ã Mục tiêu cần đạt:
HS nắm được những nội dung và kĩ năng cơ bản sau:
- Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình trong thơ trữ tình và những điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó.
- Những lỗi cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ trữ tình.
- Biết vận dụng những hiểu biết có được từ bài học tự chọn này để phân tích một số tác phẩm trữ tình.
ã Phương tiện, đồ dùng:
ã Tiến trình lên lớp:
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 9, 10- Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9, 10
Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình
Mục tiêu cần đạt:
HS nắm được những nội dung và kĩ năng cơ bản sau:
Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình trong thơ trữ tình và những điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó.
Những lỗi cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ trữ tình.
Biết vận dụng những hiểu biết có được từ bài học tự chọn này để phân tích một số tác phẩm trữ tình.
Phương tiện, đồ dùng:
Tiến trình lên lớp:
TUẦN 9
Phân 3 nhóm, mỗi nhóm cử người trình bày, nhận xét, bổ xung
?Kể tên một số bài thơ trữ tình đã học ở lớp 6?
?Kể tên một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam mà các em được học ở lớp 7?
?Kể tên một số bài thơ trữ tình nước ngoài mà các em được học ở lớp 7?
?Kể tên một số bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam mà các em được học ở lớp 7?
?Kể tên một số bài thơ trữ tình học ở lớp 8?
GV: Thơ trữ tình bộc lộ trực tiếp cáI tôI của một cá nhân cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể. Nhưng tình cảm của cái tôi cá nhân chỉ trở thành điển hình khi tình cảm ấy mang tình cảm chung của nhân dân, đất nước.
GV cho học sinh tìm thêm một số đoạn thơ đã học
I/ Ôn lại một số vấn đề về thơ trữ tình:
1/ Các bài thơ trữ tình ở lớp 6, 7, 8
a/ Lớp 6:
- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
- Lượm (Tố Hữu)
- Mưa (Trần Đăng Khoa)
b/ Lớp 7:
b1/ Văn học Việt Nam:
Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)
Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi)
Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông)
Sau phút chia ly (Đoàn Thị Điểm)
Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
b2/ Văn học nước ngoài:
Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch)
Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế)
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch)
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương)
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
b3/ Thơ hiện đại Việt Nam:
Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
c/ Lớp 8:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Đập đá ở Côn Lôn (Phan Chu Trinh)
Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
Hai chữ nước nhà (á Nam Trần Tuấn Khải)
Nhớ rừng (Thế Lữ)
Quê hương ( Tế Hanh)
Khi con tu hú (Tố Hữu)
Tức cảnh PácBó (Hồ Chí Minh)
Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Đi đường (Hồ Chí Minh)
2/ Thơ trữ tình:
Thơ là hình thái nghệ thuật đặc biệt.
Thơ trữ tình là những bài thơ trong đó nhà thơ trực tiếp nói lên cảm xúc, suy nghĩ, ước mơ của mình hay của một nhân vật trữ tình mà nhà thơ dày công xây dựng.
Vd:
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả ngày đêm tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.
(Nguyễn Đình Thi)
Nhà thơ bộc lộ trực tiếp cảm xúc, ý nghĩ, ước mơ của mình.
Vd:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
(Tế Hanh)
Nhà thơ bộc lộ cảm xúc ý nghĩ ước mơ qua nhân vật trữ tình.
Vd : Qua lời con hổ gửi gắm suy nghĩ, ước mơ của tác giả trước thực tại.
Có trường hợp xưng ta “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ” hoặc không xưng gì chỉ lẳng lặng kể:
“Năm này...bây giờ”
đằng sau câu thơ vẫn hiện lên rất rõ tấm lòng, tình cảm sâu nặng của chính tác giả.
Luyện tập :
Bài b : mục 1 (bước 1)
Đọc tác phẩm Tắt đèn và Lão Hạc nhà văn Ngô Tất Tố và Nam Cao không xuất hiện trực tiếp. Nam Cao chưa bao giờ nói trong truyện : Tôi thương lão Hạc lắm
Đoạn thơ “Nay xa cách....nồng mặn quá!”
Tình cảm nhớ nhung đối với quê hương của Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.
c/ Khi phân tích bài Bánh trôi nước chỉ tập trung phân tích hình tượng chiếc bánh trôI, từ đó làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam thì còn thiếu một điều hết sức quan trọng đó là tình cảm cảm xúc, tháI độ của tác giả:
Ca ngợi vẻ đẹp hình thể và phẩm chất của bgười phụ nữ dù sống ba chìm bảy nổi mà vẫn một lòng thuỷ chung son sắt.
Tố cáo xã hội phong kiến nam quyền chà đạp lên quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ.
d/ Khi phân tích bài thơ Lượm có hai ý kiến:
ý kiến 1: Tập trung phân tích làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Lượm (vui tươi, nhí nhảnh, dũng cảm, lạc quan)
ý kiến 2: Tập trung phân tích những tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà thơ Tố Hữu đối với chú bé liên lạc trong bài thơ.
ý kiến của em: phân tích tách như hai ý kiến trên đều chưa hợp lí.
Đề xuất: phối hợp phân tích cả 2 khía cạnh:
Đầu tiên phân tích vẻ đẹp của hình tượng Lượm
Sau đó phân tích tình cảm yêu thương trân trọng của nhà thơ Tố Hữu đối với chú bé liên lạc.
GV: Đọc và cho HS đọc bài: “Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình.
?Yếu tố hình thức nghệ thuật là những yếu nào?
?Nhịp điệu có vai trò gì?
?Thơ lục bát có nhịp như thế nào?
?Thơ tứ tuyệt và thất ngôn bát cú có nhịp như thế nào?
?Nhịp thơ tự do, thơ hiện đại có đặc điểm gì?
?Tính nhạc của thơ được tạo ra nhờ yếu tố nào?
?Căn cứ vào cấu trúc âm thanh người ta chia làm mấy loại vần?
(vần chính và vần thông)
?Vần thông là vần như thế nào?
Vd:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Vd:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghêng
? tiếng Việt có mấy thanh?
GV giới thiệu
GV: Về nguyên tắc, bình thường trong các câu thơ những vần bằng-trắc đan xen nhau, phối hợp nhau nhưng khi mô tả khắc sâu một ấn tượng, một cảm xúc, một tâm trạng theo một cung tình cảm nào đó các câu thơ thường sử dụng liên tiếp một loạt vần
Câu 1: 5 thanh trắc diễn tả 1 tâm trạng như bị dồn nén, uất ức, nghẹn tắc
Câu 2: Dùng toàn thanh bằng vừa như một lời tâm sự vừa như buông thả phó mặc vừa như một tiếng thở dài
GV: ngôn từ là đặc trưng quan trọng và nổi bật của văn học
Vd:
Tường đông lay động bóng cành
Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào
GV: Trong một đơn vị, bài thơ không phải từ nào cũng phân tích
Vd:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
ăn gì to béo đẩy đà làm sao
Nhà văn dùng từ ngữ như thế nào để tạo cách viết có hình ảnh gợi tả hình tượng
GV: Theo Đinh Trọng Lạc có 99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt
? Kể tên các biện pháp tu từ đã học
GV : cho phân tích 1 số đoạn thơ có sử dụng biện pháp tu từ
VD :
Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Vd :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Vd :
Hôm qua còn theo anh
Đi trên đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
Hôm qua, hôm nay không phảI là ngày nào, tháng nào mà là sự việc diễn ra nhanh, bất ngờ khiến ta bàng hoàng xúc động.
II/ Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình:
GV: phân tích thơ trữ tình thực chất là phân tích tiếng lòng sâu thẳm của nhà thơ. Tiếng lòng ấy lại bộc lộ qua nghệ thuật ngôn từ.
1/ Nhịp thơ:
- Nhịp điệu có vai trò ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình, giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc.
- Nắm vững nhịp điệu của từng loại thơ:
+ Thơ lục bát: 2/2/2 ; 2/2/4 ; 4/4
+ Thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
+ Thơ ngũ ngôn: 2/3 hoặc 3/2
- nhịp thơ lục bát mềm mại uyển chuyển
- nhịp thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú hài hoà chặt chẽ.
- Nhịp thơ tự do, thơ hiện đại phóng khoáng phong phú.
* Khi đọc thơ cần chú ý hình thức dấu câu và xem cách ngắt nhịp của tác giả có gì đặc biệt
2/ Vần thơ:
- Hệ thống vần điệu, thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc trong thơ.
- Gieo vần trong thơ là sự lặp lại các vần giữa các tiếng ở vị trí nhất định
a/ Vần điệu:
* Vần chính: Căn cứ vào cấu trúc âm thanh
- Vần chính có âm thanh giống nhau:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe mưa non nước vọng lời ngàn thu
Vần thông là vần có âm na ná nhau
Vd: Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như
Căn cứ vị trí các tiếng hiệp vần với nhau chia thành vần chân, vần lưng
- Vần lưng lối gieo vần đứng ở giữa câu.
- Vần chân là lối hiệp vần đứng ở cuối câu :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
- Vần liền : tiếng cuối hai câu liền nhau
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn
- Vần cách: câu 1 – 3 ; câu 2 – 4
b/ Thanh điệu:
- Tiếng việt có 6 thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền, ngang không dấu
- Thanh bằng (trầm): huyền, ngang không dấu
-> diễn tả sự nhẹ nhàng, buâng khuâng, chơi vơi
- Thanh trắc (bổng): sắc, hỏi, ngã, nặng
-> diễn tả sự trúc trắc nặng nề, khó khăn, vấp váp
Dùng toàn vần bằng:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)
Dùng nhiều vần trắc:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
2 loại vần phối hợp sóng đôi:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương
* Khi đọc, phân tích tác phẩm văn học (nhất là thơ) khi thấy âm điệu, âm hưởng, nhạc điệu của câu thơ không bình thường, có sự chuyển đổi phải phân tích chỉ rõ giá trị của nó trong việc thể hiện nội dung
3/ Từ ngữ và các biện pháp tu từ:
a/ Phân tích tác phẩm văn học không thể thoát li và bỏ qua yếu tố từ ngữ:
Muốn phân tích tốt từ ngữ cần:
Nắm vững nghĩa của từ:
- Luôn luôn đặt câu hỏi tại sao tác giả dùng từ này mà không dùng từ khác.
- Tại sao từ này lại xuất hiện nhiều như thế có thể thay từ ấy bằng từ khác được không.
- Trong câu ấy, đoạn ấy những từ ngữ nào cần phân tích.
b/ Phân tích hình ảnh:
Thực ra phân tích hình ảnh là phân tích từ ngữ
- Chữ “ lờn lợt” lột tả rõ nét thần thái của Tú Bà: bà chủ nhà chứa đi lên từ gái làng chơi vừa bóng nhẫy, vừa mai mái vàng bủng da.
- “ăn gì” muốn liệt mụ chủ chứa này vào một giống loài nào đó không phảI là người. Bởi vì giống người thì ăn cơm, ăn gạo, ăn thịt, ăn cá.
c/ Tạo cách viết có hình ảnh, gợi hình tượng:
Dùng từ láy
Dùng từ ngữ tượng hình, tượng thanh
Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc
d/ Các biện pháp tu từ:
- Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ đời sống qua các biện pháp tu từ nâng cấp sửa sang làm cho ngôn ngữ đời sống càng óng ả, giàu đẹp.
- Phân tích thơ chú ý phân tích các biện pháp tu từ tức là chỉ ra tính hiệu quả của cách viết vai trò và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt, miêu tả.
VD :
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt kẻ phàm rửa chân
(Ca dao)
-> phân tích biện pháp so sánh thể hiện số phận người phụ nữ phong kiến.
4/ Không gian và thời gian trong thơ:
a/ Không gian trong thơ trữ tình:
Là nơi tác giả - cái Tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình trước mọi người và đất trời.
- Từ ngữ thể hiện không gian
- Không gian gắn với địa điểm chỉ nơi chốn
- Đọc TPVH chú ý nhà văn mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội dung gì sâu sắc.
b/ Thời gian nghệ thuật:
- Thời gian trong cuộc đời là thời gian tuần tự.
- Thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian tâm lý, không trùng khiết với thời gian ngoài đời.
- Thời gian nghệ thuật mang tính tượng trưng:
+ ngày mai: tượng trưng cho tương lai
+ Hoàng hôn, chiều tà : tượng trưng cho sự tàn lụi, sự kết thúc, buồn bã.
+ Bình minh, rạng đông : tượng trưng cho cái đang lên, rạng rỡ tươi sáng.
+ Mùa xuân: tượng trưng cho tuổi trẻ sức sống, giàu sinh lực.
+ Chiếc lá ngô đồng rụng xuống ấy là tượng trưng cho mùa thu.
+ Tiếng kêu khắc khoải của chim Cuốc báo hiệu mùa hè về.
III/ Một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình:
1/ Chỉ phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không hề thấy vai trò của hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ là diễn xuôI nội dung bài thơ.
2/ Có chú ý đến các hình thức nghệ thuật nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ấy ra khỏi nội dung ( Thường là gần kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng).
3/ Suy diễn một cách máy móc, gượng ép, phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. Nghĩa là nêu lên các nội dung, tư tưởng không có trong bài thơ, phát hiện sai các hình thức nghệ thuật hoặc “ bắt ép” các hình thức nghệ thuật này phảI có vai trò,tác dụng nào đó trong khi chúng chỉ là những hình thức bình thường
TUẦN 10
IV/ Làm bài tập thực hành:
Bài tập 1: Xác định vần , thống kê thanh điệu và phân tích tác dụng biểu đạt của nó trong một số bài thơ, đoạn thơ
1/
a/ Bài: Cảnh khuya
Vần: xa-hoa-nhà
b/ Đoạn thơ: “ Em ơi Ba lan….giọng đàn” (Tố Hữu)
tan , tràn, đàn (vần chân)
Ngoài ra còn có vần lưng: lan – tan, dương – sương, trắng – nắng, vọng – giọng
=> 4 dòng thơ hàng loạt các vần liên tiếp xuất hiện tạo nên một khúc ngân nga, diễn tả niềm vui như muốn hát lên của nhà thơ khi đứng trước mùa xuân của đất nước Ba Lan.
2/
a/ Thanh bằng: ô , hay , buồn…cả hai câu đều là thanh bằng
b/ Đoạn trường thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh
(Tản Đà)
Chữ thanh bằng: thay, phân kỳ, câu, xe, ghềnh, trường
Chữ thanh trắc: Đoạn, lúc, vó, khấp khểnh, bánh, gập
c/ Tài cao phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương
( Tản Đà )
Chữ thanh bằng: Tài, cao, giang hồ mê chơI quên quê hương
Chữ thanh trắc: phận, thấp, chí, khí, uất
Bài tập 2:
Khi đọc bài thơ Lượm đến những dòng thơ như:
Ra thế
Lượm ơi!....
Hoặc: Thôi rồi, Lượm ơi!
Và : Lượm ơi, còn không?
Có bạn vẫn đọc theo ngữ điệu giống như khi đọc các câu thơ khác trong bài thơ. Theo em như thế có đúng không? vì sao?
Gợi ý:
Khi đọc các câu:
Ra thế
Lượm ơi!....
Hoặc: Thôi rồi, Lượm ơi!
Và : Lượm ơi, còn không?
Bạn đọc theo ngữ điệu như các câu khác trong bài thơ như thế là chưa đúng.
Ra thế
Lượm ơi!....
Câu thơ ngắt dòng như một tiếng nấc nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin nhà báo Lượm đã hy sinh.
Thôi rồi, Lượm ơi!
Câu thơ gãy nhịp, là tiếng kêu đau đớn, đột ngột của tác giả trước sự ra đI của chú bé Lượm.
Lượm ơi, còn không?
Câu hỏi tu từ hỏi để bộc lộ sự đau đớn, ngỡ ngàng không muốn tin rằng Lượm không còn nữa.
Bài tập 3:
Những câu thơ sau đều có ít nhất hai cách đọc. Cách nào cũng thấy có vẻ đúng, nhưng nghĩ kĩ thì sẽ có một cách đọc đúng nhất. Hãy đọc và ngắt nhịp cho chính xác.
- Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối
( Xuân Diệu)
- Càng nhìn ta lại càng say
( Tố Hữu)
- Non cao tuổi vẫn chưa già
( Tản Đà )
- Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
( nguyễn Đình Thi)
Gợi ý
Ngắt nhịp chính xác:
- Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối
( Xuân Diệu)
- Càng nhìn ta/ lại càng say
( Tố Hữu)
- Non cao tuổi/ vẫn chưa già
( Tản Đà )
- Sau lưng/ thềm/ nắng/ lá/ rơi đầy
( nguyễn Đình Thi)
Giải thích?
Bài tập 4:
Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
( nguyễn Khuyến)
Chữa “kìa” trong câu thơ cho ta thấy Nguyễn Khuyến như đứng tách ra khỏi cáI hội Tây ồn ào đầy những trò nhăng nhít do bọn thực dân bày ra mà quan sát, và ngẫm nghĩ, mà căm giận, mà đau đớn, chua xót.
Bài tập 5:
a/ Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thổi ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
( Nguyễn Du)
Biện pháp so sánh: nhà thơ đã so sánh độ trong, đục, độ nhanh, chậm của âm thanh tiếng đàn với những sự vật, hiện tượng của tự nhiên vừa cụ thể sinh động vừa chính xác góp phần làm nổi bật tài năng của Thuý kiều
b/
“ Ta đi tới không thể gì chia cắt
……….
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam”
Biện pháp tu từ: điệp ngữ khẳng định, nhấn mạnh ý chí, niềm tin của tác giả về sự thống nhất tổ quốc.
V/ Một số điểm cần lưu ý:
Thơ có thể có vần, có thể không có vần. Bình thường mỗi đoạn thơ có một vần lặp lại ở các câu thơ, nhưng có đoạn mang nhiều vần khác nhau.
Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng chỉ một hoặc một phần lớn một loại thanh là những câu thơ đặc biệt.
Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt, cần chú ý để phân tích, chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung
Khi đọc cũng như phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu. Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn
Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo khi viết, mà còn dùng để ngắt nhịp, làm tăng sức biểu cảm cho thơ.
Trong một bài thơ, câu thơ, không phải chữ nào cũng hay, cũng đắt, khi đọc thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cáI hay, cáI đẹp của chúng. Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được.
Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ cũng cần chỉ ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung.
Tránh phân tích tràn lan ( yếu tố nào cũng phân tích); tránh suy diễn một cách gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật.
VI/ Tìm hiểu các yếu tố hình thức nghệ thuật của một bài thơ trọn vẹn
GV chọn 1 trong 2 bài sau:
1/ Nhớ rừng ( Thế Lữ)
2/ Khi con tu hú ( Tố Hữu )
File đính kèm:
- BOI VAN 8.doc