Giáo án Ngữ Văn 9 - Bài 16: Cố hương

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh:

· Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiẹn tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

· Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

2. Kỹ năng:

· Đọc diễn cảm, phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

· Có kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự.

3. Thái độ:

· Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 - Bài 16: Cố hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 14.12.2006 Tuần 16: 18.12.2006 – 22.12.2006 Bài 16: (Tiết 76) (Lỗ Tấn) I/ Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp học sinh: Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiẹn tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm. Kỹ năng: Đọc diễn cảm, phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn. Có kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 9 – Tập I; Bình giảng Ngữ văn 9. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc văn bản “Cố hương”– soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) H1: Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? YCTL: * Nghệ thuật: - Cốt truyện chặt chẽ, có nhiều tình huống bất ngờ nhưng hợp lí. - Chọn người kể và ngôi kể phù hợp. - Xây dựng nhân vật, miêu tả và phân tích tâm lí nnhân vật rất thành công, đặc biệt là tâm lí ở tuổi thiếu nhi… - Ngôn ngữ, lời kể giản dị, đậm đà màu sắc Nam bộ, … * Nội dung: Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam. Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân abnr sâu sắc. 3. Bài mới: (37 phút) Lời vào bài: (1 phút) Quê hương là một phần máu thịt của mỗi con người, dù đi đâu và ở đâu, quê hương luôn gợi nhắc cho chúng ta những vui buồn tuổi thơ. “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn thấm thía bao nỗi buồn. Cảnh cũ, người xưa đầy bi kịch của khách thiên lí tha hương. Trang văn Lỗ Tấn như giọt mưa lạnh, sau hơn 20 năm xa cách “tôi” về thăm quê, phải vượt qua 2000 dặm giữa một mùa đông giá lạnh. Khi về thăm quê, cảnh quê và con người đã có những thay đổi như thế nào qua con mắt của nhân vật “tôi”? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu? TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản 24’ 12’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích * GV gọi HS đọc chú thích * H1: Căn cứ vào chú thích cho biết đôi nét về tác giả và tác phẩm? * GV khái quát những nét chính. ( GV cho HS xem chân dung Lõ Tấn). * * GV hướng dẫn HS đọc và kể tóm tắt văn bản. (Giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả; giọng ấp úng của Nhuận Thổ, giọng chao chát của thiếm Hai Dương …) H2: Tóm tắt ngắn gọn toàn truyện? GV gọi HS đọc chú thích số SGK. GV giải thích những từ khó. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản * Văn bản “Cố hương” là một tác phẩm tự sự mang hình thức của truyện ngắn hiện đại. H3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này? * GV: Không đồng nhất “tôi” và tác giả mặc dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuọc đời mình nhưng đây là truyện ngắn với những sáng tạo hư cấu nghệ thuật có cách kể hình như hồi kí, có sử dụng những chi tiết thực. H4: Xác định bố cục của truyện ngắn? Giới hạn và nội dung từng đoạn? * GV cho Hs thấy đặc điểm ”đầu cuối tương ứng” của bố cục. H5: Truyện Cố hương có nhiều nhân vật. Hãy xác định nhân vật trung tâm? Vì sao xác định như thế? * GV phân tích tuyến nhân vật trong toàn văn bản và hai nhân vật trung tâm. H6: Cần hiểu quan hệ nhân vật “tôi” với tác giả như thế nào? H7: Có thể từ nhân vật “tôi” để hiểu tư tưởng, tình cảm của nhà văn Lỗ Tấn đượïc không? Vì sao? * Nhận xét việc sử dụng các phương thức biểu đạt. H8: Trong văn bản tự sự này có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào? H9: Trong đó phương thức biểu đạt nào làm nổi bật tính trữ tình của văn bản? TL: HS trả lời theo SGK/216, 217. HS lắng nghe. HS nghe, theo dõi. HS đọc và kể. TL: Kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi” để bán nhà đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác. HS đọc chú thích. HS nghe. TL: Chọn ngôi thứ nhất cho nhân vật “tôi”, làm tăng tính chất trữ tình cho câu chuyện. (Tôi trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy ngẫm, phát biểu quan niệm). TL: 3 phần Phần 1: Từ đầu … làm ăn, sinh sống. “Tôi” trên đường về quê. Phần 2: Tiếp … sạch trơn như quét. Những ngày “tôi” ở quê. Phần 3: còn lại “Tôi” trên đường xa quê. TL: Nhân vật trung tâm là “tôi”. Vì các sự việc và nhân vật trong truyện được cảm nhận từ nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ. TL: Có nhiều điểm tương đồng với tác giả (xưng tên là Tấn). TL: Có thể hiểu được tư tưởng, tình cảm của nhà văn Lỗ Tấn qua nhân vật “tôi”. Vì, tư tưởng của văn bản cũng chính là tình cảm và cách nhìn nhận của Lỗ Tấn về xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. TL: Tự sự + miêu tả + biểu cảm + lập luận. TL: Biểu cảm và lập luận. I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1.Vài nét về tác giả và tác phẩm: 2.Đọc và kể: 3. Tìm hiểu chú thích. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Ngôi kể: Xưng “tôi” – ngôi thứ nhất. 2. Bố cục: (3 phần) 3. Nhân vật trung tâm: Nhân vật “tôi”. 4. Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm + lập luận. 4. Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà: (3 phút) 4.1 (2 phút) Trong văn bản gồm có những nhân vật nào? Nhân vật nào là trung tâm? Vì sao em cho đó là nhân vật trung tâm? Tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường về thăm quê như thế nào? 4.2 Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ. Em hãy kể lại truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn. Đọc và soạn phần còn lại của văn bản. ------------------------------------------------------- Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docTIET 76.doc