Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008-2009 môn thi: Ngữ văn

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0ĐIỂM):

 (Mỗi câu trắc nghiệm khách quan làm đúng được 0,25điểm)

Câu 1: Từ đầu trong câu thơ sau đây được dùng với nghĩa nào?

 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

 (Truện Kiều –Nguyễn Du)

 A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển

Câu 2: Các từ in đậm trong hai câu thơ sau thuộc từ loại gì?

Mai khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

(Con cò-Chế Lan Viên)

 A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ

 

Câu 3: Những câu sau được liên kết với nhau theo phép liên kết nào?

 Liên giả vờ không nghe chồng hỏi. Trước mắt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ. (Bến quê-Nguyễn Minh Châu)

 A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008-2009 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Thanh Hoá Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT Đề B Năm học 2008-2009 Môn Thi: Ngữ văn Ngày thi: 26/6/2008 Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian giao đề) I/ Phần trắc nghiệm khách quan (2,0điểm): (Mỗi câu trắc nghiệm khách quan làm đúng được 0,25điểm) Câu 1: Từ đầu trong câu thơ sau đây được dùng với nghĩa nào? Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông (Truện Kiều –Nguyễn Du) A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 2: Các từ in đậm trong hai câu thơ sau thuộc từ loại gì? Mai khôn lớn, con theo cò đi học, Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân (Con cò-Chế Lan Viên) A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ Câu 3: Những câu sau được liên kết với nhau theo phép liên kết nào? Liên giả vờ không nghe chồng hỏi. Trước mắt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ. (Bến quê-Nguyễn Minh Châu) A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối Câu 4: Thành ngữ “ăn không nói có” liên quan đến đến phương châm hội thoại nào? Phương châm cách thức Phương châm về chất Phương châm quan hệ Phương châm lịch sự Câu 5: Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thuý Kiều? Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Buồn nhớ cha mẹ, nhớ quê hương Lo sợ cho cảnh ngộ của mình Buồn nhớ người yêu Xót xa cho duyên phận lỡ làng Câu 6: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh HảI được sáng tác theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Ngũ ngôn C. Tự do D. Tám chữ Câu 7: Nối A với B sao cho tên tác phẩm phù hợp với tên nhân vật trong tác phẩm: A B Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ) Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) Lão Hạc (Nam Cao) Những ngôI sao xa xôi (Lê Minh Khuê) Binh Tư Phương Định Kiều Nguyệt Nga Vũ Thị Thiết Câu 8: Văn bản Bàn về đọc sách là của tác giả nào? Nguyễn Đình Thi Lê Anh Trà Vũ Khoan Chu Quang Tiềm II/ Phần tự luận: Câu 1: (1,5 điểm): Xác định biện pháp tu từ và phân tích giá trị của nó trong các câu thơ sau: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Sang thu-Hữu Thỉnh) Câu 2: (1,5 điểm): Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch bàn về tình trạng học vẹt ở một số học sinh (khoảng 10-15 dòng). Câu 3: (5 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ SâP của nhà văn Nguyễn Thành Long (qua đoạn trích trong sách Ngữ văn 9-Tập 1,NXB Giáo dục, 2005)

File đính kèm:

  • docDe thi Van vao lop 10THPTThanh Hoanam hoc 20082009.doc
Giáo án liên quan