A. Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích , tổng hợp trong bài TLVNL .
B . Chuẩn bị của thầy trò :
Giấy khổ to , bút dạ để sinh hoạt nhóm
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
243 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A
Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích , tổng hợp trong bài TLVNL .
B . Chuẩn bị của thầy trò :
Giấy khổ to , bút dạ để sinh hoạt nhóm
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm về phép lập luận phân tích và tổng hợp .
Học sinh đọc văn bản " Trang phục "
? ở đoạn mở đầu , bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì ? ( Trang phục đẹp và văn hoá ) .
? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì ? ( - Vấn đề văn hoá trong trang phục ; - vấn đề các quy tắc ngầm buộc mọi người tuân theo ) .
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra 2 luận điểm đó ? ( phép phân tích) .
? Bài văn đã nêu ra những dẫn chứng gì về trang phục ?
? Từ đó em hiểu phép lập luận phân tích là gì ?
? Theo em bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ? Câu văn nào thể hiện điều đó .
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên , bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào ? Nêu các điều kiện quy định cái đẹp của trang phục như thế nào ? ( Học sinh thảo luận nhóm ) .
? Qua bài đọc em hãy nêu vai trò của phép tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào ?
? Mục đích của phép lập luận phân tích và tổng hợp là gì ?
Học sinh đọc to ghi nhớ .
I . Tiềm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp .
1 . Văn bản : " Trang phục " .
* Phép phân tích :
- Hiện tượng 1 : Thông thường trong doanh trại ........ mọi người -> Hiện tượng này nêu vấn đề : cần ăn mặc chỉnh tề , đồng bộ .
- Hiện tượng 2 : Anh thanh niên đi tát nước .......... oang oang -> yêu cầu phải ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh .
- Hiện tượng 3 : Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức . Cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái giản dị . Người có văn hoá là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế .
=> Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận của 1 vấn đề và phơi bày nội dung bên trong của sự vật hiện tượng .
Khi phân tích chúng ta có thể giả thiết , so sánh , đối chiếu .
* Phép tổng hợp :
- Nguyên tắc thứ 2 của trang phục " Ăn mặc ra sao ......... toàn xã hội " .
- Trang phục đẹp là trang phục đáp ứng 3 yêu cầu , 3 quy tắc : có phù hợp thì mới đẹp , sự phù hợp với môi trường , phù hợp với hiểu biết , phù hợp với đạo đức .
=> Phép tổng hợp : là rút ra cái chung từ những điều phân tích . Do đó không có phân tích thì không có tổng hợp . Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài , ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản .
=> Mục đích của phép lập luận phân tích và tổng hợp là nhằm ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó .
2 . Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập :
II . Luyện tập : Học sinh làm bài tập theo 4 nhóm .
Bài tập 1 : Để lám sáng rõ luận điểm " Học vấn .......... của học vấn " tác giả đã trình bày các luận cứ theo một thứ tự lôgíc :
- Học vấn là công việc của toàn nhân loại
- Học vấn sở dỉ được lưu truyền lại cho đời sau là nhớ sách
- Sách chứa đựng những học vấn quý báu của nhân loại
- Nếu không đọc sách không tạo được điểm xuất phát vững chắc
- Nếu xoá bỏ sách sẽ trở thành những kẻ lạc hậu .
Bài tập 2 :
- Phân tích lý do phải chon sách để đọc :
- Đọc không cần nhiều mà cần phải tinh và kỹ
- Sách có nhiều loại ( sách chuyên môn , sách thường thức ) nếu không chọn dễ lạc hướng .
- Các loại sách ấy phải có liên quan với nhau
Bài tập 3 : Tầm quan trọng của đọc sách :
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao ...... nhân loại .
- Đọc không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể
- Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn đọc nhiều qua loa không có ích lợi gì
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà :
? Em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận ?
Gợi ý :
- Phân tích là một thao tác bắt buộc trong lập luận . Bởi không phân tích thì không lám sáng tỏ được luận điểm và không thuyết phục được người đọc người nghe .
- Phân tích giúp người đoc , người nghe nhận thúc đúng , hiểu đúng vấn đề . Vì vậy có phân tích thì có tổng hợp ( Đây là mối quan hệ biện chứng trong VBNL ) .
? Soạn bài tiếp theo " Luyện tập phân tích và tổng hợp " .
Tiết 95
Luyện tập phân tích và tổng hợp .
A . Mục tiêu cần đạt:
- Rèn kỹ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp .
- Rèn kỹ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp .
B . Chuẩn bị của thầy trò:
Giấy khổ to , bút dạ .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ :
? Em hãy nêu vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận .
* Bài mới :
Hoạt động 1: Nhận diện văn bản phân tích .
( Học sinh thảo luận bằng 2 nhóm ) .
Học sinh đọc kỹ 2 đoạn trích a, b trả lời câu hỏi :
? Luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a ?
? Luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn b ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả vào dấu khổ to ( 5' ) .
Các nhóm nhận xét lẫn nhau giáo viên kết luận vấn đề trên bảng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành phân tích một vấn đề .
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 .
Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận theo đôi bạn các câu hỏi sau :
? Thế nào là học đối phó ? Qua loa ?
? Phân tích bản chất của lối học đối phó và nêu tác hại của nó ?
Học sinh trình bày trước lớp , bổ sung , giáo viên kết luận .
Hoạt động 3 :
Thực hành phân tích một văn bản .
Học sinh đưa vào văn bản " Bàn về đọc sách " để lập dàn ý . Học sinh trình bày vào giấy khổ to , trình bày trước lớp . Học sinh khác nhận xét , bổ xung .
Giáo viên tổng hợp ý kiến đúng .
Dựa vào dàn ý này học sinh viết thành đoạn văn theo yêu cầu bài tập 4 .
I . Nhận diện văn bản phân tích .
Bài tập 1 :
* Đoạn văn a :
- Luận điểm : " Thơ hay ........ hay cả bài " .
- Trình tự phân tích : cái hay được thể hiện :
+ ở các điệu xanh ........
+ ở những cử động .......
+ ở những vần thơ ........
+ ở các chữ không non ép ......
* Đoạn văn b : Kết hợp phép phân tích+ tổng hợp .
- Luận điểm : " Mấu chốt của sự thành ....... đâu " .
- Trình tự phân tích :
+ Do nguyên nhân khách quan ( điều kiện cần ) : gặp thời , hoàn cảnh , điều kiện học tập thuận lợi , tài năng trời phú ....
+ Do nguyên nhân chủ quan ( điều kiện đủ ) T2 kiên trì phấn đấu , học tập không mệt mỏi , không ngừng trau rồi phẩm chất đặc điểm tốt đẹp .
- Tổng hợp vấn đề : " Rút cuộc ........ tốt đẹp " .
II . Thực hành phân tích một vấn đề.
Bài tập 2 :
* Học qua loa , đối phó :
1 . Học qua loa :
+ Học không có đầu có đuôi , không đến nơi đến chốn , cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiến thức cơ bản , hệ thống .....
+ Học để khoe mẽ , nhưng thực ra đầu óc rỗng tuếch , không dám trình bày chính kiến của mình về các vấn đề có liênn quan đến học thuật .
2 . Học đối phó :
- Là không lấy việc học làm mục đích , xem việc học là phụ .
- Là học bị động , cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô , cha mẹ , thi cử .....
- Học đối phó thì kiến thức nông cạn , hời hợt .... -> ngày càng dốt nát , hư hỏng , vừa lừa dối người khác , vừa tự đề cao mình -> nguyên nhân gây ra hiện tượng " tiến sĩ giấy " đang bị xã hội lên án gay gắt .
* Bản chất của lối học đối phó và tác hại của nó:
- Bản chất :
+ Có hình thức của học tập : cũng đến lớp , cũng đọc sách , cũng có điểm thi , cũng bằng cấp .
+ Không có thực chất : đầu óc rỗng tuếch , đến nổi " ăn không nên đọi ...... lời " , hỏi gì cũng không biết làm việc gì cũng hỏng .
- Tác hại :
+ Đối với xã hội : những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt trong kinh tế , tư tưởng , đạo đức , lối sống ....
+ Đối với bản thân : những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập , do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp .
III . Phân tích một văn bản .
Bài tập 3 :
Dàn ý phân tích " Tại sao phải đọc sách" .
- Sách là kho tri thức được tích luỹ từ hàng nghìn năm cảu nhân loại , vì vậy bất kỳ ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách .
- Tri thức trong sách bao gồm kiến thức xã hội và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết , .......... nếu không đọc sẽ bị lạc hậu ......
- Đọc sách ta mới càng thấy kiến thức của nhân loại thì mênh mông như đại dương , còn hiểu biết của ta chỉ là vài ba giọt nước vô cùng nhỏ bé , từ đó chúng ta mới có trình độ khiêm tốn , ý chí cao trong học tập .
=> Đọc sách là vô cùng cần thiết , nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà .
- Học sinh hoàn thành bài tập 4 .
- Tìm các câu danh ngôn về giáo dục , học tập , đọc sách .
- Soạn bài " Tiếng nói văn nghệ " .
- Học sinh học sôi nổi , hiểu bài .
Ngày ........ tháng ....... năm 200......
Tuần 20 : Bài 1
Tiết : 96 - 97
Tiếng nói của văn nghệ
Nguyễn Đình Thi .
A . Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người .
- Hiểu thêm cách viết bài NL qua tác phẩm NL ngắn gọn , chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi .
- Rèn kỹ người đọc hiểu - phân tích văn bản nghị luận .
B . Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
- Chân dung nhà văn .
- Đọc các tài liệu có liên quan .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
* Kiểm tra bài cũ : giáo viên kiểm tra bài tập 4 của học sinh .
* Bài mới : Giáo viên giới thiệu :
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : văn , thơ , nhạc , lý luận phê bình đồng thời là nhà quản lý lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm ( Tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam hơn 30 năm ) .
" Tiếng nói của văn nghệ " - viết năm 1948 ở chiến khu VB trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp , khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới đậm đà T2 dân tộc khoa học , đại chúng , gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân . Trong hoàn cảnh và trình độ văn nghệ ấy ta càng thấy được sự sâu sắc các ý kiến của nhà trẻ 28 tuổi - Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung .
Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả?
? " Tiếng nói của văn nghệ " ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Học sinh đọc đoạn trích .
Giáo viên kiểm tra việc nắm từ khó cua học sinh .
? Xác định thể loại của văn bản ?
? Văn bản nêu lên và phân tích những nội dung quan trọng nào ?
Hãy nêu hình thức luận điểm của văn bản ?
? Em có nhận xét gì về nhan đề và bố cục của bài nghị luận ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích .
Học sinh đọc đoạn đầu -> đời sống chung quanh .
? Phát hiện luận điểm ?
? Để chứng minh cho nhận định trên tác giả đưa ra những dẫn chứng văn học nào ?
Tác dụng những dẫn chứng ấy .
Giáo viên : Đó là lời nhắn , nội dung tữ, tình cảm độc đáo của tác phẩm văn học . Lời gửi , lời nhắn này luôn toát lên từ nội dung hình thúc kết quả được biểu hiện trong các tác phẩm , nhưng nhiều khi lại đươc nói ra một cách trực tiếp , rõ ràng , có chủ định .
Vậy bản chất của lời nhắn của nghệ sĩ đó là gì ?
Học sinh đọc đoạn : " Lời gửi nhà thơ .... tâm hồn " .
Học sinh thảo luận :
? Vì sao tác giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại , cho đời sau phức tạp hơn , P2 và sâu sắc hơn những bài học luận lý , triết lý đời người , lời khuyên sử thế dù là triết lý sâu sắc ...... ?
? Hãy cho biết văn nghệ phản ánh thể hiện nội dung gì ?
? Muốn hiểu sức mạnh và ý nghĩa của nghệ , trước hết cần hiểu vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ .
? Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài bài cho thấy tác giả đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người ?
? Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ?
? Phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và jhả năng kỳ diệu của nó .
Gợi ý : Trong đoạn văn không ít lần tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về bản chất của NT . Bản chất đó là gì ? Từ bản chất ấy , tác giả diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận tạo nên sức mạnh của NT là gì ? ( Học sinh phát hiện , đọc to câu văn , nêu cách hiểu ) .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết - luyện tập .
? Trình bày cảm nhận của em về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này ?
I . Tìm hiểu chung .
1 . Tác giả :
- Nguyễn Đình Thi ( 1924 - 2003 ) - Quê ở Hà Tây .
- Ông là một cây bút đa tài : văn , thơ , nhạc , lý luận phê bình .
2 . Tác phẩm : " Tiếng nói của văn nghệ " - 1948 - Thời kỳ đầu kháng chiến chống pháp . -> Thời kỳ ta xây dựng nền VN : dân tộc - khoa học - đại chúng ( gắn bó với nhân dân , với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ) .
3 . Đọc : rõ ràng , diễn cảm .
4 . Từ khó : Phật giáo diễn ca , phẫn khích , rất kị .
5 . Thể loại : nghị luận về một vấn đề văn nghệ , lập luận giải thích và chứng minh .
6 . Bố cục : 2 phần
- Từ đầu ........ tâm hồn -> nội dung phản ánh , thể hiện của VN : Văn nghệ phản ánh , thể hiện sự sống của tâm hồn con người .
- Tiếp ......... trang giấy -> những khía cạnh của đời sống tâm hồn được văn nghệ phản ánh :
+ Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm .
+ Nghệ thuật là tiếng nói của tư tưởng , đạo đức .
- Còn lại : Vai trò của văn nghệ đối với con người và đối với đời sống xã hội .
=> Học sinh chỉ ra hình thức luận điểm-> Bố cục phù hợp với hình thức lập luận của tác giả , thể hiện rõ ý đồ của người viết .
=> Nhan đề : có tính khái quát lý luận gợi sự gần gủi thân mật . -> Đây cũng là cách viết thường thấy của tác giả : sắc sảo về lỹ lẽ , tinh tế trong phân tích, tài hoa về cách thức diễn đạt .
II . Phân tích :
1 . Nội dung của văn nghệ :
* Luận điểm : Văn nghệ không chỉ phản ánh hiện tượng khách quan mà còn thể hiện tư tưởng , tình cảm của người nghệ sỹ , thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác ( Anh gửi ......... chung quanh ) .
=> Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo .
- Dẫn chứng :
+ Hai câu thơ trng truyện Kiều ( có lời bình ) .
+ Cái chết thảm khốc của An-na-Ca rê nhi na trong tiểu thuyết của Lép Tôn Xtôi .
- Tác giả đi sâu bằng nội dung của văn nghệ tư tưởng , tư tưởng tiêu chuẩn của người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm (tác giả so sánh ) :
-> Văn nghệ có sức lay động đến con người và đời sống xã hội bởi nội dung phản ánh , thể hiện của nó :
+ Văn nghệ phản ánh thế giới tình cảm của con người : " Chổ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét , niềm vui buồn , ý đẹp xấu trong đời sống tự nhiên và đời sống xã hội của chúng ta " -> nó giúp con người hiểu mình hơn , hiểu mọi người xung quanh hơn và làm cho người gần người hơn .
+ Văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng : " Tư tưởng náu mình và yên lặng " -> nó khơi gợi người đọc từ những hình ảnh , con người , cảm xúc trong tác phẩm .
* Văn nghệ được khơi nguồn từ chính sự sống tâm hồn con người và cũng hướng tới xây đắp thế giới tâm hồn ấy .
2 . Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ :
- Văn nghệ giúp cho chúng ta sống đầy đủ hơn , phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình " Mỗi tác phẩm lớn như rọi ..... ta nghĩ " .
- Trong khi con người bị ngăn cách với cuộc sống , văn nghệ là sợi dây nối họ với thế giới bên ngoài .
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát , giúp con người vượt qua khó khăn , thử thách để giữ cho " đời cứ tươi " .
3 . Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận .
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm :
" Nghệ thuật là tiếng nói ...... đường ấy" :
+ Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu , niềm vui buồn của con người .
+ Tư tưởng nghệ thuật lắng sâu , thấm vào cảm xúc , nổi niềm .
+ Tác phẩm văn nghệ làm lay động cảm xú ..... qua con đường tình cảm ....: " Nghệ thuật .......... đường ấy " .
- Văn nghệ là kết tinh tâm hồn người sáng tác , là sợi dây truyền sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng .
- Văn nghệ giúp con người tự nhận thức , tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân con người , cá nhân , xã hội .
- Đặc biệt văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên có hiệu qủa lâu bền và sâu sắc vì nó tác động đến tình cảm và bằng tình cảm mà đến nhận thức và hành động tự giác .
=> Khả năng sức mạnh kì diệu của văn nghệ .
III . Tổng kết - luyện tập
1 . Bố cục :
Chặt chẽ , hợp lý , cách dẫn dắt tự nhiên .
2 . Cách viết : giàu hình ảnh , có nhiều dẫn chứng về thơ văn , vế đời sống thực tế , để khẳng định thuyết phục các ý kiến , nhận định để tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm .
- Giọng văn toát lên lòng chân thành , niềm say sưa đb nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối .
3 . Ghi nhớ : SGK .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà :
- Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý những tác động của tác phẩm ấy đối với mình .
- Chuẩn bị bài tiếp theo .
* Rút kinh nghiệm giờ dạy .
Học sinh học sôi nổi , hiểu bài .
Tiết : 98
Các thành phần biệt lập .
A. Mục tiêu cần đạt :
- Nắm được khái niệm các thành phần biệt lập cảu câu : tình thái , cảm thán
- Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng thành phần biệt lập trong câu .
- Năm được công dụng của mỗi thành phần trong câu .
B . Chuẩn bị của thầy trò :
- Bảng phụ - Đọc các tài liệu có liên quan .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
* Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu đặc điểm , công dụng của khởi ngữ ? cho ví dụ .
* Bài mới :
Giáo viên : Trong câu , ngoài các thành phần CN - VN TRN , khởi ngữ là những thành phần tham gia vào nghĩa sự việc của câu ( nghĩa miêu tả ) , còn có những thành phần tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu . Các thành phần này không nằm trong cú pháp câu , chỉ biểu thị thái thái độ của người nói hoặc để gọi- đáp hoặc để nêu lên một số quan hệ phụ . Người ta gọi chung các thành phần đó là thành phần phụ - thành phần biệt lập . Vậy thành phần biệt lập là gì ? Bao gồm mấy loại ? ........
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm thành phần biệt lập ?
Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ .
Học sinh đọc ví dụ .
? Xác định thành phần tham gia vào nghĩa sự việc của câu .
? Xác định thành phần tách rời khởi nghĩa sự việc của câu ?
? Các từ " Có lẽ " , " Trời ơi " có vai trò gì trong câu ? Nếu bỏ các từ ấy đi thì sự việc nói trong câu có thay đổi không?
? Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu công dụng của thành phần biệt lập .
Giáo viên : Thành phần biệt lập gồm 2 loại , mỗi loại lại có một công dụng nhất định .
Giáo viên treo bảng phụ có ghi VD ở SGK .
? Học sinh đọc VD .
? Học sinh trả lời các câu hỏi ở mục I .
? Vậy em hiểu thành phần tình thái là gì ?
Học sinh phát biểu , giáo viên kết luận,
Lưu ý với học sinh .
Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ ở mục II và trả lời câu hỏi ở SGK .
? Vậy em hiểu thành phần cảm thán là gì ?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
I . Khái niệm thành phần biệt lập .
* Ví dụ :
a, Có lẽ , văn nghệ rất kị " trí thức hoá" nữa .
b, Trời ơi , chỉ con năm phút .
- Thành phần tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu là : " Trời ơi " , " Có lẽ " .
+ Có lẽ -> nhận định đối với sự việc , thể hiện thái độ tin cậy của người nói .
+ " Trời ơi " -> Dùng để bộc lộ cảm xúc , người nói giải bày nổi lòng của mình : thể hiện sự tiếc rẻ .
=> Bỏ các từ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi .
* Thành phần biệt lập là thành phần phụ trong câu , tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu , dùng để biểu thị các quan hệ giao tiếp .
II . Công dụng của thành phần biệt lập .
1 . Thành phần tình thái :
* Ví dụ :
1- " Chắc " , " Có lẽ " là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu thể hiện thái độ tin cậy cao ở " Chắc " và thấp hơn ở " Có lẽ " .
2 - Nếu không có các từ đó thì sự việc nói trong câu thì không có gì thay đổi .
* - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện thái độ , cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu .
- Thành phần tình thái thường thể hiện những nội dung :
+ Chỉ mối quan hệ giữa người nói với người nghe .
VD : - Mời u xơi khoai đi ạ !
+ Chỉ cách đánh giá chủ quan của người nói đối với sự việc được nêu lên trong câu .
( Như VD a, b trong SGK ) .
2 . Thành phần cảm thán :
* Ví dụ :
- Các từ : ồ , trời ơi : không chỉ sự vật hay sự việc .
- Chúng ta hiểu được các từ này là nhờ những phần câu tiếp theo ( nó gt cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán ) .
- Các từ ấy không dùng để gọi ai cả , chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình .
* Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui , buồn, mừng ...... ) .
- Thành phần cảm thán có thể do một thán từ đích thực đảm nhận , có khi là thán từ đi kèm với thực từ .
VD : - Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện .
- Trời ơi , sinh giặc làm chi .
Để chồng tôi phải ra đi diệt thù . ( CD )
- Khi thành phần cảm thán tách riêng ra bằng một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt - thì nó là câu cảm thán .
VD : Ôi Tổ quốc ! Đơn sơ mà lộng lẫy.
- Phần cấu trúc cú pháp của câu thường đứng sau thành phần cảm thán nói rõ nguyên nhân của cảm xúc .
VD : Trời ơi , chỉ còn 5 '
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập .
II . Luyện tập :
Bài tập 1 : Nhận diện thành phần tình thái , thành phần cảm thán .
- Có lẽ , hình như , chả lẽ -> thành phần tình thái .
- Chao ôi -> thành phần cảm thán .
Bài tập 2 : Dường như , hình như , có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn .
Học sinh đặt câu với các từ trên .
Bài tập 3 : Dùng từ " Chắc "
Bài tập 4 : Học sinh làm ở nhà .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà
- Học sinh làm bài tập 4 .
- Chuẩn bị bài tiếp theo .
Tiết : 99
Nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống
A . Mục tiêu cần đạt :
- Năm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng , đời sống .
- Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận xãa hội .
B . Chuẩn bị của thầy trò :
- Đọc các tài liệu có liên quan .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
Học sinh đọc kĩ văn bản " Bệnh lề mề "
? Văn bản trên tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống ?
? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào ?
? Cách trình bày hiện tượng trongvăn bản trên có nêu được vấn đề " lề mề " không ? ( Có ) .
? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy ( Chỉ ra nguyên nhân của bệnh lề mề ) .
? Vậy nguyên nhân hiện tượng đó là do đâu ?
? Tác hại của bệnh lề mề
? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào ?
? Bố cục bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không ? Vì sao ?
Học sinh rút ra ghi nhớ .
Học sinh đọc to ghi nhớ .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
Học sinh làm bài tập theo nhóm .
Học sinh thảo luận : Các nhóm cử đại diện trình bày trên bảng trong 5' . Nhóm nào ghi được nhiều hiện tượng thì thắng .
Giáo viên : ? Trong các hiện tượng các em nêu thì hiện tượng nào đáng được viết bài nghị luận .
Giáo viên cho học sinh đọc bài tham khảo " Bệnh nói dối " .
I . Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống .
* Văn bản : Bệnh lề mề .
- Hiện tượng : " Giờ cao su " trong đời sống . Bệnh lề mề .
- Biểu hiện : Sai hẹn , đi chậm .......
- Nguyên nhân : Coi thường việc chung, thiếu tự trọng , thiếu tôn trọng người khác .
- Tác hại : Làm phiền mọi người , làm mất thì giờ , làm nảy sinh cách đối phó, tạo thói quen kém văn hoá .
-> Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì : cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau .
-> Làm việc đúng giờ là tác phong của người có căn hoá .
Bố cục mạch lạc ( trước hết nêu hiện tượng -> phân tích các nguyên nhân , tác hại của căn bệnh , cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục .
* Ghi nhớ : SGK
II . Luyện tập :
Bài tập 1 :
Bài tập 2 : Hiện tượng hút thuốc lá - hiệu quả của nó -> Đây là một hiện tượng đáng được viết một bài nghị luận, vì :
+ Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút , đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống .
+ Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường , khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút .
+ Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà :
Học sinh viết đoạn văn nghị luân bàn về một hiện tượng xấu hay xảy ra ở lứa tuổi học đường .
Tiết : 100
Cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng
đời sống .
A . Mục tiêu cần đạt :
- Nắm được cách làm một bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
- Rèn kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội .
B . Chuẩn bị :
Bảng phụ .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
? Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường ? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận .
* Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài .
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các đề 1, 2 , 3 , 4 SGK .
? Hãy nêu cấu tạo của đề ?
? Trên cơ sở đó em hãy ra một số bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống ?
? Qua phân tích các đề văn trên em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ?
( Học sinh thảo luận
File đính kèm:
- ngu van9 t2.doc