I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
-Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
-Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
-GV: sắp xếp, phân bố thời gian hợp lí để đảm bảo tính cân đối giữa các phần và trọng tâm của bài học.
Chuẩn bị các văn bản, các tác phẩm mẫu, các tác phẩm văn xuôi trung đại đầu lớp 9 để minh hoạ cho bài giảng.
-HS: Cần đọc và nhớ lại tóm tắt văn bản tự sự trong SGK Ngữ Văn 8, tập I.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. On định lớp.
B. Kiểm tra bài cũ
C. Tiến trình hoạt động dạy-học:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ I - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tiết 21: Tóm tắt tác phẩm tự sự
Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Tiết 23,24: Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)
Tuần 5
BÀI 5
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Tuần 5
Tiết 21
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
-Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
-Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
-GV: sắp xếp, phân bố thời gian hợp lí để đảm bảo tính cân đối giữa các phần và trọng tâm của bài học.
Chuẩn bị các văn bản, các tác phẩm mẫu, các tác phẩm văn xuôi trung đại đầu lớp 9 để minh hoạ cho bài giảng.
-HS: Cần đọc và nhớ lại tóm tắt văn bản tự sự trong SGK Ngữ Văn 8, tập I.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Tiến trình hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Hoạt động 1: GV cho HS đọc các tình huống trong SGK.
-Hỏi: Ở trường hợp a bạn em sẽ kể lại cho em biết bộ phim “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri như thế nào?
-Trong cả 3 trường hợp để người nghe, người đọc hiểu được văn bản có phải người kể phải kể hết lại tường tận tất cả các sự việc, các chi tiết, tất cả các nhân vật?
Chuyển ý:
Tóm tắt một văn bản tự sự rất cần thiết vì thế ta sẽ thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.
Bài tập 1: SGK/58
-GV yêu cầu HS đọc bài tập, nhắc nhở HS lưu ý yêu cầu của bài tập tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương nhưng dựa trên sự việc và nhân vật.
Bài tập 2:
-GV yêu cầu HS lưu ý viết văn bản tóm tắt dựa vào BT1 nhưng theo yêu cầu chỉ có 20 dòng.
Bài tập 3:
-GV lưu ý HS tiếp tục viết văn bản tự sự nhưng ngắn gọn hơn.
Hoạt động 2:
Câu hỏi thảo luận: Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
Hoạt động 3: Luyện tập
-GV cho HS làm BT2/59
-GV cho làm bt trắc nghiệm.
Một văn bản tóm tắt phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây:
Ngắn gọn
Nêu được nhân vật chính
Nêu được các sự việc chính
Cả 3 yêu cầu trên
Hoạt động 4: Dặn dò.
-Về nhà làm tiếp bt1/59
-Chuẩn bị bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
-HS theo dõi và nhận xét trả lời. [ Bạn em sẽ kể ngắn gọn làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính.
-HS trả lời: Để người nghe cảm và dễ nắm được nội dung chính của truyện, người kể cần tóm tắt văn bản, việc lược bớt những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng. Văn bản tóm tắt sẽ làm nổi bật được nội dung chính nhân vật chính và vì ngăn gọn nên dễ nhớ, dễ hiểu, dễ hiểu, dễ thuộc.
-HS nhận xét, nhận diện về sự việc chính và sắp xếp hợp lí các sự việc chính.
-HS làm bài tập
-HS làm bài tập.
I/ Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
[Vì thế việc tóm tắt văn bản rất cần thiết.
Ghi nhớ SGK/59
II/ Tóm tắt văn bản tự sự.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Bài 5
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ Trung tuỳ bút)
Tiết 22
Phạm Đình Hổ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
-Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê -Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
-Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
-GV: SGK, sách tham khảo, đèn chiếu.
-HS: SGK, soạn bài.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
-Nhân vật Vũ Nương trong chuyện “Người con gái Nam Xương”
-Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện.
Tiến trình hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
-GV cho HS đọc phần chú thích trong SGK, sau đó nhấn mạnh một số ý về tác giả, tác phẩm (Xem SGV/63).
-GV nhấn mạnh thể tuỳ bút (SGV/63)
-GV nhận xét 1 số từ ngữ khó HS đã đọc.
-GV hướng dẫn cách đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản, phân tích thói ăn chơi của chúa Trịnh và bọn quan lại.
-GV cho HS đọc lại đoạn từ đầu "Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.
-Hỏi: Tìm các chi tiết nói về thói ăn chơi của chúa?
-Hỏi: Các em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả.
-Câu hỏi thảo luận: Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả, tác giả lại nói “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
-GV chốt và bình giảng: Cảnh được miêu tả là cảnh thực đầy trân cầm dị thú, tô điểm như bến bể đầu non nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước 1 cái gì tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp, yên bình. Cảm xúc chủ quan của tác giả xem đó là “triệu bất tường”, là điềm gở, điềm chẳng lành, báo trước sự suy vong tất yếu của 1 triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt và xương máu của dân lành.
-Hỏi: Tìm các chi tiết nói về việc sách nhiễu dân của bọn quan lại?
-Hỏi: Tìm hiểu ý nghĩa của đoạn cuối bài?
-Hỏi: Các em có nhận xét gì về hình ảnh bọn vua chúa và quan lại?
-GV chốt và bình: Thời chúa Trịnh Sâm, vua chúa ăn chơi xa xỉ, bọn quan lại trong phủ chúa được sủng ái vì thế hoành hành tác oai tác quái trong nhân dân, vừa ăn cướp vừa la làng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu thái độ của tác giả.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cách thức diễn đạt của tác giả?
(Dẫn chứng cụ thể, khách quan, không có lời bình).
-Hỏi: Nhưng qua đoạn trích chúng ta có cảm nhận gì về thái độ của tác giả?
Hoạt động 4: Củng cố.
-GV cho HS tóm lại những ý chính.
-Hỏi: Theo em thể văn tuỳ bút có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?
-GV có thể chốt lại bằng mô hình và chiếu lên máy:
TRUYỆN
-Phản ánh hiện thực cuộc sống " cốt truyện, nhân vật.
-Chi tiết, sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật.
TUỲ BÚT
-Ghi chép về những con người, sự việc.
-Tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.
-GV cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Luyện tập.
-GV cho HS đọc bài đọc thêm, tìm hiểu ý của đoạn văn đó, những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân thời loạn lạc, đói kém.
-GV cho HS viết về những nhận thức và cảm xúc của mình.
-GV chốt lại ý của bài tập.
IV/ Dặn dò:
-Học ghi nhớ
-Chuẩn bị soạn bài “Hoàng Lê nhất thống chí”.
-HS đọc phần chú thích trong SGK về tác giả, tác phẩm và 1 số từ ngữ khó.
-Hs đọc văn bản.
-HS đọc đoạn đầu.
-HS tìm hiểu chi tiết để trả lời.
-HS nhận xét.
-HS thảo luận theo nhóm và phát biểu. HS nhận xét.
-HS tìm hiểu chi tiết để trả lời.
-HS nhận xét và phát biểu.
-HS nhận xét và nêu ý kiến chung.
-HS trả lời
-HS nhận xét trả lời. HS góp ý.
-HS tóm lại ý chính dựa vào việc tìm hiểu văn bản.
-HS so sánh 2 tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” với “Chuyện cũ trong phủ chúa”.
-HS đọc ghi nhớ
-HS đọc bài đọc thêm
-HS viết đoạn và trình bày
-HS nhận xét
-HS chép phần dặn dò.
-Tác giả: Phạm Đình Hổ là 1 nho sĩ sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, có tư tưởng ẩn cư, sáng tác nhiều tác phẩm văn chương.
-Tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút là 1 tác phẩm văn xuôi ghi lại hiện thực đen tối của lịch sử nước ta. Lối ghi chép thoải mái tự nhiên xen kẽ những lời bình.
1- Thói ăn chơi của chúa Trịnh và sách nhiễu dân của bọn quan lại:
a) Chúa Trịnh:
-Xây nhiều cung điện, đền đài
-Những cuộc dạo chơi ở Tây Hồ, giải trí lố lăng, tốn kém.
-Việc tìm thu vật “phụng thủ” (thực chất là cướp đoạt những của quý của thiên hạ).
b) Bọn quan lại:
-Thu lấy
-Bọn hoạn quan thường nhờ gió bẻ măng, doạ dẫm, bị vu là giấu.
-2- Thái độ của tác giả:
-Tố cáo, khinh bỉ chúa Trịnh và bọn quan lại qua cảnh phê phán kín đáo.
-Ông xem đó là triệu bất tường.
Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/63
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Bài 5
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Tiết 23-24
Ngô Gia Văn Phái
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
-Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Hụê trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
-Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
-GV: SGK, đèn chiếu.
-HS: SGK, soạn bài ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
-Bức tranh miêu tả cảnh sống của chúa Trịnh gợi cho em suy nghĩ gì về hiện thực đất nước?
-So sánh thể văn tuỳ bút và truyện.
Tiến trình hoạt động dạy và học:
Tiết 1:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt đông1: Đọc – Tìm hiểu chú thích:
-GV tóm tắt đôi nét về diễn biến ở hồi 12,13.
-GV giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-GV mở rộng tác phẩm, cho HS tìm hiểu về bối cảnh lịch sử.
-Hỏi: Hiểu gì về thể chí?
-Hỏi: Đặc điểm của Hoàng Lê Nhất Thống Chí có gì nổi bật về nội dung? (Đoạn trích miêu tả chiến thắng lừng lẫy của Quang Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân).
-GV hướng dẫn đọc văn bản, giới thiệu cách đọc.
-GV kiểm tra 1 số chú thích.
-GV cho HS tìm hiểu bố cục hồi 14.
-Hỏi: Nêu đại ý của đoạn trích?
Tiết 2:
Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu văn bản:
-GV hướng dẫn HS phân tích đoạn 1 theo trục dọc của đoạn trích: Hình ảnh Nguyễn Huệ.
-Hỏi: Cảm nhận của em về người anh hùng Quan Trung - Nguyễn Huệ sau khi đọc đoạn trích?
-Hỏi: Em thấy tính cách anh hùng thể hiện ở hành động của nhân vật như thế nào? (Gợi ý chỉ ra những việc lớn mà ông làm trong vòng 1 tháng: 24/11"30 tháng chạp?).
Hoạt động 3:Phân tích đoạn 2, tiếp tục tìm hiểu hình ảnh NH-QT.
-Hỏi: Qua hành động của nhân vật em thấy được điều gì ở người anh hùng?
-Hỏi: Ngoài biểu hiện con người hành động nhanh gọn, QT còn là người như thế nào?
-Hỏi: Phân tích lời phủ dụ trước khi lên đường?
(GV bình giảng ý này: Lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa trái đạo trời của giặc, nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.)
-Hỏi: Theo em chi tiết nào trong tác phẩm giúp ta đánh giá được tầm nhìn xa của QT-NH?
-GV gợi cho HS phân tích hình ảnh vua QT trong trận đánh Ngọc Hồi.
-Hỏi:Việc QT tuyển quân nhanh và tiến quân thần tốc gợi suy nghĩ gì trong em về hình ảnh người anh hùng?
-Hỏi: Hình ảnh QT trong trận đánh tả đột hữu xông được miêu tả cụ thể ở những chi tiết nào?
-GV bình giảng ý này: Hoàng đế QT thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là 1 tổng chỉ huy hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, cưỡi voi, bày mưu tính kế đánh những trận thật đẹp, áp đảo kẻ thù.
-Câu hỏi thảo luận: Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc
này?
-GV bình giảng và nâng cao: Các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của vua QT là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Bởi thế họ vẫn có thể viết thực và hay như vậy về người anh hùng dân tộc NH.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự thất bại của kẻ thù.
-GV cho HS đọc đoạn cuối .
-GV cho HS hiểu thêm về Tôn Sĩ Nghị.
-Hỏi: Em hiểu gì về nhân vật TSN? Số phận của bọn xâm lược như thế nào?
-Hỏi: Tình cảnh của bọn vua tôi nhà Lê như thế nào?
-Hỏi: Giọng văn có gì khác ở đoạn trước? Thái độ của tác giả được thể hiện trong giọng điệu và cảm xúc như thế nào?
-Câu hỏi thảo luận: Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
(Kể chuyện xen kẽ miêu tả 1 cách sinh động cụ thể gây được ấn tượng mạnh.)
Hoạt động 5: Củng cố
-GV hướng dẫn HS tổng kết
-Hỏi: Cảm hứng thể hiện trong đoạn trích là cảm hứng như thế nào?
-Hỏi: Cảm nhận về nội dung đoạn trích?
-Câu hỏi thảo luận: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả 2 cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
-GV tổng kết, nhận xét và cho HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 6: Luyện tập:
-GV hướng dẫn cho HS làm bài tập trong SGK.
IV/ Dặn dò:
-HS đọc lại văn bản và học ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài “Sự phát triển của từ vựng”.
-HS xem tác giả, tác phẩm SGK/70.
-HS dựa vào chú thích 1 để phát biểu câu hỏi.
-HS đọc và tóm tắt ý chính từng đoạn.
-HS dựa vào bố cục khái quát nội dung.
-HS phát biểu tự do về hiện tượng người anh hùng NH.
-HS tìm những chi tiết trong văn bản để minh hoạ.
-HS dựa vào đoạn trích phát biểu những chi tiết thể hiện trí tuệ của QT?
-HS đọc lại lời phủ dụ để tìm hiểu hình ảnh NH.
-HS đọc lại đoạn từ “Hôm sau … nói khoác” và tìm chi tiết để phát biểu.
-HS đọc lại đoạn từ “Cả năm đạo quân… kéo vào thành” và tìm chi tiết để phát biểu.
-HS thảo luận theo nhóm và phát biểu.
-HS đọc đoạn cuối.
-HS chú ý đoạn cuối và tìm hiểu chi tiết để phát biểu.
-HS thảo luận theo nhóm và phát biểu.
-HS suy nghĩ và phát biểu
-HS thảo luận theo nhóm.
-HS nhận xét và rút ra ghi nhớ.
-HS làm bài tập.
-HS nhận xét về bài tập.
-HS chép bài tập.
-Tác giả: nhóm tác giả thuộc họ Ngô Thì.
Ngô Thì Chí: (1753 -1788) em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống.
Ngô Thì Du: (1772-1840) anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí.
-Tác phẩm: HLNTC là tác phẩm văn xuôi chữ Hán viết về những sự kiện lịch sử viết theo lối chương hồi tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII đầu XIX.
-Thể loại: chí là thể văn vừa có tính chất văn vừa có tính chất sử.
-Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu tháng chạp năm Mậu Thân: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc.
Đoạn 2:Vua Quang Trung tự mình đốc xuất đại binh à kéo vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quan Trung.
Đoạn 3 : Phần còn lại: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê chiêu Thống.
-Đại ý: Đoạn trích dựng lên bức tranh chân thực hình ảnh anh hùng dân tộc NH vàsự thảm bại của bọn xâm lược.
Hình ảnh Nguyễn Huệ –Quang Trung:
a) Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:
-Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế.
-Đốc suất đại binh ra Bắc.
-Tuyển mộ quân lính.
-Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
-Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
b) Trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén:
-Sáng suốt trong việc trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan lực lượng giữa ta và địch: lời phủ dụ quân lính.
-Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và nhìn người (Sĩ-Lân).
c) Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
Khẳng định sẽ chiến thắng
Tính kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với 1 nước lớn.
d) Tài dùng binh như thần.
e) Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
[Hình ảnh QT được thể hiện qua tả, kể, thuật: oai phong, lẫm liệt, người anh hùng mang tính sử thi.
2- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê:
a) Bọn quân tướng nhà Thanh:
-Tôn Sĩ Nghị: bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch.
-Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi: sợ mất mật, xin ra hàng.
b) Bọn vua tôi phản nước hại dân:
-Cõng rắn cắn gà nhà, mưu cầu lợi ích riêng.
-Hèn nhát, cầu cạnh van xin, mất tư cách quân vương.
[Tình cảnh túng quẫn của vua Lê.
[Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả.
-Ghi nhớ:SGK trang 72.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (Tiếp theo)
Tuần 5
Bài 5
Tiết 25
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ băng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
Tạo thêm từ ngữ mới.
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
-GV: giáo án, SGK, từ điển TV, từ điển Hán Nôm, phiếu bài tập.
-HS: Nắm vững bài cũ, đọc trước bài mới, SGK.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
-Hãy tìm 3 từ có sự phát triển nghĩa?
-Nêu các nghĩa của từng từ?
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt đông1:
-GV cho HS đọc ví dụ 1
-GV ghi những từ đó lên bảng yêu cầu : tạo thuật ngữ mới từ những từ có sẵn.
"Điện thoại di động + di động, sở hữu trí tuệ
Kinh tế + tri thức
Đặc khu + kinh tế.
-Hỏi: Nêu nghĩa mỗi cụm từ vừa tìm được?
-GV nhận xét và chốt lại nghĩa cho HS ghi.
-GV nêu yều cầu ở phần 2 cho HS theo dõi ở SGK/73
-Hỏi: Trong thực tế kẻ đi phá rừng cướp tài nguyên được gọi là gì?
-Hỏi: Kẻ ăn cắp thông tin trên máy tính?
-Câu hỏi thảo luận: Qua hai phần tìm hiểu, từ vựng được phát triển bằng cách nào?
Mục đích phát triển đó?
-GV cho HS ghi kết luận sau khi cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Cho HS đọc từ Hán Việt trong ví dụ 1 SGK/73. (phân rõ từ đơn, ghép)
-GV chia 4 nhóm HS đại diện lên bảng treo bảng phụ của nhóm.
-GV nhận xét.
-GV cho HS đọc nhẩm và đáp ứng yêu cầu 2
-Hỏi: Trong vốn từ lại có thêm từ mới, vậy tạo thêm từ mới bằng cách nào? Những từ đó mượn của nước nào?
-Hỏi: Trong 2 loại của tiếng Hán và tiếng các nước khác, loại nào nhiều?
-Hỏi: Tìm các từ mượn tiếng nước ngoài trong TV?
-GV cho HS hệ thống kiến thức: phát triển từ vựng bằng những cách nào? Mục đích gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: GV chia nhóm cho HS làm bài tập 1 tại chỗ
-GV cho HS sửa chữa và kết luận
-GV chọn: x + trường
x+ hoá
Bàiø 2: GV chia nhóm trong 3 phút lên bảng, đội nào nhanh nhất, đúng nhiều nhất " Hạng nhất (điểm +)
Bài 3: Chia 2 cột, gọi 2 hs lên điền vào.
Bài 4:- GV cho HS thảo luận cho ý kiến từng nhóm
-GV chốt.
Hoạt động 4 : Củng cố (thông qua bài tập 4)
IV/ Dặn dò:
-Sưu tầm 5 từ gốc Âu, 10 từ Hán Việt
-Học bài
-Soạn bài: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
-HS đọc ví dụ
-HS phát biểu ý kiến nêu cách hiểu nghĩa của mình.
-HS trả lời
-HS chốt lại ghi nhớ
-HS theo dõi phần 2 SGK/73
-HS theo dõi và trả lời
-HS thảo luận nhóm và phát biểu
-HS nhận xét
-HS chép ghi nhớ
-HS đọc từ Hán Việt trong ví dụ 1
-HS chia thành 4 nhóm để thảo luận, lần lượt lên bảng treo bảng phụ.
-HS đọc nhẩm yêu cầu 2
-Hs trả lời
-HS hệ thống kiến thức.
-HS đọc ghi nhớ và ghi bài.
-HS chia nhóm để làm bài tập 1
-Từng nhóm trả lời, HS nhận xét.
-HS chia nhóm để làm bài tập 2
-Hs làm bài 3. 2HS lên bảng làm bài.
-HS thảo luận nhóm và phát biểu.
-HS nhận xét.
I/ Tạo từ ngữ mới:-Tham khảo ví dụ 1 SGK/72
Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ
Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn và công nghệ nước ngoài.
Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ
Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa vào sản xuất, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
"Tạo thêm từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng TV.
II/ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
Thanh minh, tảo mộ, thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân, tiết, lễ, hội, xuân.
Bạc mệnh, chứng giám, đoan trang, trinh bạch, duyên phận, thần, linh, thiếp, tiết, ngọc.
à mượn từ ngữ nước ngoài để phát triển TV.
GHI NHỚ 1: SGK/73,74.
III/ Luyện tập:
Bài tập 1:
-x+ trường: chiến , công -, nông - ngư – thương -…
-x+ hoá: ôxy -, cơ giới -, điện khí -, công nghiệp -,…
Bài tập 2:
Bàn tay vàng
Cầu truyền hình
Cơm bụi
Công viên nước
Đường cao tốc
Bài tập 3:
-Hán: Mãng xà, biên phòng, tham ô, nô lệ, tô thuế, phê bình, phê phán.
-Ngôn ngữ Âu: các từ còn lại
Bài tập 4:
Từ vựng của một ngôn ngữ cần thay đổi để phù hợp sự phát triển của xã hội.
Cách phát triển: về nghĩa, về số lượng (tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ)
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuan 5.doc