Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 107 đến tiết 110

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Học sinh bước đầu hiểu được giá trị độc đáo của bài văn nghị luận: Dùng biện pháp so sánh để chỉ ra đặc điểm của sáng tạo nghệ thuật.

 - Rèn kĩ năng nghị luận văn học.

 - Bồi dưỡng ý thức sáng tạo nghệ thuật.

 B. Chuẩn bị:

 - Tìm đọc thơ ngụ ngôn La phông-ten.

 - Tích hợp với truyện ngụ ngôn, thơ La Phông-ten.

 C. Tiến trình lên lớp:

 *Ổn định tổ chức:

 *Kiểm tra:

 ? Từ văn bản Tiếng nói của văn nghệ, hãy phân tích vai trò của văn nghệ trong cuộc sống?

 *Tổ chức các hoạt động dạy - học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 107 đến tiết 110, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /01/2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 106- Văn bản : Chó sói và cừu Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (H. Ten) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh bước đầu hiểu được giá trị độc đáo của bài văn nghị luận: Dùng biện pháp so sánh để chỉ ra đặc điểm của sáng tạo nghệ thuật. - Rèn kĩ năng nghị luận văn học. - Bồi dưỡng ý thức sáng tạo nghệ thuật. B. Chuẩn bị: - Tìm đọc thơ ngụ ngôn La phông-ten. - Tích hợp với truyện ngụ ngôn, thơ La Phông-ten. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra: ? Từ văn bản Tiếng nói của văn nghệ, hãy phân tích vai trò của văn nghệ trong cuộc sống? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? - H.Ten (1828 - 1893) là triết gia, sử gia, nghiên cứu văn học Pháp ? Nêu xuất xứ văn bản? - Trích từ "La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông" 2. Đọc - hiểu chú thích - GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc - HS nghe và đọc theo hướng dẫn - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - HS tìm hiểu các chú thích SGK 3. Cấu trúc văn bản ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? - Phương thức nghị luận ? Hãy nêu rõ vấn đề nghị luận? - Vấn đề nghị luận: Những hành trang cần và phải có để bước vào thế kỉ mới ? Đối tượng nghi luận là gì? - Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông - ten ? Đối tượng ấy được phân tích từ những cáh nhìn nào? - Từ cách nhìn của Buy-phông (một nhà khoa học) và La Phông-ten (một nhà thơ) ? Từ đó, văn bản muốn làm sáng tỏ vấn đề gì? -> Vấn đề : Đặc trưng của sáng tác văn học nghệ thuật II. Phân tích 1. Hình tượng cừu và chó sói qua ngòi bút Buy-phông ? Qua ngòi bút Buy-phông, cừu được nói tới với những đặc điểm nào? - Cừu thường tụ tập thành bầy, co cụm, không biết trốn tránh nguy hiểm, chỉ biết làm theo con đầu đàn ... ? Điểm nổi bật ở những con vật này là gì? - Đó là những con vật ngu ngốc và sợ sệt ? Còn chó sói, qua ngòi bút Buy-phông, chó sói được nhắc tới với những đặc điểm nào? - Ghét mọi sự kết bạn... sống lặng lẽ và cô đơn ... Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc ... - Sống có hại, chết vô dụng ? ấn tượng của mọi người về con vật này thế nào? - Đó là những con vật hoang dã xấu xí, hung dữ, đáng ghét ? Nhận xét của Buy-phông về hai loài vật này có đúng không? -> Rất đúng vì nó phản ánh chính xác những đặc điểm sinh học của cừu và chó sói trong thực tế ? Như thế, nhà khoa học Buy -phông có thái độ như thế nào khi quan sát và phản ánh thực tế? => Khi quan sát và phản ánh thực tế, nhà khoa học có thái độ khách quan, và đó cũng là đặc trưng của phản ánh trong khoa học *Củng cố: - Hãy đọc một bài hoặc một đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. ? Văn bản tập trung là sáng tỏ vấn đề gì? ? Qua cách viết của Buy - phông, em hiểu gì về đặc trưng của phán ánh khoa học? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Chuẩn bị tiết 107 : + Đọc lại văn bản ý nghĩa văn chương, Tiếng nói của văn nghệ + Soạn nội dung còn lại, chú ý so sánh đặc điểm của cừu và chó sói trong thơ La Phông-ten với hai con vật này qua phản ánh của Buy-phông, từ đó thấy được đặc trưng phản ánh của văn nghệ -----------------------------------o0o--------------------------------------- Ngày soạn: / /2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 107 - Văn bản : Chó sói và cừu Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt: - Qua hình ảnh chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, học sinh thấy được đặc trưng phản ánh cuộc sống của văn chương nghệ thuật. - Rèn kĩ năng nghị luận văn học. - Bồi dưỡng ý thức sáng tạo nghệ thuật B. Chuẩn bị: Tiếp tục thực hiện định hướng tích hợp tiết 106 C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra: ? Qua ngòi bút Buy-phông, chó sói và cừu hiện lên như thế nào? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: II. Phân tích 2. Hình tượng cừu và chó sói trong thơ La Phông-ten a. Hình tượng cừu ? Trong đoạn thơ của La Phông-ten, cừu được đặt vào tình huống nào? - Tình huống: Phải đối mặt với chó sói ? Cừu xưng hô với sói thế nào? - Kẻ hèn này - bệ hạ ? Trước ý định (ăn thịt) của sói, cừu phản ứng ra sao? - Cừu chỉ biết thanh minh, van xin ? Từ đó, tác giả nhận xét như thế nào về cừu? -> Đó là những con vật "buồn rầu và tội nghiệp" ? Hình tượng cừu còn được khác họa trong tình huống nào? - Trong tình huống cho con bú: chạy tới ... đứng yên trên trền đất lạnh lầy bùn ... cho tới khi con đã bú xong ? Theo tác giả, đó là một cảnh tượng như thế nào? - Một cảnh tượng thật cảm động ? Từ đó, tác giả chỉ ra đặc điểm nào của cừu? -> Những con vật thân thương và tốt bụng ? Hãy so sánh hình tượng này với hình tượng cừu qua cách viết của Buy- phông? -> Vừa có nét giống nhưng lại có nét khác: Chúng không chỉ "ngu ngốc và sợ sệt" mà còn có những diễn biến tâm hồn tinh tế b. Hình tượng chó sói ? Trong bài thơ của La Phông-ten, chó sói được đặt trong tình huống nào? - Tình huống: Chó sói đói meo -> gặp cừu bên suối -> muốn ăn thịt cừu ? Sói đã viện những cớ nào? - Cừu làm bẩn nước, năm ngoái cừu nói xấu sói ... ? Nhận xét những cái cớ của sói? - Hết sức ngốc nghếch, dễ bị phản bác ? Tình huống kết thúc ra sao? - Sói vẫn ăn thịt cừu ? Từ đó, tác giả nhận xét như thế nào về chó sói? -> Chó sói là bạo chúa của cừu ? So sánh với cách viết của Buy-phông? - Giống với cáh viết của Buy-phông (chó sói là một con vật hung dữ và khát máu) ? Tuy nhiên theo tác giả, trong thơ La Phông-ten, chó sói còn có đặc điểm gì? - Tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh .. gầy giơ xương ... đói dài và luôn bị ăn đòn - Chó sói không chỉ khát máu mà còn là "một tính cách phức tạp" ? Đến đây, hãy khái quát lại cách phản ánh của Buy-phông và La Phông-ten về cừu và chó sói? - Nhà khoa học Buy-phông quan sát và phản ánh một cách khách quan, nhà thơ La Phông-ten không chỉ quan sát bằng mắt mà còn bằng những trí tưởng tượng và những rung động tâm hồn ? Từ đó, đặc trưng nào của sáng tạo nghệ thuật đã được lãm rõ? -> Người nghệ sĩ phản ánh cuộc sống không chỉ bằng quan sát mà còn bằng trí tưởng tượng bay bổng và những rung động của trái tim và tâm hồn - Tích hợp với các văn bản ý nghĩa văn chương, Tiếng nói của văn nghệ - HS tái hiện, khắc sâu kiến thức III. Tổng kết ? Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng nổi bật trong văn bản? - Thủ pháp so sánh đối chiếu (Cừu và chó sói trong phản ánh của Buy-phông và La Phông-ten) ? Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh đặc trưng nào của phản ánh hiện thực? -> Ghi nhớ - Gọi HS đọc - HS đọc *Củng cố: ? Hình ảnh cừu và chó sói hiện lên ra sao qua phản ánh của Buy-phông? ? Qua phản ánh của La Phông-ten, cừu và chó sói hiện lên như thế nào? ? Từ văn bản, đặc trưng nào của sáng tạo nghệ thuật được làm sáng tỏ? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Làm bài tập (câu hỏi 4 - SGK). - Chuẩn bị tiết 108 - Các thành phần biệt lập: + Đọc kĩ văn bản Tri thức là sức mạnh + Tìm hiểu chủ đề của văn bản. + Xác định bố cục và các luận điểm. -----------------------------------o0o----------------------------------------- Ngày soạn: /01/2013 Ngày dạy: /01/2013 Tiết 108 - TLV: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh nắm chắc đặc điểm và nội dung kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Rèn kĩ năng nghị luận. - Giáo dục nhận thức đúng đắn về sức mạnh của tri thức. B.Chuẩn bị: - Tích hợp với văn nghị luận và thực tế cuộc sống. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách làm bài nghị luận về một hiện tượng, đời sống? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Xét văn bản Tri thức là sức mạnh - Gọi HS đọc - HS đọc văn bản ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? - Phương thức nghị luận ? Xác định vấn đề nghị luận của văn bản? - Sức mạnh của tri thức ? Vấn đề trên thuộc lĩnh vực nào? - Thuộc lĩnh vực tư tưởng con người GV chốt: VB này được gọi là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - HS lắng nghe, ghi nhớ ? Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí? -> Điểm 1 ghi nhớ ? Nêu bố cục của văn bản? - Bố cục: 3 phần: + Mở bài (đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận + Thân bài (đoạn2, 3): Làm rõ vấn đề qua hai luận điểm: Tri thức là sưc mạnh trong cuộc sống và tri thức là sức mạnh của cáh mạng + Kết bài (đoạn 4): Phê phán biểu hiện không coi trọng tri thức ? Nhận xét về bố cục và lời văn của bài văn? - Bố cục chặt chẽ, lời văn chính xác, sinh động GV chốt: Đó cũng là những yêu cầu chính về bố cục và lời văn của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - HS lắng nghe, ghi nhớ ? Nhắc lại những yêu cầu chính về bố cục và lời văn của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí -> Điểm 2 ghi nhớ - Gọi HS đọc - HS đọc ghi nhớ III. Luyện tập Văn bản Thời gian là vàng - Gọi HS đọc văn bản - HS đọc ? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? - Phương thức nghị luận ? Vấn đề nghị luận là gì? Thuộc lĩnh vực nào? - Vấn đề: Giá trị của thời gian, thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí ? Các luận điểm nào được triển khai để là rõ cho vấn đề đó? - Các luận điểm: + Thời gian là sự sống + Thời gian là thắng lợi + Thời gian là tiền + Thời gian là tri thức ? Phép lập luận được sử dụng là gì? Tác dụng? - Phép phân tích (để chứng minh) -> làm rõ giá trị to lớn của thời gian ? Em học được gì từ cách viết của bài văn này? - Hệ thống luận điểm rành mạch - Lời văn hàm súc, cô đọng *Củng cố: ? Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? ? Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài này? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ. - Tìm hiểu một số vấn đề tư tưởng, đạo lí quen thuộc với tuổi học sinh (Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo...) - Chuẩn bị tiết 109 - Ôn tập các đơn vị kiến thức: + Văn bản và chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6) + Các hình thức liên kết trong văn bản (Ngữ văn 8) -------------------------------------------o0o------------------------------------- Ngày soạn: /01/2013 Ngày dạy: /01/2013 Tiết 109 - TLV : Liên kết câu và liên kết đoạn văn A. Mục tiêu cần đạt: - Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng các phép liên kết đã học từ tiểu học; Nhận biết được liên kết nội dung, liên kết hình thức và một số phép liên kết thường dùng. - Rèn kĩ năng liên kết câu và liên kết đoạn văn. B. Chuẩn bị: Tích hợp với kiến thức về phép liên kết. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức. *Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày công dụng của các thành phần biệt lập trong câu? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Khái niệm liên kết Xét đoạn văn SGK - Gọi HS đọc - HS đọc văn bản ? Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? - Trích từ văn bản Tiếng nói của văn nghệ ? Chủ đề của văn bản là gì? - Nội dung phản ánh, vai trò và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống ? Chủ đề của đoạn văn này là gì? - Nội dung phản ánh của văn nghệ ? Nhận xét mối quan hệ giữa chủ đề đoạn văn và chủ đề của văn bản? - Chủ đề đoạn văn góp phần làm rõ cho chủ đề của văn bản ? Chỉ ra chủ đề của mỗi câu trong đoạn văn? - Câu 1: Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại - Câu 2: Người nghệ sĩ còn gửi vào tác phẩm những điều mới mẻ - Câu 3: Điều mới mẻ đó là lời nhắn gửi ... ? Nhận xét mối quan hệ về chủ đề các câu văn với chủ đề của đoạn văn? - Chủ đề các câu hướng tới và làm rõ chủ đề của đoạn văn GV chốt: Mối quan hệ đó gọi là liên kết chủ đề - HS lắng nghe, ghi nhớ ? Em hiểu thế nào là liên kết chủ đề? -> Điểm 1 ghi nhớ ? Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn có hợp lí không? Vì sao? - Rất hợp lí vì nó phù hợp với lôgic nhận thức của người đọc và làm rõ chủ đề của đoạn văn GV chốt: Trình tự sắp xếp đó gọi là liên kết lôgic - HS lắng nghe, ghi nhớ ? Em hiểu thế nào là liên kết lôgic? -> Điểm 2 ghi nhớ - GV khái quát: Liên kết chủ đề và liên kết lôgic là hai biểu hiện của liên kết nội dung - HS lắng nghe, ghi nhớ ? Em hiểu gì về liên kết nội dung giữa các câu văn, các đoạn văn trong văn bản? -> Điểm 1+ 2 ghi nhớ - Gọi HS đọc - HS đọc ? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn? Tổ chức cho HS thảo luận nhóm - HS thảo luận. Kết quả cần đạt: + Phép nối (quan hệ từ: Nhưng) + Phép đồng nghĩa + Phép lặp (từ anh, nghệ sĩ, tác phẩm) + Phép thế (anh -> nghệ sĩ) - Yêu cầu HS trình bày kết quả - Đại diện các nhóm trình bày - GV xử lí kết quả, chốt kiến thức - HS bổ sung, ghi nhớ - GV chốt: Việc sử dụng các phép liên kết như trên được gọi là liên kết hình thức - HS lắng nghe, ghi nhớ ? Thế nào là liên kết hình thức? -> Điểm 3 ghi nhớ - Gọi HS đọc - HS đọc III. Luyện tập - Gọi HS đọc đoạn văn - HS đọc ? Chủ đề của văn bản là gì? - Điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam ? Nội dung chính của các câu đã làm rõ cho chủ đề của đoạn văn này như thế nào? - Câu 1: Khẳng định điểm mạnh - Câu 2: Lợi thế của những điểm mạnh - Câu 3: Khẳng định điểm yếu - Câu 4: Tác hại của những điểm yếu -> Liên kết nội dung ? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng? - Câu 1+ câu 2: Phép đồng nghĩa - Câu 2 + câu 3: Phép nối - Câu 3 + câu 4: Phép nối -> Liên kết hình thức ? Nhận xét mối quan hệ giữa các câu? -> Các câu có mối quan hệ chặt chẽ *Củng cố: ? Thế nào là liên kết nội dung giữa các câu văn, đoạn văn? ? Liên kết hình thức giữa các câu, các đoạn văn thể hiện như thế nào? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn thiện bài tập phần luyện tập - Làm bài tập: Phân tích liên kết câu trong đoạn văn viết ở bài tập 5, tiết 103. - Chuẩn bị tiết 110: + Nắm chắc kiến thức và cách phân tích liên kết câu trong văn bản + Tập làm các bài tập SGK ----------------------------------------o0o------------------------------------- Ngày soạn: /01/2013 Ngày dạy: /01/2013 Tiết 110 - TV : Liên kết câu và liên kết đoạn văn ˜ Luyện tập ™ A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh được luyện tập các kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Rèn kĩ năng sử dụng các phép liên kết để tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị: Tích hợp với kiến thức về liên kết câu văn, đoạn văn. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức. *Kiểm tra 15': Đề bài: Thế nào là kiên kết nội dung giữa các câu văn, đoạn văn? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) trong đó có sử dụng phép nối và phép lặp để liên kết câu. Đáp án và biểu điểm: - Liên kết nội dung giữa các câu văn, đoạn văn là mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn và giữa các đoạn trong một văn bản. Liên kết nội dung được thể hiện ở liên kết chủ đề và liên kế lôgic (2 điểm). - Học sinh viết đoạn văn đảm bảo nội dung và số câu (4 điểm) - Sử dụng và chỉ ra được phép nối, phép lặp trong đoạn văn (4 điểm) *Tổ chức các hoạt động dạy - học: Bài tập số 1 - Gọi HS đọc - HS đọc bài tập ? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn? - Đoạn trích a. Câu 1 và câu 2 liên kết với nhau bằng phép lặp; Hai đoạn liên kết với nhau bằng phép thế - Đoạn trích b. Hai câu trong đoạn liên kết bằng phép lặp; Hai đoạn liên kết với nhau bằng phép thế và phép đồng nghĩa Bài tập số 2 ? Phép liên kết nào được sử dụng? - Phép trái nghĩa ? Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa? - Vô hình - hữu hình, Giá lạnh - nóng bỏng, nhanh - chậm Bài tập số 3 ? Chỉ ra lỗi liên kết của đoạn? - Nội dung các câu chưa hướng về một chủ đề (Chưa có liên kết chủ đề) ? Hãy thêm một số từ ngữ để tạo ra sự liên kết? - (1): Của anh - (2): Anh nhớ hồi đầu mùa lạc - (3): Anh - (4): Bây giờ Bài tập số 4 ? Chỉ ra lỗi diễn đạt trong đoạn văn? - Hai từ dùng trong phép thế chưa có sự tương đồng về nghĩa: nó (số ít) - chúng (số nhiều) ? Nêu cách sửa? - Dùng từ "chúng" thay cho từ "nó" *Củng cố: ? Chỉ ra các lỗi thường gặp trong liên kết câu và liên kết đoạn văn? ? Nêu cách sửa các lỗi liên kết ? *Hướng dẫn học ở nhà: - Hoàn thiện bài tập. - Phát hiện và sửa lỗi trong các bài kiểm tra, bài viết văn. - Chuẩn bị tiết 111 - Văn bản Con cò (Hướng dẫn tự học): + Sưu tầm các bài ca dao có hình ảnh con cò. + Tìm hiểu ý nghĩa hình ảnh con cò trong ca dao. + Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò.

File đính kèm:

  • docGA tuan 23.doc