Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 6: Thuật ngữ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu khái niệm thuật ngữ.

- Biết đặc điểm của thuật ngữ.

2. Kỹ năng:

- Hs thực hiện được: tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.

- Hs thực hiện thành thạo: sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.

3. Thái độ:

- Giáo dục Hs có ý thức sử dụng thuật ngữ trong khi nói và viết.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Thuật ngữ là gì?

 - Đặc điểm của thuật ngữ?

 - Luyện tập.

III. CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6748 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 6: Thuật ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 -Tiết 29 Tuần 6 THUẬT NGỮ (Tích hợp KNS, GDBVMT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu khái niệm thuật ngữ. - Biết đặc điểm của thuật ngữ. 2. Kỹ năng: - Hs thực hiện được: tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển. - Hs thực hiện thành thạo: sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ. 3. Thái độ: - Giáo dục Hs có ý thức sử dụng thuật ngữ trong khi nói và viết. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Thuật ngữ là gì? - Đặc điểm của thuật ngữ? - Luyện tập. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ ghi bài tậpï. 2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2/ Kiểm tra miệng: 1. Có mấy cách phát triển nghĩa của từ vựng? (3đ) - Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc. - Tạo từ ngữ mới. - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2. Tìm từ ghép theo kiểu X + học? Cho biết cách phát triển của các từ này?(4đ) - Toán học, Hóa học, Sử học, tin học .... (tạo từ mới) 4. Kiểm tra VBT, vở soạn của hs (2đ) 3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: (1 phút) Vào bài: Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 2: (10 phút) Thuật ngữ là gì? - Hs đọc VD Sgk/87. ? Cả hai cách ở câu a và b cùng giải thích về định nghĩa nào? ( Nước, muối). ? Trong hai cách đó, cách giải thích nào thông dụng mà ai cũng có thể hiểu được? - Cách thứ nhất: chỉ dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật. ? Còn cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức hóa học? - Cách thứ 2: nếu thiếu kiến thức về hóa học sẽ không thể hiểu được. * Đọc các định nghĩa ở phần 2. ? Xác định các định nghĩa được in đậm? ? Qua đó, hãy cho biết các định nghĩa: Thạch nhũ, bazơ, ẩn dụ, phân số thập phân…em đã được học ở các bộ môn nào? -> Học sinh trả lời, giáo viên tích hợp với các bộ môn liên quan và ghi ý chính lên bảng. ? Từ hai ví dụ trên, các định nghĩa đó được gọi là thuật ngữ. Vậy em hiểu thuật ngữ là gì? Thường được dùng trong loại văn bản nào? - Học sinh trả lời, giáo viên đúc kết phần ghi nhớ- cho một em đọc lại. ? Cho ví dụ về thuật ngữ mà em biết có liên quan đến môi trường? *Tích hợp GDBVMT: - Ơ nhiễm mơi trường, rừng thiên nhiên, sông ngòi, sinh vật, động vật, không khí… * Hoạt động 3: (5 phút) Đặc điểm của thuật ngữ. - Hs đọc mục II và trả lời câu hỏi. ? Các thuật ngữ trên còn có nghĩa nào khác không? - Các thuật ngữ ở mục I2 chỉ biểu thị một khái niệm, không còn một nghĩa nào khác. ? Vậy em rút ra được điều gì về đặc điểm thứ nhất của thuật ngữ? - Hs trả lời, gv chốt ý. - Hs đọc vd 2/88. ?Trong 2 trường hợp đã nêu, từ muối nào có sắc thái biểu cảm? - Từ muối trong “gừng cay muối mặn”: có sắc thái biểu cảm -> ẩn dụ: chỉ tình cảm sâu đậm của con người, kỉ niệm thuở hàn vi, gian khổ, người cùng cảnh ngộ gắn bó, giúp đỡ nhau. ? Nếu định nghĩa từ “đi”là di chuyển 2 chân trên mặt đất thì từ đi trong câu thơ sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao? Bác đã đi rồi sao Bác ơi! -> Không phải thuật ngữ vì từ đi ở đây chỉ cái chết (ẩn dụ). ? Vậy em rút ra được điều gì về đặc điểm thứ hai của thuật ngữ? - Hs đọc ghi nhớ 2. * Hoạt động 4: (20 phút) Luyện tập. - Hs làm vào VBT. - Hs đọc BT Sgk. - Gv gọi hs xác định yêu cầu bài tập. - Hs làm bài tập - GV nhận xét, sửa chữa. I/ Thuật ngữ là gì? 1. Nhận xét: a. Cách giải thích ai cũng hiểu được. b. Giải thích nếu có kiến thức về hóa học. 2. Các định nghĩa thuộc bộ môn: - Thạch nhũ: môn địa. - Ba zơ: môn hóa. - Ẩn dụ: môn văn. - Phân số thập phân: môn Toán. * Ghi nhớ: Sgk/88 II/ Đặc điểm của thuật ngữ: - Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm (và ngược lại). - Thuật ngữ không có tính biểu cảm. * Ghi nhớ: sgk trang 85. III/ Luyện tập: * Bài 1: Điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống, cho biết chúng thuộc lĩnh vực khoa học nào: Lực ( Vật lí) Xâm thực (địa) Hiện tượng hoá học ( hóa ) Trường từ vựng ( ngữ văn ) Di chỉ (sử ) Thụ phấn (sinh ) Lưu lượng ( ĐL ) Trọng lực (lý ) Khí áp ( địa ) Đơn chất (hóa ) Thị tộc phụ hệ ( sử ) Đường trung trực ( Toán ) * Bài 2: Từ “điểm tựa” không phải là thuật ngữ vì nó có tính biểu cảm: chỉ nơi gởi gắm niềm tin hi vọng (ví như điểm tựa của đòn bẩy). * Bài tập 3: a. Hỗn hợp -> thuật ngữ. b. Hỗn hợp -> nghĩa thông thường. Vd: - Chè thập cẩm là 1 món ăn hỗn hợp nhiều thứ, thức ăn hỗn hợp, đội quân hỗn hợp. * Bài tập 4: - Định nghĩa từ “cá” của sinh học: loại động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. - Theo cách hiểu thông thường (cá voi, cá heo, cá sấu): cá không nhất thiết thở bằng mang. 4/ Tổng kết: ? Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm thuật ngữ? - Là những từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong các VBKHCN. - Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại, thuật ngữ không có tính biểu cảm. ? Hs vẽ sơ đồ hệ thống hóa nội dung bài học. 5/ Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc ghi nhớ Sgk/88,89. + Hoàn thành bài tập Sgk vào VBT. + Đặt câu có sử dụng thuật ngữ. + Sưu tầm các thuật ngữ mới trong cuộc sống hôm nay mà em chưa biết qua các kênh thông tin đại chúng. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị lập dàn ý cho đề bài TLV số 1 : Thuyết minh về cây lúa. V. Phụ lục : VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an tiet 29 Thuat ngu.doc