I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
1. Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
2. Biết sử dụng tnđp và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ. Tránh lạm dụng tnđp và bnxh gây khó khăn trong giao tiếp
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: (3p) Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản? Nêu những phương tiện liên kết ?
3.Bài mới: Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bộ, người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Nhưng bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói của các địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Bài học hôm nay.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 5 tiết 17- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/9/07
TUẦN 5 Tiết 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng tnđp và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ. Tránh lạm dụng tnđp và bnxh gây khó khăn trong giao tiếp
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: (3p) Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản? Nêu những phương tiện liên kết ?
3.Bài mới: Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bộ, người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Nhưng bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói của các địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ phápà Bài học hôm nay.
Tiến trình các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương.
Hs đọc các ví dụ mục 1/56.
Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
Theo em , từ bắp và bẹ thường được sử dụng ở vùng miền nào?
Thế nào là từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân?
àHs đọc ghi nhớ 1/56.
-Hs đọc bài tập 1/58( Hoạt động nhóm)
Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
Bông Hoa
Mãng cầu Quả na
Vịt xiêm Ngan
Sình Bùn
Biểu Bảo
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội.
Hs đọc các ví dụ mục II/ 57.
Tại sao trong đoạn văn a có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ ? trước CM tháng 8/1945 trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta mẹ được gọi bằng mợ? Cha được gọi bằng cậu?
+ Tác giả dùng từ mẹ trong lời kể mà đối tượng là độc giả và mợ là từ dùng trong câu đáp của bé Hồng khi đối thoại với người cô, hai người cùng tầng lớp xãù hội.
+ mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa. Trước CM 8/1945 trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu, con gọi mẹ là mợ, gọi cha là cậu. Mẹ là từ toàn dân và mợ là từ ngữ của một tầng lớp xã hội nhất định.
Các từ ngữ: ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
+ Ngỗng ( điểm 2) và trúng tủ là các từ ngữ dùng hạn chế trong tầng lớp học sinh hiện nay.
Thế nào là biệt ngữ xã hội?
Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh mà em biết và giải thích các từ ngữ đó? ( Quay, xịn, ẻo, bự, hắc, trúng mánh, xui xẻo…)
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội .
Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng 2 lớp từ này? + chú ý đến tình huống giao tiếp. Tránh lạm dụng vì sẽ gây khó hiểu.
Hs đọc các vd mục III/58.
Chỉ ra từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Vì sao các đoạn văn thơ trên tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
+ Tô đậm tính chất địa phương ( Quảng Bình, Quảng Trị) và tăng thêm tính biểu cảm cho văn bản, màu sắc tầng lớp xã hội.
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ta phải làm gì?
Hs đọc ghi nhớ 3/58.
Hoạt động 4: hướng dẫn luyện tập
I . Bài học :
Từ ngữ địa phương:
à Học ghi nhớ1/56.
2.Biệt ngữ xã hội:
à Học ghi nhớ 2/57
3.Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
à Học ghi nhớ 3/58.
II.Luyện tập:
Ở lớp: bài 1,2,3, /59 + Đọc thêm
Ở nhà: bài 4* /59.
4.Củng cố (Luyện tập):
Bài 3/59: Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương:
a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.các trường hợp còn lại không nên dùng.
Bài4/59: Một số câu thơ , ca dao hò , vè có sử dụng từ ngữ địa phương:
a. Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng…mênh mông
b. Tôi nhớ mãi nét mặt đồng chí thủ trưởng viện đã luống tuổi khi nói về Hà, giọng nói đặc Quảng Trị:
Đời bọn nó thật như một tấm kiếng, miềng soi vô thấy thèm hung.
Đồng chí còn quả quyết dặn tôi: Vài tuần eng lại hỉ, thế chi hắn cũng thư cho tui, thằng nớ là không đời mô nói trạng, tui biết.
5.Dặn dò:
- Học thuộc các ghi nhớ, hoàn thành bài tập.
- Soạn : Tóm tắt văn bản tự sự: trả lời các câu hỏi mục I – Thế nào là văn bản tự sự , II –Cách tóm tắt văn bản tự sự / 61.
.................. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...
Ngày Soạn:1/10/07
Tiết 18 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: giúp hs:
Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
Luyện tập kĩ năng tóm tăùt văn bản tự sự
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra : 3p -Thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội? Cho vd? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý điều gì? Giải bài tập 4 /59
3.Bài mới:
Tiến trình các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Khi ra đường, ta chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà muốn kể tóm tắt cho gia đình nghe. Xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách…ta có thể tóm tắt lại cho người chưa đọc , chưa xem được biết. Đọc tp văn học muốn nhớ lâu, người đọc thường ghi chép lại bằng cách tóm tắt nội dung tp đó. Tóm tăùt là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống học tập và nghiên cứu. Tóm tăùt tức là rút lại một cách ngắn gọn những nội dung tư tưởng, những hành động chính của một câu chuyện , một cuốn sách., một sự việc…
*Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là tóm tắùt văn bản tự sự.
-Hs đọc mục 1 của I/60.
-Hs đọc và thảo luận câu 2 của mục I/60( phân tích và trả lời tại sao chọn kết luận này và các kết luận khác thì không đúng?) à chọn ý b
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự.
-Hs đọc thầm tóm tắt cuối /60. Văn bản trên kể lại nội dung văn bản nào?dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của vb ấy không?
+ kể lại nội dung vb STTT.
+ dựa vào các nhân vật sự việc và chi tiết tiêu biểu.
+ vb tóm tắt trên đã nêu được các nhân vật và sự việc chính của truyện.
Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với vb ấy ? ( về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc..?)
+ độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều.
+ số lượng nhân vật và sự việc cũng ít hơn vì chỉ chọn các n/v chính và sv quan trọng.
+ văn bản tóm tắt không phaỉ trích nguyên văn mà là lời của người viết tóm tắt.
Yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt ?
+ Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt
+ Đảm bảo tính khách quan, tính hoàn chỉnh và tính cân đối.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các bước tóm tăùt văn bản tự sự.
Muốn viết được một văn bản tóm tắt , phải làm gì? Theo trình tự nào?
+ Đọc kĩ tp nắm chắc nội dung.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt: nhân vật quan trọng, sv tiêu biểu.
+ Sắp xếp nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
+ Viết bản tóm tăt bằng lời văn của mình. Lưu ý bỏ hết những câu chữ thừa, nhân vật , sự việc , chi tiết phụ của truyện. à hs đọc ghi nhớ.
I . Bài học :
1.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
à học ghi nhớ ý 1/61.
2.Cách tóm tăùt văn bản tự sự:
Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt :
à học ghi nhớ ý 2/61.
3. Các bước tóm tắt văn bản:
à học ý 3 ghi nhớ /61.
II. Luyện tập:
Ở lớp:
Bài 1/61-62
Bài 2/62.
Bài 3/ 62
Ở nhà :
Hoàn chỉnh bài tập
4.Củng cố: Em hiểu thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự?.
5.Dặn dò:
- Xem bài cũ
- Làm trước bài tập tiết: luyện tập tóm tắc văn bản tự sự.
Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ng ày so ạn: 2/ 10/2007
Ti ết 19: LUYỆN TẬP TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ
Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
Luyện tập kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự.
Các bước lên lớp:
Oån định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
a, Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự?
b, Muốn tóm tắt tác phẩm tự sự, ta cần phải làm gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở tiết trước, các em đã nắm được mục đích và cách thức tóm tắt tác phẩm tự sự. Để thành thục hơn, hôm nay chúng ta sẽ rèn luyện kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự, qua bài: “ Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự”
Tiến trình hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1:
Gọi HS đọc phần I : Luyện tập trong SGK.
1. Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật chính của truyện “ Lão Hạc” chưa? Nếu phải bổ sung thì em thêm những ý gì?
GV gọi đại diện từng nhóm nêu nhận xét
- Lớp nhận xét bổ sung.
GV: nêu tên đầy đủ chi tiết, nhân vật quan trọng, nhưng lộn xộn, thiéu mạch lạc.
2. Theo em ta nên sắp xếp các sự việc nêu trên như thế nào cho hợp lí?
( cả lớp sắp xếp trật tự)
- Thứ tự: 1:đ, 2:a, 3:d, 4:c, 5:g, 6:e, 7:i, 8:h, 9:k.
- Viếùt bản tóm tắt: 10’
GV: các em hãy viết bản tóm tắt ngắn ngọn nhưng đầy đủ nội dung.
+ GV nêu yêu cầu về nội dung và hình thức.
+ HS thực hành viết tóm tắt.
- Trao đổi đánh giá tóm tắt:
+ Trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau.
+ Vài HS đọc bản tóm tắt- cả lớp nhận xét.
+ GV giúp HS chữa lại lỗi cần thiết.
Văn bản tóm tắt chuẩn bị:
Lão Hạc có người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con, lão đành bán con chó. Lão mang tiền dành dụm gửi ông Giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm gì ăn nấy và từ chối sự giúp đỡ của ông Giáo. Một hôm lão xin Tư Binh ít bã chó, để thuốc con chó lạ. Oâng Giáo rất buồn khi biết việc ấy. Nhưng lão bỗng nhiên chết. Cái chết dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết. Chỉ có Tư Binh và ông Giáo hiểu vì sao lão chết.
- HS làm bài tập 2-3 SGK
1.Tóm tắt truyện ngắn “ Lão Hạc”
a, Sắp xếp trật tự
- b-a-d-e-đ-i-h-k.
b. Viết bản tóm tắt tác phẩm “ Lão Hạc” của Nam Cao.
4.Củng cố:
- Đọc thêm bài tóm tắt: “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, “Quan âm Thị Kính”
5. Dặn dò:
- Xem lại các văn bản tóm tắt đã học.
- Soạn bài : “ Cô bé bán diêm”
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: 3/10/2007
Tiết: 20 TRẢ BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Nhận ra chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài nàyvà có hướng sữa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình.
B. Các bước lên lớp:
1. Oån định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Tiến trình hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1:
GV cho HS đọc lại đề.
1. Chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức
Đề: Người mẹ kính yêu….
2. Hãy lập dàn ý cho đề văn trên. ( HS thảo luận nhóm)
GV bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và yêu cầu cần đạt.
Đề: Mẹ là nguồn sống của cuộc đời con. Bao giờ, ở đâu hình ảnh người mẹ luôn giữ vị trí trân trọng nhất trong trái tim con. Hãy viết về người mẹ kính yêu của mình.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá bài viết cho HS
( HS thảo luận xem sai lỗi gì là lỗi cơ bản)
-Cho HS tự nhận xét bài viết của mình từ dàn ý.
- GV đánh giá về bài viết HS
- Nêu những ví dụ cụ thể từ bài làm HS.
Hoạt động 3:
- Bổ sung sửa chữa lỗi bài viết
- GV cho HS trao đổi hướng sữa chữa về nội dung( ý và sắp xếp các ý, sự sắp xếp giữa kể, tả và biểu cảm)
- Về hình thức: Bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả….)
Gv kết luận về hướng và cách sữa lỗi.
Hoạt động 4: Giáo viên đọc bài văn hay.
I. Tìm hiểu đề:
1. Thể loại:
-Tư sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Nội dung:
Viết về người mẹ kính yêu
II.Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về nhân vật mẹ.
- Cảm xúc chủ đạo
2. Thân bài:
a) Ấn tượng về mẹ.
- Diện mạo, dáng vẻ.
- Tấm lòng yêu thương bao la.
b) Kỉ niệm sâu sắc về mẹ.
- Khi đau ốm, khó khăn trong học tập.
- Thái độ, lời nói đầy tình thương của mẹ.
- Cảm xúc của con
3. Kết bài:
- Suy nghĩ của em về tình mẫu tử .
- Nhận xét về bản thân.
4. Củng cố:
Nhắc lại yêu cầu của văn tự sự, miêu tả, biểu cảm.
5. Dặn dò:
Soạn bài “Cô bé bán diêm”
C. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Hiểu đề, nắm được thể loại có cảm xúc về mẹ.
2. Khuyết điểm:
- Cảm xúc chưa sâu viết còn lan man
D. Sử lỗi:
Sai:
- Đôi mắt mẹ long lanh sáng, đôi môi mẹ thật đẹp, đôi bàn tay mẹ mềm mại, mẹ của em thật đẹp.
Lỗi:
- Diễn đạt chưa mạch lạc, chưa kết hợp miêu tả và biểu cảm.
File đính kèm:
- 8-5.DOC