A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh, qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, bước đầu cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị, quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, đất nước.
- Rèn kỹ năng phân tích truyện có sự kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình.
- Bồi dưỡng tình yêu và sự trân trọng những giá trị hạnh phúc đích thực
B. Chuẩn bị
- Tìm đọc toàn bộ truyện Bến quê.
- Tích hợp với nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
C. Tiến trình tiết giảng.
*Ổn định tổ chức.
*Kiểm tra 15':
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau trong bài thơ Mây và sóng:
Con lăn, lăn, lăn mãi và cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và trên thế gian này chẳng ai biết mẹ con ta ở chốn nào
Đáp án: Bài làm của HS cần đảm bào một số nội dung sau:
- Dẫn dắt giới thiệu hai câu thơ
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 136 đến tiết 140, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 136 - Văn bản: Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
cHướng dẫn tự học a
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh, qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, bước đầu cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị, quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, đất nước.
- Rèn kỹ năng phân tích truyện có sự kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình.
- Bồi dưỡng tình yêu và sự trân trọng những giá trị hạnh phúc đích thực
B. Chuẩn bị
- Tìm đọc toàn bộ truyện Bến quê.
- Tích hợp với nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
C. Tiến trình tiết giảng.
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra 15':
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau trong bài thơ Mây và sóng:
Con lăn, lăn, lăn mãi và cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và trên thế gian này chẳng ai biết mẹ con ta ở chốn nào
Đáp án: Bài làm của HS cần đảm bào một số nội dung sau:
- Dẫn dắt giới thiệu hai câu thơ
- Câu thơ thể hiện niềm mong ước của em bé mãi được ở bên mẹ, mẹ và bé sẽ hóa thân vào thiên nhiên, vũ trụ
-> Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt
* Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
? Nêu hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
- Là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu có những tìm tòi, đổi mới quan trọng về nghệ thuật
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- Hs trả lời theo sgk.
2. Đọc - hiểu chú thích.
- Giáo viễn hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc văn bản
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
? Tóm tát ngắn gon văn bản?
- HS tóm tắt.
- Gv nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- Hướng dẫn học sinh tìm các chú thích sgk
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK
3. Cấu trúc văn bản
? Nêu thể loại của văn bản?
- Truyện ngắn
? Phương thức biểu đạt chính là gì?
- Phương thức tự sự
? Truyện được kể theo ngôi thức mấy?
- Ngôi thứ 3: Truyện được trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong một cảnh ngộ đặc biệt.
? Nội dung cơ bản?
- Nội dung: Qua nhân vật Nhĩ- một người từng trải đang ốm nặng, sắp lìa đời tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người và cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại không nên sống dửng dưng hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
II. Phân tích.
1. Tình huống truyện
? Nhân vật Nhĩ rơi vào hoàn cảnh nào?
- Nhĩ bị liệt toàn thân phải nằm trên giường bệnh ( tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác ).
? Tình huống này đã dẫn đến tình huống thứ 2 đầy nghịch lý đó là tình huống nào?
- Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của cái bãi bồi bên kia sông quen mà lạ và anh không thể đi đến đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình nhưng cậu lại sà vào đám chơi cờ và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nhĩ nhận thấy sự hi sinh tảo tần của vợ.
? Xây dung tình huống ấy tác giả nhằm thể hiện điều gì?
- Muốn lưu ý người đọc 1 nhận thức về cuộc đời: Cuộc sống và só phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý vượt ra ngoài ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta.
- Nó mở ra một nội dung triết lý mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ: Những cảnh vật gần gũi, những con người tình nghĩa thân yêu thì phải biết cảm nhận và trân trọng không nên sống dửng dưng, hững hờ.
* Củng cố:
? Tóm tắt truyện ngắn Bến quê?
?Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của những tình huống đó?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài nắm chắc cốt truyện.
- Hiểu được ý nghĩa của tình huống của truyện.
- Chuẩn bị tiết 137:
Tìm hiểu những cảm xúc của và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 137 - Văn bản: Bến quê (tiếp theo)
cHướng dẫn tự học a
A. Mục tiêu cần đạt.
Học sinh cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị, quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, đất nước;Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
- Rèn kỹ năng phân tích truyện có sự kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình.
- Giáo dục tình yêu quê hương, gia đình, biết trân trọng giá trị hạnh phúc đích thực
B/ Chuẩn bị
Tích hợp với nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
C. Tiến trình tiết giảng.
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt ngắn gọn truyện Bến quê?
? Nêu ý nghĩa của những tình huống truyện trong truyện ngắn Bến quê ?
*Tổ chức các hoạt động dạy học :
2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
* Cảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên nơi Bến quê
? Qua cái nhìn, cảm nhận của Nhĩ về cảnh vật thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào?
- Cảnh được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa tạo thành một không gian có chiều sâu, chiều rộng: cây bằng lăng ->sông Hồng-> vòm trời -> bãi bồi bên kia sông.
? Qua cái nhìn của Nhĩ cảnh vật TN trong buổi sáng đầu thu hiện lên ntn?
- Một bức tranh quê đẹp, một vẻ đẹp bình dị và thân thuộc
? Lời văn nào diễn tả cảm nhận của Nhĩ?
- "Suốt cuộc đời ... cửa sổ nhà mình"
? Em hiểu điều đó như thế nào?
- Con người đi đây, đi đó đến cuối đời mới nhận ra vẻ đẹp bình dị của cảnh quê mà bấy lâu vô tâm quên lãng
? Từ đó, em hiểu gì về tâm trạng của Nhĩ?
-> Yêu mến thiết tha quê hương, xót xa, ân hận vì biết mình nhận ra vẻ đẹp ấy thì đã muộn
* Suy ngẫm của Nhĩ về cuộc đời và con người
? Nhân vật Liên được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Mặc áo vá ...Những ngón tay gầy guộc ... bước chân rón rén ...
? Nhĩ thấy Liên là người ntn?
- Lần đầu tiên thấy vợ tảo tần, giàu đức hi sinh.
? Những lời văn nào diễn tả cảm nhận của Nhĩ?
- "Suốt cuộc đời anh chỉ làm em khổ" ...
- Nhĩ chợt nhớ ... ngày này...
? Em hiểu gì về tâm trạng Nhĩ?
-> Thực sự thấu hiểu, biết ơn vợ và cảm nhận được giá trị đích thực của hạnh phúc gia đình
? Qua đó, nhà văn muốn nhắn nhủ bạn đọc điều gì?
- Đừng vô tình hờ hững với người thân, gia đình là tổ ấm, là nơi nương tựa bình yên cần phải trân trọng.
* Niềm khao khát được sang bên kia sông
? Vào buổi sáng hôm ấy, Nhĩ bừng lên khát khao gì?
- Nhĩ khát khao được một lần đặt chân sang cái bãi bồi bên kia sông
? Nhận xét về khao khát của anh?
- Khao khát đỗi bình dị nhưng cũng rất thiêng liêng với Nhĩ
? Để thực hiện được khao khát ấy Nhĩ đã làm gì?
- Nhờ con sang bên kia sông thay anh.
? Tuy nhiên, điều trớ trêu nào đã xảy ra?
- Con trai Nhĩ không hiểu ý bố -> Sa vào đám chơi phá cờ thế -> Lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày
? Khi con trai bỏ lỡ chuyến đò ngang anh suy nghĩ điều gì?
- Trên đường đời thật khó tránh được những bước đi vòng vèo hoặc chùng chình.
? Từ suy nghĩ ấy ta rút ra được điều gì?
- Hãy dứt khỏi những cái vòng vèo chùng chình để tìm đến những giá trị đích thực, gần gũi nếu không sẽ không còn cơ hội.
? Nhận xét về nhân vật Nhĩ?
- Nhân vật Nhĩ - kiểu nhân vật tư tưởng.
? Qua nhân vật này tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Qua nhân vật này tác giả muốn gửi gắm những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con người, về cuộc đời, thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp gần gũi, bình dị của gia đình, của quê hương.
III. Tổng kết
? Hãy nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm?
- Cách xây dựng tình huống.
- Trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật.
- Miêu tả tâm lí tinh tế, hình ảnh giàu tính biểu tượng
? Qua tác phẩm tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì?
àGhi nhớ.
- Gọi HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
*Củng cố:
? Trong những ngày cuối đời Nhĩ đã có những cảm nhận và suy nghĩ về vợ ntn?
? Niềm khao khát của Nhĩ là gì? Điều đó có ý nghĩa gì?
? Qua nhân vật Nhĩ tác giả muốn gửi gắm điều gì?
*Hướng dẫn học tập:
- Học bài, phân tích được nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt 9:
+ Ôn tập, nắm chắc khái niệm và cách nhận biết khởi ngữ trong câu.
+ Nắm chắc các thành phần biệt lập.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn: 13/3/2011
Ngày dạy: 21/3/2011
Tiết 138 - Tiếng Việt: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9
A. Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học trong học kỹ II lớp 9: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần câu đã học.
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tíếng Việt.
B. Chuẩn bị:
- Gv và Hs chuẩn bị hệ thống bài tập trong sgk. Lấy thêm những VD cụ thể trong các văn bản đã học?
- Tích hợp với các văn bản đã học.
C.Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong tiết học
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
1. Khởi ngữ
? Thế nào là khởi ngữ?
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nên lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm quan hệ từ về, đối với.
? Lấy ví dụ minh họa?
VD: Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
2. Các thành phần biệt lập.
? Kể tên các thành phần biệt lập của câu?
- 4 thành phần: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
? Thế nào là thành phần tình thái?
a. Thành phần tình thái: được dùng để thể
hiện thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
? Lấy ví dụ minh họa?
- VD: Mây đã kéo đen kịt một góc trời, có thể trời sắp mưa to.
? Thế nào là thành phần cảm thán? Nêu ví dụ?
b.Thành phần cảm thán: Được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận)
- VD: Chao ôi, chú chuồn chuồn nước mới đẹp là sao
? Thế nào là thành phần gọi đáp?
c. Thành phần gọi đáp: Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
? Thế nào là thành phần phụ chú?
d.Thành phần phụ chú: Là thành phần dùng để bổ sung một số chi tiết cho câu
Bài tập 1
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc bài tập
- Tổ chức cho Hs suy nghĩ, làm bài
- HS làm bài theo yêu cầu
- Giáo viên treo bảng phụ, gọi HS lên bảng điền các nội dung tương ứng
- HS làm bài, KQ cần đạt:
Khởi ngữ
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy.
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
Những người…như vậy
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS suy nghĩ nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chốt kiết thức
- HS hoàn thiện bài làm
Bài tập 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS viết.
- Tổ chức cho HS viết bài theo yêu cầu
- HS viết bài
- Gọi Hs đọc bài làm
- Hs đọc
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS suy nghĩ nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chốt kiết thức
- HS hoàn thiện bài làm
*Củng cố.
?Khởi ngữ là gì ? Lấy ví dụ minh họa?
?Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập?
?Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
*Hướng dẫn học tập.
- Tự ôn tập để nắm vững 3 nội dung trên.
- Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị ôn tập tiếp phần tiếng Việt:
+ Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
+ Nắm chắc nghĩa tường minh và hàm ý.
Ngày soạn: 15/3/2011
Ngày dạy: 23/3/2011
Tiết 139 - Tiếng Việt: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 ( tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn và nghĩa tương minh và hàm ý.
- Rèn kĩ năng liên kết câu, đoạn văn và sử dụng hàm ý khi nói và viết.
B. Chuẩn bị.
- GV và HS nghiên cứu hệ thống bài tập trong sgk.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS trình bày đoạn văn viết ở bài tập 2, tiết 138
* Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Bài tập 1
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc
? Mỗi từ in đậm thuộc phép liên kết nào?
a. Những từ: Nhưng, rồi, và thuộc phép nối
b. Những từ: Cô bé - nó: Phép thế
Những từ: Cô bé - cô bé: Phép lặp
c. Những từ ngữ: Thế - Bây giờ ... tôi nữa: Thuộc phép thế
Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc
- HS đọc bài tập
- Giáo viên treo bảng phụ, gọi HS lên bảng làm bài tập
- HS lên bảng làm bài, KQ cần đạt:
Các phép liên kết
Phép lặp
Phép thế
Phép nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé - cô bé
Cô bé - nó, thế
Nhưng, rồi, và
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS suy nghĩ nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chốt kiết thức
- HS hoàn thiện bài làm
III. Nghĩa tường minh và hàm ý.
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
? Hãy nêu điều kiện để thực hiện hàm ý?
- 2 điều kiện:
+ Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý.
Bài tập 1
? Qua câu nói được in đậm, người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu?
- Người ăn mày nói bằng hàm ý: địa ngục là chỗ của các ông.
Bài tập 2
- Gv yêu cầu hs đọc bài tập
- HS đọc bài tập
? Tìm hàm ý của các câu in đậm? Hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Hàm ý: Đội bóng huyện chơi không hay.
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b. Hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
* Củng cố:
? Hãy thống kê lại những kiến thức đã học về phần Tiếng Việt ở học kỳ II?
? Kể những phép liên kết câu, liên kết đoạn văn về nội dung và hình thức?
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Nêu những điều kiện để thực hiện hàm ý?
*Hướng dẫn học tập:
- Học bài, nắm chắc những kiến thức đã học và ôn tập.
- Hoàn thành tất cả các bài tập trong sgk.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ/ 112:
+ Đọc kĩ nội dung yêu cầu trong SGK
+ CHuẩn bị dàn ý bài luyện nói.
Ngày soạn: 16/3/2011
Ngày dạy: 24/3/2011
Tiết 140 - TLV: Luyện nói
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ; Luyện tập cách tìm ý, lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng nói trước đám đông.
B. Chuẩn bị.
- HS nắm chắc lí thuyết văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tích hợp với văn bản Bếp lửa.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nêu bố cục bài nghị luận và công việc của từng phần?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
1. Tìm hiểu đề.
? Xác định kiểu bài?
- Nghị luận về một bài thơ.
? Vấn đề nghị luận?
- Tình cảm bà cháu được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt
2. Lập dàn ý.
? Nên viết phần mở bài như thế nào?
a. Mở bài.
- “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963- Khi ấy tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô.
- Qua hình tượng bếp lửa đứa cháu ca ngợi đức hi sinh, sự tảo tần và tình thương bao la của bà. Đồng thời nói lên lòng biết ơn bà, thương nhớ bà khôn nguôi.
? ở phần TB cần trình bày những vấn đề gì?
b. Thân bài.
- Mạch cảm xúc bài thơ: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
- Nêu được diễn biến cảm xúc của người cháu qua mỗi khổ thơ
- Chú ý ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa
? Phải viết phần KB như thế nào?
c. Kết bài :
- Khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
II. Luyện nói trên lớp
- Gv chia lớp làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Nói mở bài.
+ Nhóm 2 và 3: Nói TB.
+ Nhóm 4: Nói KB.
- Các nhóm trao đổi đề cương đã chuẩn bị (khoảng 5-7 phút)
- HS trao đổi theo nhóm
- Yêu cầu HS trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày
- Tổ hức cho HS nhận xét
- HS lắng nghe, suy nghĩ và nhận xét
- Gv tổng kết nhắc nhở những lỗi cần tránh khi nói. Động viên những học sinh nói tốt, đúng ý.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
*Kết thúc giờ luyện nói.
- Gv tổng kết, nhận xét việc luyện nói của HS.
- Yêu cầu phát âm chuẩn, lời nói có nội dung.
*Hướng dẫn học tập.
- Tự rèn luyện năng lực nói một vấn đề, một đoạn thơ, bài thơ.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề trên.
- Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi :
+ Tìm đọc toàn bộ tác phẩm.
+ Tóm tắt được cốt truyện.
+ Tìm hiều cuộc sống và chiến đấu cảu ba cô gái.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
@ Kiểm tra ngày: / /
File đính kèm:
- GA tuan 29.doc