS: chuẩn bị theo các đề mục của SGK.
4- Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chứ cvà kiểm diện:
8A1:TS / Vắng:
8A2:TS / Vắng:
4.2. Kiểm tra miệng:
1/Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có giá trị như thế nào?(5đ)
2/Để bài văn nghị luận có cảm xúc, người làm văn phải thực hiện những gì?
(5đ)
¨ Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, ví nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
¨ … phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA G V VÀ H S
______________________________________
Hoạt động 1(10’)
Tìm hiểu đề bài
GV:Em hãy tìm hiểu những yêu cầu của đề bài trên? Luận đề? Cho ai? Kiểu bài nào? à HS đọc đề ở SGK phần chuẩn bị ở nhà.
¨ - Luận đề: lợi ích của việc tham quan du lịch
- Cho ai: học sinh
Kiểu bài: chứng minh
Ý kiến của bạn HS: chỉ cần tìm dẫn chứng thích hợp liệt kê ra, không cần xây dựng hệ thống luận điểm … ý kiến của nhóm em?
GV để HS phát biểu rồi hệ thống lại các ý:
· Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong chứng minh
· Chứng minh không chỉ là liệt kê dẫn chứng mà người làm bài còn phải nêu quan điểm của mình (luận điểm) về vấn đề…
· Luận điểm còn phải sắp xếp hợp lý, mạch lạc, chặt chẽ để làm cho luận đề được sáng tỏ.
Þ HS ghi vào vở dàn bài sau:
Hoạt động 2(25’)
Hướng dẫn HS tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận à đây là phần trọng tâm
· HS đọc 2 đoạn văn a, b (SGK/T. 108 – 109)
GV:Hai đoạn văn trên gợi cho em những gì về việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?
Giả sử em phải trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”
GV: Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
¨ … thích thú, vui sướng
GV:Đoạn văn ở SGK thể hiện cảm xúc ấy chưa? Nếu chưa, em hãy viết lại? có thể sử dụng một số từ ngữ, cách đặt câu như SGK gợi ý …
Þ Gv để HS tự viết đoạn văn
à HS trình bày à Góp ý à Gv nhận xét, sửa chữa
GV: đưa đoạn nghị luận có yếu tố biểu cảm SGV/134 – cho HS đọc
NỘI DUNG BÀI HỌC
_________________________________
I- Yêu cầu của đề bài:
- Đề bài nêu luận đề: tham quan du lịch vô cùng bổ ích với HS
- Kiểu bài: chứng minh
DÀN BÀI
1- Mở bài:
Nêu lợi ích của việc tham quan
2- Thân bài:
Nêu các lợi ích cụ thể
- Về thể chất: giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh
- Về tình cảm:
· … niềm vui cho bản thân
· yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
-Về kiến thức:
· Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe…
· Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường
-Về ý thức:
Gắn bó với tập thể hơn.
3- Kết bài:
II- Đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận:
- Cần xác định luận điểm gợi cho em cảm xúc gì.
-Dùng các yếu tố biểu cảm:từ ngữ câu thể hiện cảm xúc vào đoạn văn nghị luận
- Cảm xúc phải chân thật trong sáng, được diễn tả rõ ràng, mạch lạc.
4.4.Tổng kết:
Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận bằng phương tiện nào?
- Dùng các yếu tố biểu cảm:từ ngữ câu thể hiện cảm xúc vào đoạn văn nghị luận
4.5 Hướng dẫn học tập:
*Bài học tiết này:
- Tập viết lại đoạn văn có yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
*Bài học tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài: kiểm tra 1 tiết văn :Ôn lại văn bản đã học từ HK2 đến nay.
5- Phụ lục:
File đính kèm:
- Tuan 29.doc