I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Molier là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn nghị luận ? Đưa các yếu tố đoá vào văn bản nghị luận như thế nào ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài :
Molier là nhà soạn kịch tài ba của Pháp, trong đó những vở kịch của ông nổi tiếng trên toàn thế giới như Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện, Tác-tuýp, người bệnh tưởng, Anh ghét đời Đoạn trích trên thuộc vở kịch Trưởng giả học làm sang.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 30 tiết 117 & 118: ông guốc đanh mặc lễ phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TUẦN 30 Tiết 117 & 118: ÔNG GUỐC ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích Trưởng giả học làm sang) – Molier –
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Molier là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả họcï đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn nghị luận ? Đưa các yếu tố đoá vào văn bản nghị luận như thế nào ?
Bài mới:
* Giới thiệu bài :
Molier là nhà soạn kịch tài ba của Pháp, trong đó những vở kịch của ông nổi tiếng trên toàn thế giới như Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện, Tác-tuýp, người bệnh tưởng, Anh ghét đời…Đoạn trích trên thuộc vở kịch Trưởng giả học làm sang.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tác giả, tác phẩm, thể loại:
H1: Em biết gì về tác giả và thể loại kịch ?
àLà lớp kịch của Molier.
-Kịch: màn = hồi (có mở màn, hạ màn) ; Mỗi hồi có nhiều lớp(= cảnh). Đoạn trích thuộc lớp 5, kết thúc hồi II.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
*Diễn biến của hành động kịch.
H1: Lớp kịch này diễn ra ở đâu ? Gồm những cảnh gì ? Nhân vật ở mỗi cảnh như thế nào ? Cuộc đối thoại được chuyển dịch như thế nào giữa các cảnh ?
àDiễn ra tại phòng khách của ông Guốc-đanh, một người trên 40 tuổi, thuộc tầng lớp thị dân thành thị phong lưu. Bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông.
-Có 2 cảnh: 1/Lời thoại của Ông Guốc-đanh và bác phó may với 4 nhân vật ; 2/ Ông Guốc-đanh và tay thợ phụ, sôi động hơn với 4 tay thợ phụ.
-Cảnh trước có 2 người là Ông Guốc-đanh và bác phó may nói với nhau. Cảnh sau cũng chỉ có 2 người là Ông Guốc-đanh và tay thợ phụ nhưng có 4 tay thợ phụ xung quanh, Ông Guốc-đanh tuy chỉ nói với 1 người nhưng mà như nói với cả tốp 5 người àNhộn nhịp hơn cảnh trước.
-Cảnh trước chủ yếu chỉ là lời thoại, kèm theo cử chỉ động tác song cảnh sau có hành động các thợ phụ cởi quần áo, mặc lễ phục mới cho Ông Guốc-đanhàSôi động hẳn.
àKèm thêm nhảy múa và âm nhạc rộn ràngàKết thúc hồi II.
* Ông Guốc-đanh và bác phó may.
H2: Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của Ông Guốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ?
-Bị gã PM lợi dụng qua việc sắm tất, giày, tóc giả, lông đính mũ: Bị lợi dụng ko biết đâu là thật hay giảàVì dốt nát, quê kệch mà vẫn ko biết người ta lợi dụng.
-Xem xét các đối thoại giữa Ông Guốc-đanh và PM: chú ý các chi tiết may hoa ngượcàKịch tính cao, PM đang ở thế bị động chuyển
thành chủ động tấn công bằng 2 đề nghị à Ông Guốc-đanh lùi : Không, không…Tôi đã bảo không…à Chuyển sang chuyện khác.
- Ông Guốc-đanh phát hiện bị ăn bớt vảiàchủ động trách móc àPM chống đỡ yếu ớt àGỡ thế bí bằng cách hỏi có muốn thử lễ phục ko ? àĐánh trúng tâm lý đang muốn mặc lễ phục học đòi làm sang của Ông Guốc-đanh.
à Động tác, hành động nhân vật gây cười + Cách mặc áo cũng theo nhạc àTiếp thu biện pháp gây cười của kịch hề dân gian Pháp.
* Ông Guốc-đanh và tay thợ phụ:
H4: Tính cách đó thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau ?
-Cách chuyển từ lớp này sang lớp khác khéo léo và tự nhiênàCảnh đầu là sự mua sắm tất cả các bộ phận của một trang phục ngày lễ theo kiểu cách quý tộc, cảnh sau là sự hợm hĩnh (được xưng hô như với người quý phái)àMặc lễ phục được tôn xưng là ông lớnàTưởng mình trở thành quý phái.
-Thợ phụ ranh mãnh dùng cách nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt vào thói học đòi làm sang của Ông Guốc-đanh ààCảnh đầu là sự mua sắm tất cả các bộ phận của một trang phục ngày lễ theo kiểu cách quý tộc, cảnh sau là sự hợm hĩnh (được xưng hô như với người quý phái) sau khi mặc xong lễ phục rất thích thú được xưng hô như với nhà quý tộc à Từ ông lớn àCụ lớn àĐức ông
èTính hợm hĩnh và cả thủ đoạn moi tiền được phóng đại + lời thoại của ôngàvẫn biết thế nhưng vẫn ko thắng nổi tính cách học đòi làm sang của lão
H5: Nhân vật Ông Guốc-đanh gợi cho em suy nghĩ gì ?
àBị lợi dụng để kiếm tiền, nhố nhăng rởm đời trong bộ quần áo mới xấu xí và hoa may ngước ; bị lột trần ra … ; háo danh, ngu dốt, thích được tâng bốc, nhận thứcmù mờ…
àNhân vật này khiến em liên tưởng tới nhân vật nào trong văn học ?
H6: Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào ?
-Phóng đại, tăng cấp ; đối lập giữa thích sang trọng (mong muốn cao) với sự dốt nát(Thực chất thấp)
àGhi nhớ SGK/61.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:
1. Lòng yêu nước nồng nàn, biết nhìn xa trông rộng, đau lòng trước đám tướng lĩnh dưới quyền ; lo lắng trướcvận mệnh TQ.
2. Lập luận sắc bén, giàu hình tượng cảm xúcàCM qua bài trên.
I. Tác giả-tác phẩm :
(1622-1673)
-Là nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp, cũng là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp.
-Vở kịch gồm 5 hồi, có xen ca vũ(Vũ khúc hài kịch).
-Đoạn trích thuộc lớp 5, kết thúc hồi II.
II. Tìm hiểu lớp kịch:
1. Ông Guốc-đanh và bác phó may:
-Bộ lễ phục bị chậm mang đến, đôi bít tất quá chật, đôi giày khiến ông đau chânàNông nổi, dễ bị lừa.
-Bộ lễ phục có hoa may ngược, , ko đúng màu, vừa cộc vừa chẽn…
àThích làm sang nhưng do quê kệch, ngu dốt nên bị lợi dụng trở thành kẻ nhố nhăng, đáng buồn cười.
2. Ông Guốc-đanh và tay thợ phụ:
-Được tâng bốc địa vị XH: Từ ông lớn àCụ lớn àĐức ông.
-Rất sung sướng, hãnh diệnàLiên tục thưởng tiền.
àHáo danh, ưa ninh.
èCả danh hão cũng phải mua bằng tiền.
3. Nhân vật Ông Guốc-đanh :
-Thích sang trọng, háo danh.
-Giàu có nhưng ngu dốt, quê kệch đã bị lợi dụng.
-Học đòi làm sang trong khi ko đáng được sang trọng àLố lăng
4. Đặc sắc nghệ thuật :
-Biện pháp phóng đại, tăng cấp, đối lập làm nổi bật tính cách nhân vật, gây kịch tính cho lớp kịch.
III. Tổng kết:
-Học ghi nhớ /Sgk/122
.
Củng cố (luyện tập): Đọc diễn cảm đoạn trích.
Dặn dò:
Học thuộc-tập đọc diễn cảm-tham khảo thêm đoạn trích Ông Guốc-đanh muốn trở thành nhà bác học.
Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu
*****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
.......................................................................................................................... Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 119: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trongmột số câu trích từ cac tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học.
Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lý.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Qua đoạn trích có thể thấy Ông Guốc-đanh là người như thế nào ? Chi tiết nào thể hiện điều đó ?
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Sau tiết học lý thuyết trước, tiếtnày, Luyện tập về trật tự từ
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức đã học về trật tự từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập :
Bài 1/120Hd, trạng thái được liệt kê theo thứ tự trước sau hoặc thứ bậc quan tr5ong(hoạt động chính, hoạt động phụ), cụ thể :
a/Mỗi việc đưoc kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên phải giải thích cho hiểu, sau đó tuyên truyền để hướng ứng, rồi tổ chức cho làm, lãnh đạo để làm cho đúng, kết quả làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b/Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc: việc chính, việc diễn ra hằng ngày cùa bà mẹ là bán bóng đèn ; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm.
Bài tập 2: Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt hơn.
Bài tập 3: Việc đảo trật tự thông thường của từ trong các câu in đậm nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng đầu câu.
Bài tập 4: Ở cả 2 câu, phụ ngữ của động từ thấy đều là cụm C-V. Trong câu (a), cụm C-V này có chủ ngữ đứng trước, nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật. Trong (b), cụm C-V làm phụngữ có VN đảo lên trước, động thời từ trịnh trọng(Chỉ cách thức tiến hành hoạt động nêu ở động từ )lại đặt trước động từ. Cách viết ấy có tác dụng nhấn mạnh sự làm bộ làm tịch của nhân vật .
Bài tập 5: Với 5 từ xanh, sẽ có nhiều cách sắp xếp nhưng theo nhà văn là hợp lýnhất vù nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của câ tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn àKinh nghiệm quý khi viết đoạn kết trong một bài văn nghị luận.
A. Nội dung luyện tập :
-Trật tự từ trong câu.
-Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
B. Bài tập :
Bài tập 1 -5/123
Củng cố (luyện tập): Sửa bài tập.
Dặn dò:
Làm hoàn chỉnh bài tập.
Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
*****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
.......................................................................................................................... Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 120: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiêt TLV trước.
Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Sửa các bài tập tiết trước.
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Sau khi biết tác dụng cũng như cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận àTiết Luyện tập hôm nay.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Định hướng làm bài – Tìm hiểu đề bài:
-Nội dung :
-Phương pháp :
Hoạt động 2: Thảo luận câu hỏi trong SGK: Xác lập luận điểm.
H1: Nên đưa những lđ nào trong số các lđ đã cho ?
àPhần lớn nội dung trắc nghiệm mà SGK đưa ra phù hợp với nhu cầu giải quyết vấn đề, do đó có thể dùng làm luận điểm của bài văn.
-Cũng có nội dung không phù hợp như mục (d)
Hoạt động 3: Sắp xếp luận điểm:
àa-c-e-b-kết luận: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
Hoạt động 4: Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
-Ta đưa yếu tố miêu tả trong khi trình bày luận điểm nào ? àYT miêu tả đóng vai trò minh họa.
-Yêu cầu học sinh miêu tả các biểu hiện minh họa cho luận điểmàMỗi học sinh đều viết một đoạn văn nghị luận, trong đó có 2-3 câu miêu tả.
-học sinh đọc và nhận xét.
èGiáo viên rút ra kết luận, kiểm tra và sửa bài tập của học sinh.
Đề bài: Trang phục và văn hóa.
1. Định hướng làm bài:
-Nội dung :
-Phương pháp :
2. Xác lập luận điểm:
-Chọn a, b, c, e.
3. Sắp xếp luận điểm:
àa-c-e-b-kết luận: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
-YT tự sự và miêu tả đóng vai trò minh họa, làm rõ thêm tư tưởng, quan điểm cần trình bày.
5. Viết đoạn văn :
Củng cố (luyện tập): Sửa bài
Dặn dò: Ôn tập ; Soạn bài Chương trình địa phương.
*****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
..........................................................................................................................
File đính kèm:
- 8-30.DOC