A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biết cách quan sát, đánh giá một sự việc, hiện tượng thực tế ở địa phương; Viết bài văn về vấn đề đó dưới một hình thức thích hợp.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống thực tế, việc lập kế hoạch cho một bài viết về thực tế đời sống.
B. Chuẩn bị:
Tìm hiểu mmột số vấn đề thực tế ở địa phương
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra:
- Yêu cầu HS trình bày bài tập phần luyện tập (tiết 100)
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 101 đến tiết 105, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /01/2013
Ngày dạy: /01/2013
Tiết 101- TLV : Hướng dẫn chuẩn bị
Chương trình địa phương phần Tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biết cách quan sát, đánh giá một sự việc, hiện tượng thực tế ở địa phương; Viết bài văn về vấn đề đó dưới một hình thức thích hợp.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống thực tế, việc lập kế hoạch cho một bài viết về thực tế đời sống.
B. Chuẩn bị:
Tìm hiểu mmột số vấn đề thực tế ở địa phương
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra:
- Yêu cầu HS trình bày bài tập phần luyện tập (tiết 100)
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Xác định vấn đề
? Nêu một số vấn đề ở địa phương mà em cho là cần và đáng viết bài văn nghị luận xã hội?
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- HS thảo luận. Kết quả cần đạt:
* Vấn đề môi trường:
- Hậu quả việc chặt phá cây xanh
- Hiện tượng đổ rác thải bừa bãi
* Vấn đề quyền trẻ em:
- Sự quan tâm của các cấp chính quyền với trẻ em
- Hiện tượng vi phạm quyền trẻ em
- Yêu cầu HS trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV xử lí kết quả, chốt lại vấn đề
- HS bổ sung, ghi nhớ
II. Xác định cách viết
? Bài viết cần đảm bảo những nội dung nào?
- Sự việc phải có tính phổ biến
- Nội dung phải trung thực có tính xây dựng
- Phân tích phải có căn cứ và sức thuyết phục
- Bài viết phải giản dị, dễ hiểu
? Nêu những yêu cầu về cấu trúc của bài văn?
- Đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài
- Luận điểm luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ
III. Thời hạn nộp bài
- Giáo viên ấn định thời gian: Cuối tiết 126
- HS ghi nhớ
*Củng cố:
Giáo viên khái quát lại những yêu cầu chính về nội dung, cách thức viết và thời hạn nộp bài.
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Tìm hiểu và viết bài theo hướng dẫn
- Chuẩn bị tiết 102 - văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
+ Đọc kĩ văn bản
+ Xác định hệ thống luận điểm của văn bản.
+ Tìm hiểu thêm một số khái niệm: Kinh tế tri thức, Hội nhập, Toàn cầu hóa...
---------------------------------------o0o-------------------------------------------
Ngày soạn: /01/2013
Ngày dạy: /01/2013
Tiết 102 - Văn bản : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
(Vũ Khoan)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận thức rõ những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam; Yêu cầu phải khắc phục điểm yếu, hình thành những thói quen tốt khi đất nước bước vào thời kì hội nhập.
- Rèn kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.
- Giáo dục ý thức tự hoàn thiện mình.
B.Chuẩn bị:
- Tìm hiểu thêm về qua trình hội nhập của Việt Nam trong những năm gần đây.
- Chân dung Vũ Khoan
- Phiếu học tập (phần 2b)
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra:
? Qua văn bản tiếng nói của văn nghệ, em hiểu gì về sức mạnh của văn nghệ ?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ văn bản?
- HS trả lời theo nội dung chú thích SGK
- Giới thiệu chân dung Vũ Khoan
- Học sinh quan sát, ghi nhớ
2. Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- HS tìm hiểu các chú thích SGK
3. Cấu trúc văn bản
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Phương thức nghị luận
? Hãy nêu rõ vấn đề nghị luận?
- Vấn đề nghị luận: Những hành trang cần và phải có để bước vào thế kỉ mới
? Tác giả muốn hướng tới đối tượng nào là chủ yếu? Vì sao?
- Thế hệ trẻ vì thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước
? Hãy nêu bố cục của văn bản?
- Hai đoạn văn đầu: Nêu vấn đề
- Tiếp theo -> hội nhập: Giải quyết vấn đề
- Phần còn lại: Kết thúc vấn đề
II. Phân tích
1. Nêu vấn đề
? Câu văn nào khái quát vấn đề của văn bản?
- "Lớp trẻ Việt Nam...
... kinh tế mới"
? Em hiểu câu văn này như thế nào?
- Thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận thức rõ bản thân, rèn luyện những thói quen tốt để bước vào thế kỉ mới.
? ý nghĩa của vấn đề này với nước ta?
- Đây là vấn đề quan trọng đối với mỗi đất nước nói chung, nước ta nói riêng
? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
- Nêu vấn đề một cách trực tiếp
? Cách vào đề đó có tác dụng gì?
-> Phù hợp với đối tượng (lớp trẻ), vừa nhấn mạnh được tầm quan trọng của vấn đề.
2. Giải quyết vấn đề
a. Những đòi hỏi của thời đại
? Tác giả chỉ ra những đặc điểm nào của nền kinh tế thế giới trong thế kỉ mới?
- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển -> thúc đẩy nền kinh tế tri thức
- Sự giao thoa, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng
? Trong bối cảnh đó, nước ta đứng trước đòi hỏi nào?
- Phải giải quyết đồng thời ba nhiệm vụ:
+ Thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức
? Nhận xét cách lập luận của tác giả?
- Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí luận và thực tiễn
? Em có suy nghĩ gì về đòi hỏi của thế kỉ mới đối với nước ta?
-> Những đòi hỏi lớn mà chúng ta phải nỗ lực cố gắng mới có thể đáp ứng được
b. Những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam
- Giáo viên phát phiếu học tập, tổ chức cho HS thảo luận nhóm điền nội dung thích hợp vào bảng so sánh.
- HS thảo luận, kết quả cần đạt:
Những điểm mạnh
Những điểm yếu
Thông minh, nhạy bén với cái mới
Kém về khả năng thực hành, thiếu hụt kiến thức cơ bản
Cần cù, sáng tạo
Thiếu tỉ mỉ, không tôn trọng quy trình nghiêm ngặt của công nghệ, chưa quen với cường độ lao động cao
Có truyền thống đùm bọc thân ái
Đố kị, ghen ghét "trâu buộc ghét trâu ăn". Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, khôn vặt, không coi trọng chữ tín
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày
- Giáo viên xử lí, chốt kiến thức
- HS bổ sung, ghi nhớ
? Cách lập luận có gì đặc sắc?
- Phân tích song song điểm mạnh và điểm yếu; Lối viết so sánh ví von giàu hình ảnh
? Từ đó, tác giả giúp chúng ta nhận thức rõ điều gì?
-> Con người Việt Nam có nhiều điểm mạnh nhưng cũng có rất nhiều điểm yếu. Những điểm yếu đó là "vật cản ghê gớm" trên con đường hội nhập.
3. Kết thúc vấn đề
? Theo tác giả, chúng ta cần làm gì khi bước vào thế kỉ mới?
- Phải tích cực chuẩn bị hành trang
? Yêu cầu đối với hành trang ấy là gì?
- Được lấp đầy bằng những điểm mạnh và vứt bỏ những điểm yếu
? Để làm được như vậy, thế hệ trẻ cần có nhận thức như thế nào?
- Cần nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu, hình thành các thói quen tốt
? Nhận xét cách kết thúc của tác giả?
-> Cách kết thúc giản dị nhưng cụ thể và nổi bật được vấn đề.
III. Tổng kết
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
- Bố cục chặt chẽ, lập luận sắc bén, lối viết giản dị nhưng giàu hình ảnh.
? Từ đó, tác giả muốn gửi tới thế hệ trẻ Việt Nam thông điệp gì?
-> Ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS đọc
*Củng cố:
?Phân tích bố cục của văn bản?
? Vấn đề chuẩn bị hành trang đã được làm sáng tỏ như thế nào?
? Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về việc chuẩn bị hành trang của bản thân?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Viết một đoạn văn với chủ đề: Rèn thói quen tốt từ những việc làm nhỏ.
- Chuẩn bị tiết 103 - Các thành phần biệt lập:
+ Nắm được thế nào là thành phần biệt lập (tiết 98)
+ Đọc nội dung và tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
+ Ôn lại kiến thức về dấu câu.
----------------------------------------o0o----------------------------------------
Ngày soạn: /01/2013
Ngày dạy: /01/2013
Tiết 103 - Tiếng Việt : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận biết và nắm được công dụng của hai thành phần biệt lập: Gọi đáp và phụ chú.
- Rèn kĩ năng đặt và sử dụng câu có các thành phần biệt lập.
B.Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Tích hợp với kiến thức có liên quan.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thành phần tình thái? Phân tích một ví dụ minh họa?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Thành phần gọi đáp
- Giáo viên treo bảng phụ
- Học sinh chú ý quan sát
? Các từ in đậm được dùng với chức năng gì trong câu?
- Từ "này" dùng để gọi, "Thưa ông" dùng để đáp
? Như thế, chúng có vai trò gì trong cuộc hội thoại?
- Chúng tạo lập và duy trì cuộc thoại
? Nếu bỏ các từ trên, nghĩa sự việc của câu có thay đổi không?
- Không, nghĩa sự việc của câu vẫn được giữ nguyên
GV chốt: Các từ in đậm trên được gọi là thành phần gọi đáp
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là thành phần gọi đáp?
-> Điểm 1 ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
- Tổ chức cho HS rèn luyện theo mẫu
- HS đặt câu có thành phần gọi đáp và phân tích
II. Thành phần phụ chú
- Giáo viên treo bảng phụ
- Học sinh chú ý quan sát
? Trong câu a, phần in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Bổ sung, làm rõ nghĩa cho cụm từ "Đứa con gái đầu lòng"
? Phần in đậm trong câu b chú thích điều gì?
- Suy nghĩ "lão không hiểu tôi" là suy nghĩ của cá nhân "tôi" (chứ không phải của mọi người)
? Nếu bỏ các từ trên, nghĩa sự việc của câu có thay đổi không?
- Không, nghĩa sự việc của câu vẫn được giữ nguyên
? Các phần in đậm được đánh dấu bằng các dấu câu nào?
- Dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn ...
GV chốt: Các phần in đậm trên được gọi là thành phần phụ chú
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là thành phần phụ chú ?
-> Điểm 2 ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
- Tổ chức cho HS rèn luyện theo mẫu
- HS đặt câu có thành phần phụ chú và phân tích
- Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ
- Học sinh đọc
III. Luyện tập
Bài tập 1
? Xác định thành phần gọi đáp?
- "Này" -> Gọi
- "Vâng" -> Đáp
? Các từ gọi đáp đó thể hhiện quan hệ gì?
- Quan hệ trên - dưới, thân mật
Bài tập 2
- Gọi HS đọc bài tập
- Học sinh đọc
? Đâu là thành phần gọi đáp?
- "Bầu ơi"
? Lời gọi đó hướng tới ai?
- Tất cả mọi người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
*Củng cố:
? Thế nào là thành phận gọi đáp?
? Thế nào là thành phần phụ chú?
- Điền nội dung thích hợp vào bảng tổng kết về thành phần biệt lập sau:
Thành phần
Mục đích sử dụng
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 104, 105: Ôn tập kiến thức về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống để viết bài tập làm văn số 5.
-------------------------------------o0o-----------------------------------------
Ngày soạn: /01/2013
Ngày dạy: /01/2013
Tiết 104, 105 - TLV : Viết bài tập làm văn số 5
(Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội.
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài, giáo dục nhận thức về môi trường xã hội.
B. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm
- HS: Ôn tập kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
* Tổ chức cho HS viết bài:
I. Đề bài:
Trong xã hội hiện đại, mạng Internet đã trở nên phổ biến. Một số học sinh quá ham mê trò chơi điện tử trên mạng mà bỏ bê việc học hành. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
II. Đáp án:
Bài làm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Kiểu bài: Nghị luận
2. Nội dung:
- Thực trạng: Quán Internet mọc lên ngày càng nhiều, đồng thời một số học sinh quá ham mê trò chơi điện tử trên mạng mà bỏ bê việc học hành.
- Nguyên nhân: + Nhận thức của học sinh
+ Sự quan tâm chưa đúng mức của gia đình
+ Sự ngăn chặn chưa quyết liệt của nhà trường và chính quyền địa phương
- Hậu quả: + Học tập sút kém
+ Nhân cách bị ảnh hưởng xấu
+ Kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác
- Bày tỏ thái độ: Nhiệm vụ chính của người HS là học tập, không nên vì trò chơi điện tử mà quên đi nhiệm vụ này.
3. Kĩ năng:
- Đảm bảo đúng đặc trưng kiểu bài nghị luận.
- Có những suy nghĩ, quan điểm hợp lí, thấu tình đạt lí.
III. Biểu điểm:
Từ 8 -> 10 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sinh động, hấp dẫn, có thể còn sai sót nhỏ.
7 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài; Song ấn tượng chưa thật sâu đậm; Còn lỗi diễn đạt.
5 -> 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đề bài ; Đôi chỗ diễn đạt chưa thật thoát ý.
4 điểm: Biết viết bài nghị luận song lập luận chưa chặt chẽ; Diễn đạt còn vụng về.
2 -> 3 điểm: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài; Bài viết chưa thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài nghị luận; Diễn đạt yếu.
*Củng cố:
- GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập kiểu bài nghị luận.
- Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:
+ Tìm đọc Thơ ngụ ngôn La Phông-ten.
+ Đọc, tóm tắt văn bản.
+ Nắm chắc những vấn đề chung của văn bản.
-------------------------------------------&--------------------------------------
File đính kèm:
- GA tuan 22.doc