Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
Han – Crixtian An-đéc–xen
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết – đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về “ người kể chuyện cổ tích” An – đéc – xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 tuần 6 - Trường THCS Hiệp Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Ngày soạn: 09/9/2010
Tiết : 21 Ngày dạy: 17/9/2010
Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
Han – Crixtian An-đéc–xen
1
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết – đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về “ người kể chuyện cổ tích” An – đéc – xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Khởi động
- GV: kiểm tra nề nếp ,ss và kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
KTBC: Em hãy miêu tả lại số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc?
Qua truyện lão Hạc ta thấy tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người như thế nào?
Giới thiệu:
Đan Mạch là đất nước nằm ở khu vực Bắc Au, diện tích bằng khoảng 1/8 DT nước ta, thủ đô là Cô – pen – ha – ghen. An – đéc – xen là nhà văn ổi tiếng của đất nước Đan Mạch với những truyện viết cho thiếu nhi. Tiêu biểu là truyện “Co bé bán diêm”.
- Gv yêu cầu HS xem phần chú giải(*) nêu vài nét về tác giả.
- GV nhấn mạnh ý
- GV cho Hs đọc – tìm hiểu chú thích còn lại
- GV hướng dẫn học sinh đọc:
GV đọc mẫu 1 đoạn gọi Hs đọc tiếp đến hết (GV nhận xét cách đọc của HS)
- GV yêu cầu đọc giọng chậm, cảm tông.
- GV cho HS tìm hiểu chú thích 2,3,5,7,8,10,11.
- GV cho Hs tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm”
- GV tóm tắt văn bản sau khi HS đã tóm tắt
- GV hướng dẫn HS tìm bố cục v8n bản “Cô bé bán diêm”
- Hãy xác định bố cục 3 phần của văn bản (Dư vào câ hỏi 1 SGK phần đọc – hiểu văn bản)
- GV nhận xét chung.
- Gv hu7óng dẫn HS phân tích đoạn 1: dự vào đoạn 1 em hãy nêu gia cảnh của em bé bán diêm.
- GV nhấn mạnh ý.
- Truyện được đặt trong hòan cảnh nào? (Thời gian không gian xảy ra câu chuyện)
- GV nhấn mạnh chi tiết “Trời rét buốt” để HS hình dung cái không khí “Đan Mạch”
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để làm nổi bật hình ảnh của “Em bé bán diêm” trong đoạn 1 (GV gợi ý).
- GV nhấn mạnh nghệ thuật tương phản có trong đoạn 1.
- GV nhận xét: hoàn cảnh của em bé bán diêm thật đáng thương. Đây có thể là hình ảnh thật từng xảy ra trên đất nước Đan Mạch thơi tác giả sống, nhưng cũng có thể là hòan cảnh do tác giả sáng tạo ra, chưa biết câu chuyện sẽ ra sao chỉ nội cảnh đầu tiên đã gợi sự thương tâm đồng cảm trong lòng người đọc.
- HS đọc phần chú giải (*) tìm hiểu về tác giả.
- Hs đọc văn bản
- Nhận xét cách đọc.
- HS tóm tắt văn bản
- Nhận xét – bổ sung.
- HS tìm bố cục văn bản
- HS nhận xét – bổ sung.
- Hs trả lời:
mồ côi mẹ, nhà nghèo sống với bố rất khó tính lúc nào cũng chửi mắng, đi bán diêm để kiếm sống
- HS nhận xét
- HS: đêm giao thừa trời rét buốt, tuyết rơi dày đặc.
- HS: Nghệ thuật tương phản.
- HS tìm các hình ảnh tương phản có trong đoạn 1
- Hs bổ sung – nhận xét.
I. Giới thiệu:
- Han – cri – xtian An – đéc- xen (1805 – 1875) là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch
II. Tóm tắt văn bản:
III. Tìm hiểu và phân tích văn bản:
1.Bố cục: 3 đoạn
a) Từ đầu. . . cứng đờ ra: Em bé bán diêm trong đêm giao thừa.
b) Tiếp. . thượng đế: Những lần quẹt que diêm.
c) Còn lại: Cái chết thương tâm.
2. Phân tích:
a/ Em bé bán diêm trong đêm giao thừa:
- Hoàn cảnh của em bé bán diêm
- Khí hậu rét buốt.
- Tương phản: trời rét – em bé đầu trần, đi chân đất
ngòai đường lạnh buốt và tối đen nhưng “cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn”
=> khắc họa nỗi khổ cực của em bé bán diêm.
Tiết 22
- GV hỏi: Câu chuyện được tiếp diễn nhờ 1 chi tiết nào được lặp đi lặp lại?
- GV: Em bé lần lượt quẹt que diêm mấy lần?. Thực tế và mộng tưởng hiện ra nhu thế nào qua các lần quẹt que diêm?
- GV gợi ý: tác giả đã để lại cho em bé mơ thấy những cảnh gì? Vì sao? Và nhằm mục đích gì?
- Gv cho HS thảo luận – phân tích – tìm kiếm – lưa chọn.
- GV nhận xét: qua các lần quẹt que diêm, thực tại và mộng tưởng đan xen nhau gợi lên trong lòng người đọc vẻ đẹp hồn nhiên tươi tắn của em bé đáng thương. Ngòi bút của tác giả đã thể hiện niềm cảm thông và thương yêu sâu sắc đối với những em bé bất hạnh.
- GV cho Hs đọc thầm đoạn cuối.
- GV hỏi: đọc 2 câu “Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy. . . Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa” gợi cho em cảm xúc gì?
- GV hu7óng dẫn HS thảo luận, nêu ý kiến.
Từ câu chuyện trên chúng ta thấy trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em như thế nào?
Ngược lại trách nhiệm của trẻ em đối với người lớn và XH ngày nay cần chú ý những điểm gì?
- Trình bày lại những điểm cần nhớ trong phần ghi nhớ.
-HS: Chi tiết lặp lại rất tự nhiên và hợp lí: đó là chi tiết em bé quẹt que diêm.
- Hs: Em béquẹt que diêm 5 lần. Thực tế và mộng tưởng xen kẽ nhau qua các lần quẹt diêm.
- HS thảo luận, phân tích – nhận xét.
- HS đọc thầm
- HS thảo luận, phát biểu suy nghĩ của mình.
- HS thảo luận – suy nghĩ, nêu ý kiến
b/ Thựctế và mộngtưởng sau mỗi lần em bé quẹt que diêm:
- Lần 1: lò sưởi hiện ra
- Lần 2: Bàn ăn sang trọng.
- Lần 3: Hiện ra cây thông Nôel
- Lần 4: hình ảnh người bà xuất hiện, em bé nói với bà.
- Lần 5; que diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày.
Hình ảnh bà nội hiện ra thật đẹp lão, em muốn đi theo bà
c/ Cái chết thương tâm:
- Em bé thật tội nghiệp.
- Người đời đối xử với em quá lạnh lùng
=> Niềm cảm thông, thương yêu đối với những em bé bất hạnh.
IV: Tổng kết:
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tường, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc – xen truyển cho chúng ta lòngthương cảm sâu sắc đối với 1 em bé bất hạnh.
CỦNG CỐ:
- Qua cái chết của “Em bé bán diêm” em có suy nghĩ gì?
DẶN DÒ:
- Về học bài, chuẩn bị bài “Trợ từ, thán từ”
Tuaàn : 6
Tieát : 23
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
¶¶@@¶¶
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ
- Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể .
B. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ – giải các bài tập SGK
C. KTBC
- Thế nào là từ địa phương? Nêu 5 ví dụ vè từ địa phương có kèm theo từ toàn dân?. Thế nào là biệt ngữ XH? Nêu ví dụ đặt câu.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho Hs quan sát, so sánh 3 câu ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) so sánh ý nghĩa của 3 câu và cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng.
- GV nhận xét
- Gv nhận xét:
b) Tác dụng của hai từ: “những” và “có” đối với sự việc đước nói tới trong câu.
=. GV gợi ý dẫn HS kết luận về trợ từ như đã ghi ở phần ghi nhớ.
* Tìm hiểu khái niệm thán từ:
- GV cho Hs quan sát các từ: này, a và vâng trong 2 đoạn trích SGK và trả lời câu hỏi:
- Từ “này” có tác dụng gì?
- Từ “a” biểu thị thái độ gì?
- Từ “vâng” biểu thị thái độ gì?
- GV cho Hs tìm hiểu tiếp bt2 (II) tr 60, 70 nhận xét về cách dùng từ: này, a, vâng bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng.
- GV kết luận bt2 và yê cầu Hs tìm thêm ví dụ
- Gv gợi dẫn Hs kết luận về thán từ.
III. Luyện tập:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4 làm ở lớp
Bài tập 5,6 làm ở nhà.
- Hs quan sát ví dụ trả lòi câu hỏi:
a) so sánh:
Câu 1+ 2: Thông báo kách quan
Câu 2: Thêm từ những ngoài ra còm ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.
So sánh câu 3 và câu 1;
Câu 3 có thêm từ “có” ngoài ra nó còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc ăn 2 bát cơm là ít
- HS: tác dụng bày tỏ thái độ, sự đánh giá đối với sự việc được nói tới (những: đi kèm cới từ ngữ sau nó, có hàm ý hơi nhiều; có: đi kèm với từ ngữ sau nó, có hàm ý hơi ít)
- Hs nêu ý kiến về trợ từ (ghi nhớ SGK)
- HS đọc 2 đoạn trích trả lời:
- này: gây sự chú ý ở người đối thoại
- a: biểu thị thái độ vui mừng hay tức giận
- Vâng: biểu thị thái độ lễ phép.
- HS thảo luận – phát biểu
- HS tìm ví dụ
- Hslần lượt làm bài tập 1,2,3,4 tại lớp.
I. Trợ từ:
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay.
II. Thán từ:
- Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặcdùng để gọi đáp.
- Thán từ thường đứng đầu câu có khi nó được tách ra thành 1 câu đặc biệt
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Trợ từ trong các câu:
a) Chính
b) Ngay
c) Là
d) Những
Các câu còn lại không phải la trợ từ.
Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong câu.
- Lấy: nghĩa là khôngcó 1 lá thư , không 1 lời nhắn gửi, không có 1 đống quà
-Nguyên: chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao
- Đến: nghĩa là quá vô lí
- Cả: Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường
- Cứ: nhấn mạnh 1 việc lặp lại nhàm chán.
Bài tập 3: tìm thán từ trong câu:
a) này, à b) ấy
c) vâng d) chao ôi
e) hỡi ơi
Bài tập 4: Thán từ in đậm biểu lộ cảm xúc:
a) kìa: tỏ ý đắc chí
* ha ha: khóai chí
* ái đi: tỏ ývan xin
b) Than ôi: tỏ ý nuối tiếc.
CỦNG CỐ:
- Thế nào là trợ từ?
- Thế nào là thán từ?
DẶN DÒ:
Về học bài, chuẩn bị làm tiếp bài tập 5,6 và xem bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Tuaàn : 6
Tieát : 24
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:- Nhận biết sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong 1 bài văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ
- Xem lại văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng (chú ý yếu tố miêu tả và biểu cảm) trả lời câu hỏi theo bài tập SGK
C. KTBC
- Không kiểm tra (tiết trước trả bài viết).
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ở các lớp dưới, văn miêu tả, kể chuyện biểu cảm được giới thiệu tách rời như là những phương thức biểu đạt độc lập. Nhưng trong thực tế, ít có văn bản nào lại chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà các yếu tố này luôn đan xen với nhau, hỗ trợ nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS tìm hiểu đoạn văn ở mục I SGK và trả lời câu hỏi: 1 (I)
a) Xác định các yếu tố tự sự (sự việc lớn và nhỏ trong đoạn văn).
- GV nhận xét, tổng hợp
b) Nêu câu hỏi b/ xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
- GV nhận xét chung
c) Tìm yếu tố biểu cảm trong đoạn văn.
d) các yếu tố tự sự miêu tả và biểu cảm đứng riêng hay dan xen vào nhau.
- GV cho Hs tìm ra 1 ví dụ trong đoạn trích có 3 yếu tố: tự sự, miêu tả và biểu cảm
-Gv nêu câu hỏi 2 (I)
- Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trog đoạn văn trên -> chép lại các câu văn kể người và việc thành 1 đoạn đối chiếu với đoạn văn của Nguyên Hồng để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm đoạn văn sẽ như thế nào?
=> rút ra kết luận tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn kể chuyện.
- GV nhận xét chung
- GV nêu câu hỏi 3 (I) ngược lại với câu 2 (I) SGK.
Qua các bài tập trên em hãy cho biết sự kết hợp giữa các yếu tố: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự như thế nào? Và ngược lại?.
- Hs đọc đạn văn ở mục I SGK – trả lời:
- HS bổ sung – nhận xét
a) Yếu tố tự sự:
Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa bé hồng với người mẹ lâu ngày cách xa.
Sự việc nhỏ: mẹ tôi vẫy tôi tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ kéo tôi lên xe, tôi òa khóc, mẹ tôi khóc theo, tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ. .
b) HS: Yếu tố miêu tả:
- Tôi thở hồng hộc, tráb đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còm cõi, xác xơ
- gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của 2 gò má.
- HS bổ sung, nhận xét
c) HS:
- Hay tai sự sướng bỗng được trôg nhìn và ôm ấp cái hình hài. . sung túc? (suy nghĩ)
- tôi thấy những cảm giác. . . thơm tho lạ thường (cảm nhận)
- phải bé lại. . . êm dịu vô cùng (PBCN).
d) HS: Các yếu tố này không đứng riêng mà đan xen vào nhau.
- HS tìm ví dụ:
“Tôi ngồi trên đệm xe. . . thơm tho lạ thường”
+ Yếu tố tự sự: Tôi ngồi trên đệm xe.
+ Miêu tả: đùi áp đùi mẹ tôi.
+ Biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã . . lạ thường”.
- HS bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chép lại các câu kể sực việc, nhân vật thành 1 đoạn văn dực vào câu 1 (I) sau đó HS so sánh với đoạn văn của Nguyên Hồng => rút ra nhận xét: giúp việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con thêm sinh động vàlàm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc.
- HS: thảo lậun,trao đổi rút ra nhận xét. Nếu bỏ các yếu yếu tố tự sự thì đoạn văn không thành chuyện vì không có nhân vật và sự việc
- HS suy nghĩ – nêu ý kiến
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
GHI NHỚ:
1. Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động sâu sắc hơn
Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập
Bài tập 1:
- Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như:
* Tôi đi học (Thanh Tịnh)
* Tức Nước Vỡ Bờ ( Ngô Tầt Tố)
* Lạo Hạc (Nam Cao)
- Phân tích giá trị các yếu tố đó.
Bài tập 2: Hãy viết 1 đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại bà (bà nội hoặc bà ngoại)
Đoạn văn : Tôi Đi Học:
Sau một hồi trống vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp, cảm thấy mình chơ vơ lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên 1 chân cáccậu lại duỗi mạnh như đá 1 quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
+ Miêu tả: Sau 1 hồi trống thúc, . .sắp hàng. . . đi vào lớp, không đi . . không đứng lại, co lên 1 chân . . duỗi mạnh như đá 1 quả ban tưởng tượng.
+ Biểu cảm: Vang dội cả lòng tôi cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
- Gợi ý bài tập 2: Yêu cầu
- Không gian: từ xa đến gần (vóc người, dáng đi, mái tóc, gương mặt, nụ cười, quần áo. . )
- Hành động: lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ. .
CỦNG CỐ:
- Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự phải như thế nào?
DẶN DÒ:
Về học bài, chuẩn bị bài “đánh nhau với cối xay gió”
File đính kèm:
- TUAN 6.doc