Giáo án Ngữ văn 9 - Cảm thụ văn bản “bếp lửa” của Bằng Việt - Trường THCS Tô Hoàng

1.Yêu cầu:

- Năm khổ thơ đầu đọc với giọng thiết tha, chậm rãi, sâu lắng thể hiện được nỗi nhớ và tình cảm của cháu về bà.

- Các câu thơ còn lại đọc nhanh hơn,tha thiết hơn.

 

 2.Định hướng:

- Hình ảnh bếp lửa gần gũi thân thương ấm áp và quen thuộc với làng quê Việt nam đồng thời gợi lại những tình cảm về bà cháu.

- Hình ảnh bếp lửa vừa là hình ảnh quen thuộc,động tác nhóm bếp của bà đồng thời vừa gợi sự nâng niu trân trọng của tác giả.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Cảm thụ văn bản “bếp lửa” của Bằng Việt - Trường THCS Tô Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tô Hoàng Cảm thụ văn bản “Bếp lửa” của bằng việt Hệ thống câu hỏi Định hướng trả lời Câu 1: Em hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Bếp lửa”. Câu 2:Hãy nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài. Câu 3: Hãy phân tích khổ thơ: “Nhóm bếp lửa…. thiêng liêng bếp lửa” để thấy được đặc sắc nghệ thuật và cảm nghĩ của cháu về bà. 1.Yêu cầu: Năm khổ thơ đầu đọc với giọng thiết tha, chậm rãi, sâu lắng thể hiện được nỗi nhớ và tình cảm của cháu về bà. Các câu thơ còn lại đọc nhanh hơn,tha thiết hơn. 2.Định hướng: Hình ảnh bếp lửa gần gũi thân thương ấm áp và quen thuộc với làng quê Việt nam đồng thời gợi lại những tình cảm về bà cháu. Hình ảnh bếp lửa vừa là hình ảnh quen thuộc,động tác nhóm bếp của bà đồng thời vừa gợi sự nâng niu trân trọng của tác giả. 3.Định hướng: Từ “nhóm”được điệp 5 lần Từ “nhóm” mang hai nghĩa: + Nghĩa đen:nhóm bếp, nhóm lửa. + Nghĩa bóng: khơi dậy tình cảm đối với bếp lửa, kỉ niệm của cháu về người bà thương yêu. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi buổi sớm mai khơi dậy tình cảm gia đình, gợi lại tình cảm của tuổi ấu thơ, nhóm niềm yêu thương sưởi ấm cho cháu, nhóm dậy cả tuổi thơ của cháu, ngọn lửa ấy gợi lại cả tình yêu thiêng liêng. Câu thơ:”Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa” cho thấy tình yêu thiêng liêng nhất chính là bếp lửa,bếp lửa chính là quê hương, gắn với bà, bếp lửa và bà chính là quê hương của cháu. Chính vì vậy mà dù hiện tại đang sống ở xa quê hương với cuộc sống hiện đại nhưng tấm lòng của cháu luôn hướng về bà, hướng về bếp lửa thân quen, hướng về những kỉ niệm ấu thơcực nhọc mà êm ảđược ấp iu trong vòng tay của bà bởi bà chính là quê hương, nhớ về bà là nhớ về quê hương. Câu 4:Hãy nêu nhận xét của em về ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bếp lửa. Câu5:Em có nhận xét như thế nào về mạch kể của bài thơ? Kể như vậy có tác dụng như thế nào? 4. Định hướng: Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả tình cảm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu,tình quê hương đất nước.Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. 5. Định hướng: Các sự việc được kể tiếp nối thành một chuỗi, tạo thành mạch chuyện trong bài thơ.Tác giả kể không nhiều nhưng khá rành rọt. Nhớ từng thời điểm rõ ràng từng quãng thời gian, từng cảnh ngộ gia đình trongnhững biến động chung của cuộc đời, của đất nước: “Lên bốn tuổi”, “ Tám năm ròng”, “Năm giặc đốt làng”, “Mấy chục nẳm rồi, đến tận bây giờ”…. Lần theo những mốc thời gian ấy, các sự kiện được kể cứ tiếp nối tạo thành một cốt truyện cho cuộc trò truyện trong tâm tưởng với bà * Lưu ý : Với các câu hỏi trên giáo viên tổ chức cho học sinh viết các đoạn văn cảm thụ ( T- P – H, Diễn dịch, Qui nạp) và các kiểu câu dã học

File đính kèm:

  • docBai cam thu van ban Bep lua cua Bang Viet.doc
Giáo án liên quan