Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 111 đến tiết 114

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Học sinh cảm nhận được ý nghĩa và vẻ đẹp của hình tượng con cò được phát triển từ những câu ca dao xưa để ca ngợi tình mẹ và lời ru của mẹ; Thấy được những sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca.

 - Bồi đắp tình yêu, lòng biết ơn mẹ.

 B. Chuẩn bị:

 - Tìm đọc Thơ Chế Lan Viên.

 - Tích hợp với một số bài ca dao liên quan và thực tế cuộc sống.

 C. Tiến trình lên lớp:

 *Ổn định tổ chức:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 111 đến tiết 114, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/02/2012 Ngày dạy: 14/02/2012 Tiết 111 - Văn bản : Con cò - Chế Lan Viên - (Hướng dẫn tự học) 3 A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh cảm nhận được ý nghĩa và vẻ đẹp của hình tượng con cò được phát triển từ những câu ca dao xưa để ca ngợi tình mẹ và lời ru của mẹ; Thấy được những sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca. - Bồi đắp tình yêu, lòng biết ơn mẹ. B. Chuẩn bị: - Tìm đọc Thơ Chế Lan Viên. - Tích hợp với một số bài ca dao liên quan và thực tế cuộc sống. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra: ? Từ văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, hãy nêu nét đặc trưng trong phản ánh cuộc sống của văn chương nghệ thuật? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Chế Lan Viên? - Là cây bút xuất sắc của thơ ca hiện đại Việt Nam - Thơ ông giàu suy tưởng, triết lí ? Nêu xuất xứ của bài thơ Con cò? - Viết năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão 2. Đọc - hiểu chú thích - GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc - HS nghe và đọc theo hướng dẫn - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - HS tìm hiểu các chú thích SGK 3. Tìm hiểu chung về văn bản ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? - Phương thức biểu cảm ? Kết cấu của bài thơ có gì đặc sắc? - Bài thơ như một bài hát ru được tạo thành từ ba khúc hát ru nhỏ ? Nêu nội dung chính của mỗi khúc hát ru? - Khúc hát ru thứ nhất (đoạn 1): Hình ảnh con cò qua lời ru con thuở ấu thơ - Khúc hát ru thứ hai (đoạn 2): Hình ảnhh con cò theo con trên mọi nẻo đường đời - Khúc hát ru thứ ba (đoạn 3): ý nghĩa của lời ru và tấm lòng người mẹ II. Hướng dẫn phân tích 1. Hình ảnh con cò qua lời ru con thuở ấu thơ ? Hình ảnh con cò được gợi lên từ những lời thơ nào? - Con cò bay la ... ... cò sợ xáo măng ? Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này có gì đặc biệt? - Hình ảnh con cò được phát triển từ những câu ca dao quen thuộc ? Em hãy đọc những câu ca dao đó? - Học sinh đọc ? Một cuộc sống như thế nào được gợi lên từ những lời thơ đó? -> Một cuộc sống yên ả, thanh bình song không ít vất vả, gian nan ? Trong lời ru của mẹ, hình ảnh con cò còn có ý nghĩa biểu tượng nào khác? - Hình ảnh con cò tượng trưng cho đứa con bé bỏng ? Người mẹ hướng tới con với những lời thơ nào? - Ngủ ngoan ... ... chẳng phân vân ? Cảm nhận của em về âm điệu lời ru? - Âm điệu ngọt ngào, tha thiết ? Người mẹ muốn gửi gắm điều gì qua lời ru ấy? - Sự vỗ về giữ yên giác ngủ trẻ thơ, bồi đắp cho con lòng nhân ái ? Từ đó, em cảm nhận như thế nào về tình mẹ? -> Tình mẹ ấm áp, nhân từ và rộng mở 2. Hình ảnh con cò theo con trên những chặng đường đời ? Những chặng đường đời nào của con được nhắc tới? - Khi con còn nhỏ -> Khi con đi học, khôn lớn, trưởng thành. *Khi con còn nhỏ ? Hình ảnh con cò được miêu tả qua những lời thơ nào? - Ngủ yên ... ... đắp chung đôi ? Nhận xét hình ảnh thơ? - Hình ảnh thơ mới lạ được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng ? Người mẹ mong muốn điều gì qua những lời ru ấy? - Mong con sống trong tình cảm bạn bè ấm áp, thân thương ? Như vậy, ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò là gì? -> Con cò bè tbạn thân thiết *Khi con đi học ? Lời thơ nào miêu tả con và cánh cò? - Mai khôn lớn ... ... đôi chân ? Em hiểu gì về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò qua những lời thơ này? - Cò trở thành người bạn đường tin cậy và gắn bó cùng con ? Hình ảnh cò và con khi đã trưởng thành được miêu tả qua lời thơ nào? - Lớn lên ... ... câu văn ? Vì sao mẹ mong con làm thi sĩ? - Vì thi sĩ là người sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc đời ? Khi đó, cò sẽ đem đến cho con điều gì? - Cò mang đến cho con nguồn cảm hứng để con sáng tác thơ văn ? Đến đây, em thấy hình ảnh cánh cò và lời ru của mẹ có mối quan hệ ntn với cuộc đời con? -> Cánh cò và lời ru của mẹ luôn theo con trên mọi chặng đường đời, gắn bó và nâng đỡ ước mơ con 3. ý nghĩa lời ru và tấm lòng của mẹ ? Trong khúc ru thứ ba, hình ảnh con còn xuất hiện với ý ngĩa biểu tượng nào? - Tượng trưng cho cuộc đời và tấm lòng người mẹ ? Hình ảnh ấy được diễn tả bằng những lời thơ nào? - Dù ở gần con ... ... vẫn theo con ? Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh thơ? - Những thành ngữ được sử dụng khéo léo, hình ảnh thơ giàu suy tưởng, triết lí ? Từ đó, em hiểu gì về cuộc đời và tấm lòng của mẹ? Dù cuộc đời gian nan, vất vả, mẹ luôn dành cho con một tình yêu bền chặt, bao dung ?Phần còn lại của bài thơ diễn tả nội dung gì? - Lời ru của mẹ ?Nội dung chính của những lời ru ấy? - Lời ru chứa đựng những buồn vui của cuộc đời, chứa đựng tình thân ái bao la ? Lời ru ấy có ý nghĩa như thế nào? -> Đó là biểu biện cao cả của tình mẹ, tình đời dành cho con III. Tổng kết ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò từ ca dao - Lời thơ giàu hình ảnh, tính khái quát và ý nghĩa triết lí ? Bài thơ ca ngợi điều gì? - Ca ngợi tình mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời con -> Ghi nhớ *Củng cố: - Hãy đọc diễn cảm bài thơ. ? Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò qua mỗi phần của bài thơ? ? Em tâm đắc nhất với lời thơ hoặc ý thơ nào? Vì sao? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Chuẩn bị tiết 112 : + Luyện đọc diễn cảm bài thơ Mùa xuân nho nhỏ + Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ đầu tiên --------------------------------------o0o------------------------------------- Ngày soạn: 08/02/2012 Ngày dạy: 16/02/20112 Tiết 112 - Văn bản : Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước bức tranh mùa xuân của thiên nhiên trời đất. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca. - Giáo dục lí tưởng sống đúng đắn. B. Chuẩn bị: Tìm đọc thơ viết về đề tài mùa xuân C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra: ? Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau đây trong bài thơ Con cò: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm ? Trình bày hiểu biết về nhà thơ Thanh Hải? - Thanh Hải (1930 - 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế; Là cây bút có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Bài thơ được viết năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và không lâu sau thì qua đời 2. Đọc - hiểu chú thích - GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc - HS nghe và đọc theo hướng dẫn - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - HS tìm hiểu các chú thích SGK 3. Cấu trúc văn bản ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Thể thơ năm chữ ? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (kết hợp với miêu tả) ? Nội dung chính của bài thơ là gì? - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước ? Dựa vào mạch cảm xúc đó, hãy chia bố cục bài thơ? - Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất trời - Khổ 2,3: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước - Phần còn lại: Tâm niệm và ước nguyện của tác giả II. Phân tích 1. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất trời ? Cảnh mùa xuân của đất trời được gợi tả qua những lời thơ nào? - Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời ? Có những sự vật nào được chọn tả? - Dòng sông xanh, bông hoa tím ? Cảm nhận về màu sắc của bức tranh xuân? - Màu sắc tươi sáng, hài hòa gợi vẻ đẹp thơ mộng của xứ Huế ? Biện pháp nghệ thuật gì được tác giả sử dụng trong dòng thơ đầu? Hiệu quả diễn đạt? - Đảo cấu trúc: Động từ "mọc" được đảo lên đầu câu -> Hình ảnh bông hoa đang vươn lên -> Cảnh vật sinh động ? Âm thanh nào vang lên trong khung ảnh ấy? - Tiếng chim chiền chiện ? Từ ngữ nào đặc tả tiếng chim? - Tiếng chim hót "vang trời" ? Từ đó gợi cho em liên tưởng điều gì? - Một bầu trời cao rộng, một không gian khoáng đạt đầy ắp tiếng chim ? Một bức tranh xuân như thế nào được vẽ nên từ những lời thơ trên? -> Một bức tranh xuân đẹp, rộn rã âm thanh và tươi thắm sắc màu ? Trong những câu thơ trên, từ nào thể hiện cảm xúc của tác giả? - Thán từ "Ơi", từ "hót chi" ? Đó là cảm xúc gì? -> Cảm xúc mến thương, thân thiết ? Cảm xúc của nhà thơ thể hiện tập trung qua câu thơ nào? - Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ? Em hiểu "giọt long lanh" là gì? - Những giọt âm thanh của tiếng chim ? Như thế, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? - Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ? Dùng lời văn của mình diễn tả lại khung cảnh ấy? - Tiếng chim chiện đang lảnh lót vang xa chợt như ngưng đọng lại tròn trịa, rõ ràng và lấp lánh sắc màu mà nhà thơ có thể đưa tay, hứng lấy ? Các động từ "đưa", "hứng" diễn tả điều gì? - Vừa háo hức, vồ vập, vừa trân trọng nâng niu của tác giả ? Từ đó, em hiểu gì về cảm xúc của nhà thơ? -> Cảm xúc ngây ngất, say mê trước mùa xuân của thiên nhân trời đất ? Qua đó, em hiểu gì về Thanh Hải? - Ông là người có tình yêu thiên nhiên và cuộc sống thiết tha *Củng cố: - Hãy đọc diễn cảm bài thơ. - Hãy đọc những câu thơ, bài thơ về mùa xuân mà em biết. ? Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, trời đất? ? Trước cảnh sắc mùa xuân ấy, cảm xúc của tác giả thể hiện như thế nào? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Chuẩn bị tiết 113 - Soạn tiếp tiết 2 văn bản Mùa xuân nho nhỏ: + Tìm hiểu cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước. + Tìm hiểu suy ngẫm và ước nguyện của tác giả. + Chú ý phân tích hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" ở cuối bài thơ. ---------------------------------------o0o--------------------------------------- Ngày soạn: 10/02/2012 Ngày dạy:18/02/2012 Tiết 113 - Văn bản : Mùa xuân nho nhỏ (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh cảm nhận được dòng cảm xúc dạt dòa của tác giả trước mùa xuân của đất nước và những tâm niệm, ước nguyện chan thành của nhà thơ: Sống cống hiến cho đời; Thấy được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca. - Giáo dục lí tưởng sống đúng đắn. B. Chuẩn bị: Tìm đọc thơ viết về đề tài mùa xuân C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra: ? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh mùa xuân của đất trời qua khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: II. Phân tích 2. Cảm xác của tác giả trước mùa xuân đất nước ? Mùa xuân của đất nước được nhà thơ cảm nhận thông qua những hình ảnh nào? - Mùa xuân người cầm súng .... Lộc trải dài nương mạ ? Những hình ảnh "lộc", "người cầm súng", "người ra đồng" tượng trưng cho điều gì? - Lộc : Vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân - Người cầm súng: Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc - Người ra đồng: Nhiệm vụ xây dựng đất nước ? Nhận xét cách sử dụng hình ảnh thơ? - Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng ? Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? - Các biện pháp nghệ thuật: Điệp từ, điệp cấu trúc ? Thanh Hải đã cảm nhận như thế nào về mùa xuân của đất nước? -> Mùa xuân là mùa của chiến đấu bảo vệ và lao động xây dựng đất nước ? Không khí của công cuộc chiến đấu bảo vệ và lao động xây dựng đất nước được diễn tả qua những câu thơ nào? - Tất cả như hối hả ... Cứ đi lên phía trước ? Những biện pháp tu từ nào được sử dụng? - Nghệ thuật so sánh, điệp từ ? Nhận xét về nhịp thơ? - Nhịp thơ nhanh, gấp gáp ? Qua đó, hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào? - Dù còn nhiều gian khó nhưng đất nước đang vững bước tiến lên với cái thế không gì ngăn cản được ? Em nhận ra điều gì trong cảm xúc của nhà thơ? -> Tình yêu tổ quốc, niềm tự hào và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 3. Tâm niệm và ước nguyện của tác giả ? Lời thơ nào diễn tả tâm niệm và ước nguyện của tác giả? - Ta làm con chim hót ... Một nốt trầm xao xuyến ? Tâm niệm và ước nguyện của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua những hình ảnh nào? - Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm "xao xuyến" trong bản hòa ca chung của cuộc đời ? Em hiểu gì về ước nguyện của nhà thơ qua những hình ảnh ấy? - Nhà thơ muốn hóa thân vào những sự vật bình dị để cống hiến những gì đẹp nhất cho đời, cho mùa xuân chung ? Đó là một ước nguyện như thế nào? -> Một ước nguyện cao đẹp: Sống cống hiến cho đời ? Những yếu tố nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? - Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc câu, nhịp thơ nhanh ? Các yếu tố nghệ thuật đó có tác dụng gì? -> Ước nguyện của tác giả là một ước nguyện chân thành, tha thiết ? Ước nguyện và tâm niệm của tác giả còn được bộc lộ qua những lời thơ nào? - Một mùa xuân nho nhỏ ... Dù là khi tóc bạc ? Em hiểu ntn về hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ"? - Hình ảnh ẩn dụ đẹp -> Nhà thơ muốn đóng góp những gì tốt đẹp nhất của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời ? Trong hai câu thơ cuối, nghệ thuật nào đã được sử dụng? - Nghệ thuật hoán dụ: Tuổi hai mươi (tuổi trẻ), khi tóc bạc (lúc tuổi già) - Điệp từ "Dù là" ? Hiệu quả diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật ấy? - Khẳng định sự cống hiến vô tư tự nguyện bất chấp thời gian và tuổi tác ? Đó là một lí tưởng sống như thế nào? -> Lí tưởng sống cao đẹp, tích cực, đáng trân trọng và học tập III. Tổng kết ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - Thể thơ 5 chữ, giọng thơ tha thiết, phù hợp với cảm xúc - Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng ? Cảm xúc của tác giả được bộc lộ như thế nào? - Say sưa, ngây ngất trước mùa xuân của thiên nhiên -> tự hào, tin tưởng trước mùa xuân của đất nước -> khát khao được cống hiến cho mùa xuân, cho đất nước -> Ghi nhớ - Gọi 2 học sinh đọc - Học sinh đọc *Củng cố: - Hãy đọc diễn cảm bài thơ. ? Mạch cảm xúc của bài thơ phát triển như thế nào? ? Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của tác giả? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc và luyện đọc diễn cảm bài thơ. - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Chuẩn bị tiết 114: + Nắm chắc các nội dung chính và yêu cầu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. + Tìm hiểu nội dung và cấu trúc các đề bài (Mục I - SGK) ----------------------------------------o0o-------------------------------------- Ngày soạn: 11/02/2012 Ngày dạy: 20/02/2012 Tiết 114 - TLV: Cách làm Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh làm quen với các dạng đề bài và rèn luyện các thao tác tìm hiểu đề và tìm ý cho bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Rèn kĩ năng làm văn nghị luận. B.Chuẩn bị: Ra một số đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Nêu bố cục và nội dung chính của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Gọi HS đọc các đề bài SGK - HS đọc ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các đề bài? - Giống nhau: Yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Các đề bài có gì khác nhau? - Đề 1,3,10 có mệnh lệnh; Các đề bài khác không có mệnh lệnh ? Dựa vào các đề bài trên, hãy ra những đề bài tương tự? - HS suy nghĩ ra các đề bài - Gọi một số HS đọc đề bài tự ra - HS trình bày - Yêu cầu HS khác nhận xét - HS suy nghĩ nhận xét - GV nhận xét chung - HS bổ sung, sửa chữa (nếu cần) II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn 1. Tìm hiểu đề và tìm ý *Tìm hiểu đề ? Đề bài yêu cầu viết kiểu bài gì? - Kiểu bài nghị luận ? Vấn đề nghị luận là gì? - Đạo lí Uống nước nhớ nguồn ? Đề làm bài, cần huy động những kiến thức nào? - Kiến thức về tục ngữ Việt Nam - Kiến thức về lịch sử, văn hóa xã hội - Kiến thức về kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí *Tìm ý: ? Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ? - Khuyên mọi người khi uống nước phải nhớ đến nơi đã sinh ra nước (nguồn) ? Nghĩa bóng của câu tục ngữ được hiểu như thế nào? - Người được hưởng thành quả nào đó phải nhớ ơn những người đã làm ra thành quả ấy ? Câu tục ngữ trên thể hiện như thế nào trong đời sống ngày nay? - Ngày nay, nó vẫn được phát huy qua những việc làm đền ơn đáp nghĩa ... - Tuy nhiên, một số bạn trẻ quen lối sống thực dụng, ích kỉ có biểu hiện lãng quên qúa khứ -> Đáng bị phê phán ? Em có suy nghĩ gì về bài học đạo lí từ câu tục ngữ trên? - Bài học đạo lí Uống nước nhớ nguồn i là một truyền thống tốt đẹp, là một biểu hiện của con người có văn hóa cần được trân trọng và phát huy ? Với những nội dung trên, bước Tìm hiểu đề và tìm ý có tác dụng gì? -> Giúp người viết hiểu rõ yêu cầu của đề và định hướng nội dung bài viết *Củng cố: ? Nêu các dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? ? Tìm hiểu đề và tìm ý là tìm những gì? Thao tác này có ý nghĩa gì? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ. - Tập làm dày ý cho bài văn - Chuẩn bị tiết 115: + Đọc trước nội dung bài học SGK + Tập viết các đoạn văn theo gợi ý SGK Ngày soạn: 11/02/2012 Ngày dạy: 20/02/2011 Tiết 115 - TLV: Cách làm Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh làm quen với các dạng đề bài và rèn luyện các thao tác tìm hiểu đề và tìm ý cho bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Rèn kĩ năng làm văn nghị luận. B.Chuẩn bị: - Tích hợp với văn nghị luận và thực tế cuộc sống. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Nêu bố cục và nội dung chính của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 2. Lập dàn ý - Gọi HS đọc các mở bài SGK - HS đọc ? Có những cách mở bài nào? - Có hai cách: + Cách 1: Đi từ chung -> riêng + Cách 2: Đi từ thực tế đến đạo lí ? Điểm chung ở hai mở bài là gì? - Đều phải nêu lên tư tưởng đạo lí và vấn đề cụ thể cần bàn luận ? Phần thân bài cần triển khai những nội dung gì? - Giải thích nội dung câu tục ngữ - Nhận định, đánh giá về câu tục ngữ - Bàn bạc, mở rộng vấn đề ? Có những cách kết bài nào? - Có hai cách: + Cách 1: Tổng kết vấn đề nghị luận + Các 2: Nêu nhận thức mới đối với vấn đề đã nghị luận 3. Viết bài - Tổ chức cho HS viết bài: + Nhớm 1 viết đoạn mở bài + Nhóm 2 viết đoạn kết bài + Nhóm 3 viết đoạn văn triển khai ý thứ nhất phần thân bài + Nhóm 4 viết đoạn văn triển khai ý thứ hai phần thân bài - HS viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa - Yêu cầu HS sửa lỗi bài bài viết - HS đọc lại và sửa lỗi - Gọi một số HS trình bày - HS đọc bài làm - Tổ chức cho HS nhận xét - HS suy nghĩ nhận xét - GV nhận xét chung - HS bổ sung, hoàn thiện *Củng cố: ? Nêu các bước làm nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? ? Nêu dày ý của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ. - Hoàn thiện toàn bộ bài văn. - Chuẩn bị tiết 116 - Trả bài TLV số 5: + Xem lại đề bài bài TLV số 5. + Tìm hiểu kĩ yêu cầu và lập dàn ý cho bài văn. -------------------------------------------&--------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA tuan 24.doc
Giáo án liên quan