Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 8 tiết 29,-30 chiếc lá cuối cùng

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

- Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ Ô Hen –ri, rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

II.Các bước lên lớp:

1.Ổn định: kiểm tra vở soạn

2.Bài cũ :

3.Bài mới: Nghệ thuật là cáiđẹp làm rung động lòng người. Nhưng nghệ thuật còn có sức mạnh cảm hoá con người. Nhà văn Mỹ O.Hen-risẽ cho chúng ta thấy được sự kì diệu ấy qua tác phẩm

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 8 tiết 29,-30 chiếc lá cuối cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :20/10/07 TUẦN 8 Tiết 29,-30 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG * Ô Hen – ri I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ Ô Hen –ri, rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: kiểm tra vở soạn 2.Bài cũ : 3.Bài mới: Nghệ thuật là cáiđẹp làm rung động lòng người. Nhưng nghệ thuật còn có sức mạnh cảm hoá con người. Nhà văn Mỹ O.Hen-risẽ cho chúng ta thấy được sự kì diệu ấy qua tác phẩm Tiến trình các hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu nhà văn OHen ri, tóm tắt truyện, xác định vị trí đọan trích Em biết gì về nhà văn Ohen- ri? àchú thích * Giáo viên tóm tắt truyện Chiếc lá cuối cùngà ( HS đọc tiếp đoạn trích - giọng rõ, ngữ điệu phù hợp tâm trạng nhân vật) Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: 2, 3, 4, 6, 7. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. Tại sao chiếc lá cuối cùng không rụng? à vì đó là chiếc lá giả do cụ Bơ men vẽ. Vậy cụ Bơ men là ai? +Phân tích nhân vật cụ Bơ-men: -Gv giới thiệu vài nét về ngoại hình , tính cách, mơ ước của cụ Bơ –men: là một họa sĩ đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, dáng như một tiểu yêu, trông có vẻ dữ tợn, thích rượu nặng, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ưỡc vẽ một kiệt tác nhưng đã 40 năm cầm bút vẽ mà ï vẫn chưa với tới được gấu áo của nữ thần nghệ thuật. Đối với hai cô họa sĩ trẻ, cụ tự nguyện làm vệ sĩ trung thành. Khi nghe Xiu kể về Giôn –xi cụ Bơ-men vừa tức giận vưà thương cho Giôn –xi, lo lắng cho cô bé với ý nghĩ điên rồ đó. Cặp mắt cụ đỏ ngầu và nước mắt chảy ròng ròng. - Hs đọc đoạn “ Khi hai người …tảng đá”/87. Cụ B Mcó thái độ thế nào khi lên đến chỗ Giôn –xi nằm ?Tại sao cụ có thái độ như thế? Cụ có thái độ sợ sệt khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng: “ họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân , rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì” . Cụ B M không nói gì với Xiu nhưng em có thể đọc được điều gì trong cái im lặng của cụ? +Cụ nghĩ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và cụ sợ Giôn –xi sẽ chết theo bởi ý nghĩ rồ dại. + Cụ không muốn Giôn xi phải chết và nghĩa là phải làm thế nào cho chiếc lá cuối cùng mãi neo đậu trên cành. + Thâm tâm cụ có lẽ đã nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn xi. Và cụ đã vẽ chiếc lá ấy. Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về tấm lòng và hành động của cụ Bơ men?(Cụ là người có ngoại hình kì dị nhưng tấm lòng cao cả, giàu yêu thương , hành động của cụ thật cao thượng, sẵn sàng quên mình vì người khác.) Cụ đã lẳng lặng vẽ chiếc lá giả vì lòng thương người. Đoạn văn nào đã làm sáng tỏ bí mật về chiếc lá không bao giờ rụng ấy ? à Hs đọc đoạn “ Chị có chuyện …rụng” /89. Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? (Để tạo bất ngờ cho Giôn – xi và gây hứng thú bất ngờ cho bạn đọc .) Nếu cần vẽ một bức tranh về cảnh cụ Bơ men vẽ chiếc lá cuối cùng , em sẽ vẽ thế nào ? Cụ đứng trên chiếc thang gỗ cách mặt đất sáu thước , một tay cầm hộp màu và chiếc đèn bão tù mù , tay kia vẽ chiếc lá trên tường . Mưa gió , bão tuyết phủ vây lấy cụ . Thảo luận: Có ý kiến cho rằng chiếc lá cụ vẽ chính là một kiệt tác . Em có đồng ý không , vì sao ? Chiếc lá là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, là kiệt tác của cụ. Vì: + Lá vẽ rất giống : cuống lá conø giữ màu xanh xẫm , rìa lá hình răng cưa đã nhuôùm màu vàng úa à khiến Xiu và Giôn - xi tưởng lá thật . + Nó đem lại sự sống cho Giôn - xi . + Nó không phải chỉ chỉ vẽ bằng bút lông , bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng . Để có nó , cụ Bơ men đã đổi bằng mạng sống của mình. +Phân tích tình thương yêu của Xiu . Tình cảm của Xiu đối với Giôn - xi được thể hiện qua những chi tiết nào ? + Chăm sóc , an ủi động viên bạn . + Lo sợ khi những chiếc lá rụng nhanh : “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” , “ làm theo một cách chán nản”. + Lo sợ mình sẽ ra sao nếu Giôn - xi chết : “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em …sẽ làm gì đây?” . Tại sao cóthể quả quyết rằng Xiu không hề được cụ Bơ men cho biết ý định sẽ vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống? -Khi Giôn - xi bảo kéo màn lên Xiu làm theo một cách chán nản. ( Tại sao Xiu làm theo một cách chán nản?à vì cô tin chắc chiếc lá cuối cùng đã rụng sau một đêm mưa tuyết) Sau đó cô còn cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh nói những lời não nuột ( d/c). - Cô cũng ngạc nhiên như Giôn xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám cành: “ Nhưng ô kìa…” Em nghĩ có nên để cho Xiu biết trước việc làm của cụ Bơ men không? Nếu vậy sức hấp dẫn của câu chuyện sẽ thế nào? + Không thể để Xiu biết trước việc làm của cụ Bơ men vì Xiu sẽ không bất ngơ và chúng ta sẽ không được thưởng thức cả một đoạn truyện nói lên tâm trạng lo lắng thấm đươmï tình người của cô, truyện cũng giảm tính hấp dẫn , và như thế mới thấy rõ tấm lòng cao cả của cụ Bơ men , cụ đã âm thầm lặng lẽ thực hiện một hành động cao thượng. -Hs đọc đoạn “Sáng hôm sau…vẫn còn đó” / 87-88. Em có tâm trạng thế nào khi đọc đến chỗ Giôn - xi ra lệnh kéo màn lên? Người đọc có tâm trạng căng thẳng hồi hộp khi hai lần Giôn - xi bảo Xiu kéo màn lên. Bởi lẽ , tối hôm trước chỉ còn một chiếc lá nếu sau một đêm đã rụng hết thì Giôn - xi sẽ ra sao ? một ngày đêm mưa tuyết nữa lại trôi qua , làm sao chiếc lá cuối cùng mỏng manh ấy còn trụ lại trên cành ? Em hãy thử hình dung tâm trạng của Xiu và Giôn - xi những lúc ấy ? Xiu chỉ lo lắng, sợ hãi trong lần kéo mạnh đầu tiên vì ngày hôm đó cô chắc chắn đã biêtù chuyện của cụ Bơ men. Còn đối với Giôn - xi chắc cả hai lần kéo mành lên cô đều lạnh lùng thản nhiên chờ đón cái chết, cô nghĩ rằng chắc chắn chiếc lá đã rụng. - Hs đọc đoạn “ Giôn - xi nằm nhìn …Naplơ” /88. Lời của Giôn - xi cho ta thấy tâm trạng của cô lúc này như thế nào? Có sự biến đổi đột ngột và lớn lao: -Từ chỗ muốn buông trôi , muốn chết cô nhận ra muốn chết là một tội. -Trước cô không đoái hoài đến chuyện ăn uống , giờ cô muốn ăn cháo uống sữa, đó là dấu hiệu của sự sống. -Trước cô chỉ nằmlăn bất động đếm lá,giờ cô muốn ngồi dậy ngắm mình trong gương -Từ chỗ tuyệt vọng hoàn toàn , cô lại lóe sáng hi vọng : muốn vẽ vịnh Naplơ.à cô đã hồi sinh, đã bình phục. Theo em nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn - xi ? Vẫn còn một chiếc lá trên cành nhưng Giôn - xi không chờ nó rụng nữa, cô lấy lại được nghị lực , niềm tin vào cuộc sống chính nhờ sự dũng cảm kiên cường trước thiên nhiên khắc nghiệt của chiếc lá đơn độc. Chiếc lá vô tri vô giác còn biết bám lấy sự sống, nó trái với sự yếu đuối buông xuôi của cô. Nó làm cô phải khâm phục và tự giải lời nguyền, quyết định bước một bước từ ranh giới cái chết sang lãnh địa của sự sống. Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn - xi phản ứng gì thêm? Như thế là vừa đủ, truyện sẽ có dư âm để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán. Truyện sẽ bớt hay nếu nhà văn cho ta biết Giôn - xi nghĩ gì, làm gì sau khi nghe sự thật về chiếc lá. Em hãy thử tưởng tượng Giôn - xi sẽ như thế nào khi biết rõ mọi chuyện? Cách viết truyện của O Hen –ri quả thật vô cùng hấp dẫn, độc đáo. Nếu đối chiếu tình huống đầu truyện với cuối truyện thì điều gì khiến em bất ngờ nhất? Số phận của hai nhân vật : Giôn - xi và Bơ men : -Đầu truyện: Giôn - xi tiến dần đến cái chết vì chứng viêm phổià cuối truyện: trở lại yêu đời, thoát hiểm. - Đầu truyện: Bơ men khỏe mạnhà cuối truyện: chết đột ngột vì sưng phổi.à hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau. à đây chính là kết cấu đảo ngược tình thế hai lần của truyệnà tính bất ngờ, gây xúc động. -Truyện gợi cho em những suy nghĩ gì về ý nghĩa của nó? Tác giả gửi đến chúng ta bức thông điệp màu xanh: - Hãy yêu thương nhau, hãy sống với nhau bằng traí tim nhân hậu. - Khi nghệ thuật hòa nhập vào cuộc đời sẽ trở thành vô giá với sức mạnh màu nhiệm.( chính nghệ thuật đích thực đã cứu sống Giôn - xi khi mà tình thưong , sự chăm sác ân cần của Xiu cũng đành bất lực. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị nhân sinh). Hoạt động 4: tổng kết, ghi nhớ /90. Hoạt động 5: Luyện tập Giôn - xi và Bơ men , em chọn ai là nhân vật nổi bật nhất của truyện? Tại sao truyện có nhan đề là “ Chiếc lá cuối cùng” ? I . Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (Xem chú thích/89) II.Tìm hiểu văn bản: 1.Đọc: 2. Phân tích: Kiệt tác của Bơ men : -Lá vẽ rất giống lá thật. -Đem lại sự sống cho Giôn - xi . -Được vẽ bằng tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng Tình thương yêu của Xiu: -Hết lòng chăm sóc ,động viên Giôn - xi . -Lo sợ khi nhìn lá rụng và buộc phải kéo mành lên. -Lo sợ mình sẽ ra sao nếu Giôn - xi chết. c.Diễn biến tâm trạng của Giôn - xi : -Lạnh lùng , thản nhiên chờ đón cái chếtànhận ra muốn chết là một tội. -Tuyệt vọng hoàn toànà hi vọng , muốn sống (muốn ăn uống, muốn ngắm mình, muốn vẽ vịnh Naplơ) . à sự gan góc của chiếc lá cuối cùng đã quyết định tâm trạng hồøi sinh của Giôn - xi . III Ghi nhớ: Học ghi nhớ/90 IV.Luyện tập: Nhân vật nổi bật nhất -Ý nghĩa nhan đề? 5.Dăn dò:(3 ) - Kẻ bảng vào vở, điền từ theo yêu cầu câu 1/90. - Chuẩn bị theo yêu cầu câu 2+ 3/ 91. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:25/10/07 Tiết:31 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thíchđược dùng ở địa phương các em sinh sống. Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ tòan dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Bài cũ (3 ) Phát biểu suy nghĩ về nhân vật em yêu mến nhất? Truyện có gì đặc sắc về nghệ thuật và nội dung? 3.Bài mới: Từ được dùng ở địa phương em so với từ toàn dân khác nhau như thế nào .Đó lá diều mà các em cần biết để sử dụng cho hợp với hoàn cảnh giao tiếp .Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm. Tiến trình các hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1: Thảo luận ở nhóm.. - Chia nhóm, các thành viên lần lượt trình bày bài tập 1 đã chuẩn bị ở nhàà nhóm trưởng tập hợp thành một bảng điều tra, rút ra những từ không trùng với từ toàn dân. -Nhóm trưởng tập hợp cacù sưu tầm về bài 2 và 3. Hoạt động 2:Thảo luận chung cả lớp. -Đại diện nhóm trình bày kết quả điều tra, sưu tầm của nhóm lần lượt từng bài. - Hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét , bổ sung , sửa sai . Bài 1/90: Tìm từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt,thân thích được dùng ở địa phương có ý nghĩa tương đương với từ ngữ toàn dân: Từ ngữ toàn dân Từ ngữ địa phương Cha ba mẹ má ……. ……. Bác( chị gái của cha) cô Bác( chồng chị gáicha ) dượng Cô( em gái của cha) cô Chú( chồng em gái cha) dượng Bác( anh trai của mẹ) cậu Bác( vợ anh trai mẹ) mợ …. ……… Bác( chị gái của mẹ) dì Bác( chồng chị gái mẹ) dượng Dì( em gái mẹ) dì Chú ( chồng em gái mẹ) dượng Bài 2/92: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác: - Cha: ba, thầy , tía, bố, cậu - Mẹ: má, u, bu, bầm, vú, mợ, me - Con lớn nhất: cậu cả, cậu hai, chị cả, chị hai -Con nhỏ nhất: cậu út, con út Bài 3/92: Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em: 4:Dặn dò (3 ) Soạn bài :Lập dàn ý cho bài văn tự sự …(Đọc bài “ Món quà sinh nhật” và trả lời câu a,b,c /94) Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn :25/10/07 Tiết :32 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Nhận diện được bố cục các phần mở bài , thân bài , kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm . Biết cách tìm ,lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn . II.Các bước lên lớp: 1 Ổn định: 2.Bài cũ : (3 ) Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà. 3.Bài mới: Muốn bài văn tự sự hấp dẫn cần phải viết như thế nào để các sự việc gây được hứng thú cho người đọc àBiết cách tìm ,lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn . Tiến trình các hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1 : Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của một bài văn tự sự với miêu tả và biểu cảm . - HS đọc văn bản “Món quà sinh nhật” Em hãy chỉ ra bố cục 3 phần và nội dung từng phần của văn bản? -Mở bài : “Nhân kỉ niệm … la liệt trên bàn” : Kể và tả lại quan cảnh chung của buổi sinh nhật . -Thân bài : “Vui thì … không nói” : Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn . -Kết bài : “Cảm ơn … thơm mát này” :Nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật . Truyện kể về việc gì ? à món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho Trang . Ai là người kể chuyện ? à Trang (ngôi thứ nhất ) Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ? à chuyện xảy ra ở nhà Trang , trong buổi sinh nhật của Trang . Chuyện xảy ra với ai?Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ? à chuyện xảy ra với Trang . Trong truyện có những nhân vật : Trang , Trinh, Thanh , bạn bè của Trang . Nhân vật chính là Trinh và Trang . Trang quý mến bạn nhưng vội vã trách nhầm bạn . Trinh là người bạn hiền lành có tấm lòng thơm thảo, chân thành , yêu qúy bạn . Câu chuyện diễn ra như thế nào ? +Ngày sinh nhật của Trang rất vui vẻ ,bạn bè tấp nập ra vào , tặng rất nhiều quà cho Trang . +Trang chờ đợi, chê trách người bạn thân nhất vẫn chưa đến. Trinh đến rất muộn vì phải đi bộ cả năm,sáu cây số . Trinh đem tặng bạn mấy bông hồng vàng và một cành ổi. Trang hối hận đã trách nhầm Trinh. +Bạn bè trầm trồ món quà của Trinh . Trang xúc động trước món quà sinh nhật quý giá ấy vì nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh . Các yếu tố miêu tả , biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở chỗ nào trong tryuện ? Nêu tác dụng của chúng ? Yếu tố miêu tả : Tả cảnh buổi sinh nhật , tả chùm ổi láng bóng , tả cành ổi hoa ổi . Yêú tố biểu cảm : Tâm trạng bồn chồn, chờ đợi , trách móc của Trang , sự xúc động của Trang trước món quà đầy ý nghĩa . Tác dụng : đan xen với lời tự sự khiến cho câu chuyện hấp dẫn vừa sinh động vừa giàu cảm xúc Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào ? à vừa theo trình tự thời gian , ( kể các sự việc từ đầu đến cuối buổi sinh nhật ) nhưng trong khi kể tác giả có dùng hồi ức , ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “ lâu lắm , từ mấy tháng trước , lúc ổi đang ra hoa …” Điều gì tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện ? à do tình huống truyện ( phân tích ) Hoạt động 2 : Hướng dẫn rút ra nhận xét về bố cục và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm . Từ văn bản trên , em hãy nêu nội dung chính của từng phần trong bài văn tự sự? -Mở bài: thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. ( Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước, sau đó thân bài mới kể ngược theo thời gian). - Thân bài : kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định. ( Thực chất là trả lời câu hỏi: câu chuyện diễn ra như thế nào?). Trong khi kể, thường kết hợp miêu tả con người , sự việc và thể hiện tình cảm thái độ trước sự việc và con người được miêu tả. - Kết bài: thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc( người kể chuyện hay một nhân vật nào đó). à Hs đọc ghi nhớ/95. Họat động 3: Luyện tập Bài 1 /95 : Từ văn bản “ Cô bé bán diêm “ hãy lập ra dàn ý cơ bản Mở đầu truyện giới thiệu ai, trong hoàn cảnh nào? Thân bài kể các sự việc nào theo thứ tự thời gian? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện thể hiện ở chỗ nào? + Được đan xen trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm. Cảnh mộng tưởng và cảnh thực được miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của cô bé khi que diêm cháy sáng và khi vụt tắt. Kết bài nêu số phận của nhân vật thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao? Bài 2/95: Lập dàn ý cho đề bài: “ Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi” . Mở bài : giới thiệu người bạn của mình là ai?kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy: + Nó xảy ra ở đâu?lúc nào? Với ai? +Chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, kêùt quả ra sao?) +Điều gì khiến em xúc động?xúc động như thế nào?( miêu tả các biểu hiện của xúc động). Kết bài : em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó? I .Bài học : 1.Dàn ý của bài văn tự sự : Ghi nhớ /95. II. Luyện tập: A. Ở lớp: Bài 1/95: Dàn ý cơ bản của văn bản “ Cô bé bán diêm”: @ Mở bài : giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm . @ Thân bài: -Em bé không bán được diêm không dám về nhà sợ bố đánh . Em tìm một góc tường tránh rét . -Em quẹt các que diêm để được sống trong các mộng tưởng tươi đẹp : +Lần 1: mơ thấy lò sưởi +Lần2: thấy ngỗng quay + Lần3: thấy cây thông nôen +Lần 4: thấy bà +Lần 5 và tất cả các que còn lại:thấy cùng bà về chầu thượng đế . Mỗi lần que diêm vụt tắt , em trở về với hiện tại đói rét , cô đơn . @ Kết bài : Em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa . Mọi người qua đường lạnh lùng thờ ơ , không ai biết được cái điều kì diệu mà em đã trông thấy . B Ở nhà : Bài 2/95: Dàn ý cho đề : “ Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”. 4:Dặn dò : (3 ) - Làm bài tập 2/95. - Soạn bài : Hai cây phong (câu 1,2,3,4/ 100) Rút kinh nghiệm ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-8.DOC
Giáo án liên quan