MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.
Trọng tâm: Phân tích hình ảnh đoàn thuyền ra khơi, cảnh thiên nhiên cảm hứng lãng mạn.
Đồ dùng: -Chân dung Huy Cận
-Tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra: - Đọc thuộc bài thơ “Đồng chí”, phân tích câu thơ cuối?
- Yêu cầu: + Đọc chính xác, diễn cảm: 5đ
+ Phân tích được ý nghĩa hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
B. TỔ CHỨC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ I - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tiết 51,52: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa (tự học
có hướng dẫn)
Tiết 53: Tổng kết về từ vựng (tiếp – từ tượng thanh, tượng hình, biện pháp tu từ, từ vựng)
Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ
Tiết 55: Trả bài kiểm tra Văn
Tuần 11
BÀI 11
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Tiết 51, 52
(Huy Cận)
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.
Trọng tâm: Phân tích hình ảnh đoàn thuyền ra khơi, cảnh thiên nhiên ® cảm hứng lãng mạn.
Đồ dùng: -Chân dung Huy Cận
-Tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra: - Đọc thuộc bài thơ “Đồng chí”, phân tích câu thơ cuối?
- Yêu cầu: + Đọc chính xác, diễn cảm: 5đ
+ Phân tích được ý nghĩa hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
B. TỔ CHỨC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
« HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về bào thơ.
Hỏi: Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Huy Cận:
Giới thiệu chân dung Huy Cận và nhấn mạnh điểm thơ ca của Huy Cận trước và sau cách mạng.
Hỏi: Hiểu gì về đất nước năm 1958?
GV nhấn mạnh hoàn cảnh đất nước.
GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Hỏi: Bài thơ nên đọc như thế nào? Aâm hưởng chung của bài thơ?
(Lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ).
GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
Một số chú thích lưu ý.
Hỏi: Bố cục bài thơ theo hành trình chuyến ra khơi như thế nào?
-Hãy nêu đại ý của bài thơ?
« HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích đoạn 1.
* HS đọc đoạn 1.
Hỏi: Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên ở 2 câu đầu? (Phân tích nghệ thuật nhân hóa, so sánh).
Hỏi: Đặt trong cảnh thiên nhiên đó, người ra khơi mang cảm hứng như thế nào?
Phân tích tâm trạng và ý nghĩa lời hát của người dân chài.
« HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích cảnh lao động trên biển về đêm.
Đọc 4 khổ thơ tiếp.
Hỏi: Cảm hứng thiên nhiên hòa trong cảm hứng lao động, hãy phân tích để thấy ý nghĩa đó?
Hỏi: Hình ảnh con thuyền xuất hiện thể hiện cảm hứng gì về người dân chài?
Hỏi: Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá?
Hỏi: Cảm nhận được vai trò của cảm hứng lãng mạn? (GV bình)
Tìm những câu thơ miêu tả cảnh biển ban đêm đẹp lộng lẫy?
Phân tích tác dụng của những hình ảnh này trong việc miêu tả cảnh lao động của dân chài?
HS đọc khổ cuối.
Nhận xét cảnh đoàn thuyền và cách lặp câu thơ ở khổ cuối?
« HOẠT ĐỘNG 4: Hứơng dẫn tổng kết.
GV khái quát nội dung – nghệ thuật của bài thơ.
HS đọc ghi nhớ (SGK)
« HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập (GV nêu câu hỏi)
Hãy phân tích ý nghĩa lờihát ở khổ 2.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
-Nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
-Thơ sau cách mạng tràn đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống.
2. Tác phẩm
1958: Mở bài phấn khởi xây dựng cuộc sống mới.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc chú thích (SGK)
b. Bố cục: 3 phần
c. Đại ý: Bài thơ miêu tả một chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hướng tiếng hát lạc quan của người lao động.
II. PHÂN TÍCH
1. Cảnh ra khơi và tâm trạng con người
- Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh và nhân hóa độc đáo (như hòn lửa, cài then, sập cửa) Þ sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Đoàn thuyền ra khơi: đầy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới.
2. Cảnh lao động trên biển ban đêm
(Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hòa hợp). Công việc của người lao động đánh cá như gắn liền, hài hòa với nhịp sống của thiên nhiên, đất trời:
- Con thuyền: vốn nhỏ bé ® trở nên kỳ vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
Þ Bút pháp lãng mạm làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống Þ niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
- Thiên nhiên trên biển: đẹp rực rở đến huyền ảo của cá, trăng, sao.
Þ Trí tưởng tượng chấp cánh cho hiện thực trở nên kỳ ảo ® thiên nhiên giàu có, đẹp đẽ hơn.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
-Không khí tưng bừng phấn khởi vì đạt thắng lợi.
- Hình ảnh con người hiện lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi.
IV. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK
V. LUYỆN TẬP
- Phân tích ý nghĩa lời bài hát ở khổ 2.
- Viết lời bình về lời bài hát ấy.
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị: Bếp lửa.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
BẾP LỬA
(Bằng Việt)
(Tự học có hướng dẫn)
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
- Luyện tập rèn luyện kỹ năng phân tích thơ trữ tình.
Trọng tâm: Kỷ niệm của và cháu gắn với bếp lửa.
Đồ dùng: Tranh minh họa.
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ
Đọc thuộc bài thơ Đoàn thuyền đánh cá? Ý nghĩa của câu hát ra khơi?
B. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
« HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ.
- HS đọc chú thích*
Hỏi: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả và hoản cảnh ra đời tác phẩm?
Hiểu gì về hình ảnh Bếp Lửa.
GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Gọi HS đọc, nhận xét, GV nêu cách đọc, GV đọc mẫu.
Hỏi: Hình ảnh nào bao trùm bài thơ? Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào?
Hỏi: Phương thức biểu đạt? (Biểu cảm + tự sự)
« HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích đoạn 1.
HS đọc lại 2 đoạn đầu.
Hỏi: Trong hồi tưởng của người cháu, những khái niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
GV cho HS phát hiện hình ảnh thơ.
Hoàn cảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước?
Chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bà cháu – bếp lửa?
Tình cảm gì được biểu hiện?
Có 1 tình thương xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh nào? Ý nghĩa của âm thanh đó?
« HOẠT ĐỘNG 3: Tổ chức tìm hiểu đoạn tiếp theo.
Hãy tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ và về bà, về bếp lửa?
Cảm nhận về hình ảnh người và qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh “Nhóm bếp lửa”.
Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa?
Vì sao tác giả viết “ôi kì lạ… bếp lửa!”
GV có thể bình ý này.
Vì sao tác giả viết “ngọn lửa” mà không nói “bếp lửa”?
Em cảm nhận như thế nào về tình bà cháu.
« HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tổng kết
« HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn luyện tập.
HS làm việc theo nhóm.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Quê Hà Tây.
Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm: 1963, in trong tập tho cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
3. Đọc, hiểu chú thích
(SGK)
* Đại ý: Bài thơ.
II. PHÂN TÍCH
1. Những kỷ niệm về bà và tình bà cháu
- Kỷ niệm tuổi thơ bên bà:
+ Thiếu thốn gian khổ (đất nước khó khăn chiến tranh).
+ Bà sớm hôm chăm chút.
- Kỷ niệm về và + tuổi thơ + bếp lửa.
“Khói hun nhèm – nghĩ mũi còn cay – bếp lửa bà nhen” ® bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà.
(Bà “bảo cháu nghe…”)
- Tiếng chim tu hú: giục giã, khắc khoải, da diết:
+ Tiếng tu hú sao mà…
+ Tu hú ơi chẳng đến ở.
Þ Tiếng tu hú gợi hoài niệm, gợi ra tình cảm vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu. Khái niệm nhớ nhung tình yêu thương tha thiết của và.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
- Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa Þ người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng.
+ Bà tảo tần hy sinh chăm lo cho mọi người. “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Þ Bà nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm.
+ Bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”.
Þ Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng, kỷ niệm ấm lòng, nâng bước cháu trên đường dài, yêu bà ® yêu nhân dân.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh “bếp lửa” (10 lần) ® bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng: Oâi kì diệu và thiêng liêng bếp lửa.
- Bếp lửa ® ngọn lửa Þ bà là người truyền lửa, truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Những kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu.
2. Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận.
IV. LUYỆN TẬP
Hãy cho biết yếu tố lập luận sử dụng trong bài thơ.
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Bài tập: kể lại câu chuyện về người bà bên bếp lửa.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiếp theo)
Tiết 53
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng linh hoạt, có hiệu quả kiến thức từ vựng đã học (từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ).
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ
GV kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập, tổng kết.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
« HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập từ tượng hình tượng thanh.
HS nhắc lại các khái niệm về từ tượng thanh, tượng hình.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Gợi ý 1, 2 ví dụ về cách gọi động vật có tên mô phỏng âm thanh.
Bài 3: HS phát hiện từ tượng hình.
« HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn ôn tập biện pháp tu từ.
HS nhớ lại, kể tên và nêu đặc điểm của 8 biện pháp tu từ từ vựng đã học.
HS đọc các ví dụ.
Dựa vào đặc điểm biện pháp tu từ hãy nhận diện các ví dụ sử dụng biện pháp tu từ nào?
Ý nghĩa của mỗi hình ảnh đó?
(Lớp nhận xét – GV bổ sung).
Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1. Khái niệm
2. Bài tập
Bài 1: Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh như: mèo, bò, tắc kè, chim cu.
Bài 2: Những từ tượng hình.
Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
Þ Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
I. BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
1. Các biện pháp tu từ từ vựng
2. Bài tập
Bài 1
a. Aån dụ: Hoa, cánh (chỉ Thúy Kiều)
Cây lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
b. So sánh: Tiếng đàn Kiều.
c. Nói quá: Hoa ghen, liễu hờn ® sắc đẹp Kiều ® ấn tượng nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều với Thúc Sinh.
Bài 2
a. Chơi chữ
b. Nói quá
c. So sánh
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- GV khái quát toàn bộ nội dung từ vựng đã học.
- Yêu cầu HS nắm chắc các đặc điểm từ vựng. Các văn bản nào hay sử dụng biện pháp tu từ?
- Hoàn thành tiếp bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Tập làm thơ 8 chữ.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
Tiết 54
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh: Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
Qua hoạt động làm thơ 8 chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo tạohứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
Trọng tâm: Nhận diện thể thơ 8 chữ.
Đồ dùng: Một số đoạn thơ 8 chữ.
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra: -Đọc 1 đoạn thơ bài Khúc hát ru…? Thể thơ (8 chữ)
- Xem HS còn biết bài thơ 8 chữ nào đã học? (GV vào bài).
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
« HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn nhận diện thể thơ 8 chữ.
HS đọc 3 ví dụ SGK trang 144.
Hỏi: Điểm giống nhau của 3 ví dụ trên về hình thức thơ như thế nào?
Hỏi: Số chữ trong mỗi dòng thơ?
Cách gieo vần của mỗi ví dụ: tìm và gạch dưới những chữ gieo vần?
Khổ thơ gồm mấy dòng thơ?
Þ Nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
HS nêu khái quát lại ® HS đọc ghi nhớ.
« HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu: điền từ vào chỗ trống với những từ đã cho.
Yêu cầu: Phải phù hợp nghĩa.
Bài 2: Tương tự như bài 1.
GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm bài 1 – 2.
Bài 3: Cho HS đọc và tự sáng tạo thêm, yêu cầu có vần Ưng hoặc a ở cuối.
I. NHẬN DIỆN THỂ THƠ 8 CHỮ
1. Ví dụ
- Mỗi ví dụ mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
- Gieo vần khác nhau.
Ví dụ a: gieo vần an, ưng, liền nhau.
Ví dụ b: gieo vần “oc”
Ví dụ c: gieo vần “at” cách nhau.
2. Kết luận
(Ghi nhớ SGK)
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Điền
Câu 1: Ca hát Câu 3: Bát ngát
Câu 2: Ngày qua Câu 4: Muôn hoa
Bài 2: Điền
Câu 1: Cũng mất Câu 3: Đất trời
Câu 2: Tuần hoàn
Bài 3: Thêm câu.
Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nắm chắc đặc diểm thơ 8 chữ.
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Tiết 55
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN TRUNG ĐẠI
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuan 11.doc