Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 151 đến tiết 155

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Học sinh hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật Xi -mông; Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong một tác phẩm truyện.

 - Giáo dục HS tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự sẻ chia.

 B. Chuẩn bị:

 - Tìm đọc toàn bộ tác phẩm.

 - Tích hợp với thực tế cuộc sống.

 C.Tiến trình lên lớp:

 *Ổn định tổ chức

 *Kiểm tra bài cũ:

 ? Từ văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, em hiểu gì về tâm hồn và nghị lực của Rô -bin- xơn?

 * Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 151 đến tiết 155, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 151 - Văn bản: Bố của Xi - mông G. Mô-pa-xăng A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật Xi -mông; Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả. - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong một tác phẩm truyện. - Giáo dục HS tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự sẻ chia. B. Chuẩn bị: - Tìm đọc toàn bộ tác phẩm. - Tích hợp với thực tế cuộc sống. C.Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức *Kiểm tra bài cũ: ? Từ văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, em hiểu gì về tâm hồn và nghị lực của Rô -bin- xơn? * Tổ chức các hoạt động dạy học: I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả, tác phẩm ? Nêu hiểu biết về tác giả và xuất xứ văn bản? - Hs trả lời theo nội dung SGK ? Giáo viên tóm tắt gắn gọn toàn bộ truyện ngắn Bố của Xi - mông - HS lắng nghe, ghi nhớ 2. Đọc - hiểu chú thích - Giáo viên hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc - HS lắng nghe và đọc theo hướng dẫn - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - HS tìm hiểu theo chú thích SGK 3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản ? Nêu thể loại văn bản? - Thể loại: truyện ngắn ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? - Phương thức tự sự ? Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? Vì sao? - Ba nhân vật: Cậu bé Xi-mông, bác Phi-líp, chị Blăng-sốt. Bé Xi - mông là nhân vật chính vì mọi diễn biến của câu chuyện đều xoay quanh cậu bé ? Câu chuyện diễn ra với những sự việc chính nào? - Xi - mông bị bạn bè trêu -> tuyệt vọng -> muốn tự tử - Bác Phi-líp đưa về, nhận làm bố của cậu bé - Sáng hôm sau, Xi-mông đến trường và rắn giỏi, tự hào tuyên bố về người bố của mình II. Phân tích 1. Nhân vật Xi - mông ? Xi-mông ra bờ sông với ý định gì? - Xi-mông muốn tự tử ? Vì sao vậy? - Vì em bị bạn bè trêu trọc là không có bố ? Cảnh thiên nhiên bên bờ sông được miêu tả qua những chi tiết nào? - Trời ấm áp... ánh mặt trời êm đềm ... nước êm đềm lấp lánh ... ? Đó là một khung cảnh thiên nhiên như thế nào? -> Khung cảnh thiên nhiên vô cùng ấm áp, trong sáng ? Khung cảnh đó tác động đến Xi-mông thế nào? - Xi-mông quên ý định tự tử, "muốn được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ" ? Em hãy hình dung hình ảnh Xi-mông lúc này? - Một cậu bé mắt đẫm lệ, lang thang bên bờ sông, muốn được ngủ trên cỏ ? Một thân phận như thế nào được gợi lên từ những chi tiết đó? -> Một thân phận cô độc, đau khổ ? Hình ảnh đó gợi trong em nỗi niềm gì? - HS tự bộc lộ (Xót xa, thương cảm) ? Trong bối cảnh đó, hình ảnh nào xuất hiện? - Một con nhái màu xanh lục ? Từ lúc đó, tâm trạng Xi-mông diến biến thế nào? - Vui vẻ chơi với con nhái -> nhớ đồ chơi ở nhà -> Nhớ nhà -> Nhớ mẹ -> khóc ? Vì sao nhớ đến mẹ Xi-mông lại khóc? - Vì Xi-mông phải đối diện với một sự thật: Không có bố ? Cảm nhận về tâm trạng Xi-mông lúc này? -> Vô cùng đau khổ và tuyệt vọng ? Qua đó, em hiểu gì về tấm lòng và ngòi bút Mô-pa-xăng? - Tấm lòng yêu thương con người, ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế *Củng cố: - Tóm tắt truyện ngắn Bố của Xi - mông ?Tâm trạng Xi-mông khi ở bờ sông được diễn tả như thế nào? ? Nếu có người bạn trong tình cảnh Xi-mông, em sẽ làm gì? *Hướng dẫn học tập: - Học bài nắm chắc nội dung bài học. - Phân tích được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện. - Chuẩn bị tiết 152: + Tìm hiểu tiếp tâm trạng nhân vật Xi-mông + Tìm hiểu các nhân vật Phi-líp, Blăng-sốt ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 152 - Văn bản: Bố của Xi mông( Tiếp) A. Mục tiêu cần đạt. - Học sinh thấy được sự miêu tả diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính một cách tinh tế, sắc nét. - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện. - Giáo dục lòng yêu thương bè bạn và lòng yêu thương con người. B. Chuẩn bị: Tiếp tục định hướng tích hợp tiết 151 C. Tiến trình tiết học: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích nhân vật Xi - mông trong đoạn trích Bố của Xi mông? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: 2. Nhân vật Blăng - sốt ? Ngôi nhà của chị được miêu tả ra sao? - “Một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. - Cô gái lớn lao, xanh xao nghiêm nghị cấm... ? Từ đây em nhận ra bản chất nào của chị? -> Chị tuy nghèo nhưng sống sạch sẽ, nghiêm túc mặc dù gặp chuyện không hay nhưng vẫn can đảm và nền nếp. Chị là người vất vả để nuôi nấng con. ? Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh của chị khi nghe con nói bị đánh vì không có bố? - “đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi à Ngượng ngùng, đau khổ. - Khi nghe con hỏi “bác có muốn làm bố cháu không? Chị lặng ngắt và quằn quại dựa vào tường hai tay ôm ngực” ? Từ những biểu hiện đó em thấy chị là người phụ nữ ntn? -> Là người đau khổ và có lòng tự trọng. ? Như thế em thấy tâm trạng của chị diễn biến ntn? - Tâm trạng từ ngượng ngùng đến đau khổ rồi quằn quại hổ thẹn. Đây là tâm trạng của một người thiếu phụ đức hạnh trót lỡ lầm và bị lừa dối. 3. Nhân vật bác Phi - líp - Gv giới thiệu: Bác Phi líp là người thợ rèn. - HS lắng nghe, ghi nhớ ? Trong lúc tuyệt vọng bác Phi líp đã có cử chỉ và lời nói nào với em? - Một bàn tay chắc nịch đặt trên vai em, giọng ồm ồm hỏi em: “ Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi”. ? Qua chi tiết này em thấy bác Phi líp là người ntn? -> Là người khoẻ mạnh luôn yêu thương và quan tâm tới những đứa trẻ tội nghiệp. ? Hiểu rõ sự việc Phi líp đã nói gì với Xi mông? - Thôi nào, đừng buồn nữa cháu ơi, về nhà mẹ cháu với bác đi người ta sẽ cho cháu một ông bố. - Hai bác cháu lên đường, người lớn dắt tay đứa bé và bác mỉm cười. ? Em hiểu gì về bác từ lời nói và hành động này? -> Là người sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ với nỗi khổ của người khác. ? Tại sao Phi líp đột nhiên rụt rè, ấp úng khi nói với Blăngsốt? - Bác đã hiểu chị là người tốt- không thể đùa bỡn với chị được. ->Bác đã hiểu và thông cảm với nỗi bất hạnh của hai mẹ con. ? Đứng trước nỗi khao khát cần có bố của Xi mông bác đã làm gì? - Nhận làm bố của Xi mông. ? Nhận xét về hành động này? - Đây là việc làm nhân đạo cao cả xuất phát từ tình yêu thương rộg lớn. - Việc làm này đã mang hạnh phúc đến cho Xi mông, cứu em khỏi cơn tuyệt vọng, giành em khỏi tay thần chết. - Một việc làm giản dị nhưng rất có ý nghĩa. ? Vì sao bác làm được việc này? - Vì bác là người có tấm lòng nhân hậu có tình yêu thương con người. ? Hình ảnh bác “Nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em rồi sải bước bỏ đi rất nhanh” đã diễn tả điều gì? -> Hình ảnh bác Phi líp rất đẹp giống ông bụt trong cổ tích khi nhân vật đó rơi vào bế tắc. - Tình cảm yêu thương đến độ có thể che chở, nâng đỡ những người yếu đuối, bất hạnh. - Còn nói lên sự xúc động đột ngột của bác vì quyết định đột ngột của mình. ? Qua những việc làm của Phi líp em thấy thái độ của tác giả được thể hiện ntn? - Tác giả đề cao làng nhân hậu, tình yêu thương con người. ? Tới đây em thấy tư tưởng nổi bật của đoạn trích là gì? - Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người -> cần rộng lòng với mọi nỗi khổ của người khác, cảm thông với lỗi lầm của mọi người. III. Tổng kết ? Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện là gì? - Miêu tả tâm lý nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói. - Đối thoại sinh động, chân thực làm hiện lên tính cách nhân vật. ? Từ ba nhân vật, tác giả nhắc nhở chúng ta điều gì? - Lòng yêu thương bạn bè, lòng yêu thương con người. - Cảm thông với nỗi đau của người khác -> Ghi nhớ - Goi HS đọc - HS đọc ghi nhớ *Củng cố: ? Truyện xuất hiện mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? ? Blăng sốt là người ntn? ? Phi líp là người ntn? Em học tập được diều gì ở bác Phi líp? ? Truyện ca ngợi điều gì? *Hướng dẫn học tập. - Học bài, nắm chắc cốt truyện. - Phân tích được ba nhân vật trong truyện. - Chuẩn bị tiết 153: Ôn tập về truyện: + Ôn tập các tác phẩm truyện đã học. + Lập bảng ôn tập theo mẫu SGK. ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 153: Ôn tập về truyện A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam dẫ học trong chương trình Ngữ văn 9. Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, xây dung nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện. - Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức. - Giáo dục HS tình cảm, tư tưởng liên quan đến các truyện. B. Chuẩn bị: - Gv và hs nghiên cứu kỹ những câu hỏi trong phần ôn tập về truyện. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: - Thực hiện trong tiết học *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện - Giáo viên treo bảng phụ, nêu yêu cầu - Học sinh quan sát, lắng nghe - Yêu cầu Hs lên bảng điền các nội dung vào bảng thống kê - HS lên bảng thực hiện. KQ cần đạt: STT Tên tác phẩm Tác giả Năm s. tác Tóm tắt nội dung chính 1 Làng Kim Lân 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên đỉnh núi cao Sa Pa. Qua đó ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp cống hiến sức mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà. Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện éo le, cảm động về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. 4 Bến quê Nguyễn minh Châu 1985 Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh mọi người trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương. 5 Những ngôi sao xa xôi. Lê Minh Khuê 1971 Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. 2. Hình ảnh về đời sống và con người Việt Nam ? 5 truyện ngắn được sắp xếp theo các thời kỳ lịch sử ntn? - Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Làng- KL. - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. - Sau năm 1975: “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. ? Các tác phẩm đã phản ánh được điều gì về đời sống và đất nước VN? - Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người VN với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao từ sau cách mạng tháng 8/ 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. ? Các tác phẩm đã phản ánh điều gì về hình ảnh con người VN? - Hình ảnh con người VN thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông hai ( Làng ), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa ), ông Sáu và bẽ Thu ( Chiếc lược ngà ), ba cô gái thanh niên xung phong ( Những ngôi sao xa xôi ). ? Hãy nêu những nét nổi bật về phẩm chất và tính cách của những nhân vật đó? - Ông Hai: tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. - Anh thanh niên yêu và hiểu ý nghĩa công việc thầ lặng, một mình trên núi cao có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp trong sáng về công việc và đối với mọi người. - Bé Thu: tính cách cứng cỏi, tinh cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha. - Ông Sáu: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. - Ba cô gái thanh niên xung phong: tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. 3. Vài nét về nghệ thuật ? Các truyện đã được trần thuật theo những ngôi kể nào? - Ngôi thứ nhất. - Ngôi thứ ba. ? Truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện? ( xưng tôi ) - Nhân vật xưng tôi: “Chiếc lược ngà”, “Những ngôi sao xa xôi”. ? Cách trần thuật này có ưu thế ntn? - Có điều kiện thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với những suy nghĩ, cảm xúc tinh tế -> làm nhân vật hiện lên một cách sinh động. - Gv: có tác phẩm tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật kể chuyện xưng tôi nhưng truyện vẫn được trần thuật theo cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ( Bến quê ). - Hs lắng nghe, ghi nhớ 4. Tình huống truyện ? Chỉ ra những tình huống truyện đặc sắc trong các tác phẩm truyện đã học? - Làng: tin làng chợ Dầu theo giặc. - Chiếc lược ngà: ông sáu về thăm nhà con không nhận cha. Khi con nhận rac cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. - Bến quê: đi rộng biết nhiều- khi cuối đời Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh… *Củng cố: ? Hãy kể tên 5 tác phẩm, tác giả, năm sáng tác, nội dung chính của những tác phẩm truyện hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9? ?Hình ảnh đất nước và con người VN đã được phản ánh ntn trong những truyện đó? ?Tác phẩm nào mà tác giả sáng tạo được những tình huống truyện đặc sắc? *Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm chắc 5 tác phẩm đã ôn. - Chuẩn bị tiết 154: Tổng kết về ngữ pháp: + Ôn tập các thành phần chính, thành phần phụ, các thành phần biệt lập + Ôn tập về phân loại câu theo mục đích nói. ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 154 - tiếng Việt: Tổng kết về ngữ pháp ( tiếp ) A. Mục tiêu cần đạt. - Học sinh được hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: Thành phần câu và các kiểu câu. - Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu và xác định các thành phần câu. - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. chuẩn bị. - HS chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk. - Tích hợp với tiếng Việt lớp 6,7,8. C. Tiến trình tiết học. *ổn định tổ chức. *Kiểm tra bài cũ: - Thực hiện trong tiết học *Tổ chức các hoạt động dạy - học: C. Thành phần câu I. Ôn tập các thành phần chính và thành phần phụ ?Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu - Các thành phần chính: Chủ ngữ, vị ngữ - Các thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ ? Nêu dấu hiệu nhận biết từ thành phần? - Chủ ngữ: Nêu đối tượng trong câu - Vị ngữ: Chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất của đối tượng - Trạng ngữ: Bổ sung cho nòng cốt câu ý nghĩa về thời gian, không gian, cách thức... - Khởi ngữ: Đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài của câu - Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu HS lên phân tích cấu trúc ngữ pháp - HS phân tích cấu trúc câu: a. Đôi càng tôi / mẫm bóng. CN VN b. Sau một hồi…tôi, mấy người học trò cũ/ TN CN đến sắp hàng…vào lớp. VN c. ( Còn )tấm gương bạc, nó/vẫn là người...ác. Khởi ngữ CN VN II. Thành phần biệt lập ? Kể tên các thầnh phần biệt lập của câu? - Có 4 thành phần biệt lập: TP tình thái, TP cảm thán, TP gọi đáp, TP phụ chú. ? Nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần? - Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập là: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói đến trong câu. Vì vậy chúng được gọi chung là thành phần biệt lập. ? Xác định thành phần tình thái trong các câu văn SGK? a. Có lẽ -> Thành phần tình thái b. Ngẫm ra -> Thànhphần tình thái c. dừa xiêm ... vỏ hồng -> TP phụ chú d. Ơi -> Thành phần gọi đáp D. Các kiểu câu I. Câu đơn ? Tìm chủ ngữ và vị ngữ của cá câu đơn trong mục 1? - a. CN: Nghệ sĩ VN: ghi lại ... mới mẻ - b. CN: Lời gửi ... cho nhân loại VN: ưhcs tạp ... sâu sắc hơn ? Trong các đoạn trích ở bài ntập 2, đâu là câu đặc biệt? - Đoạn a: Câu "Có tiếng nói ... gian trên" và câu "Tiếng mụ chủ" - Đoạn b câu: Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! II. Câu ghép ? Tìm câu ghép trong các đoạn trích phần 1? - Đoanh a - câu 3, đoạn b - câu 4, đoạn c - câu 1, đoạn d - câu 2, đoạn e - câu 3 ? Chỉ ra quan hệ về nghĩa giữa các vế trong các câu ghép trên? - Câu 3(a): Quan hệ bổ sung - Câu 4 (b): Quan hệ nguyên nhân - Câu 1 (c): Quan hệ bổ sung - Câu 2 (d): Quan hệ nguyên nhân - Câu 3 (e): Quan hệ mục đích ? Tổ chức cho HS thảo luận làm bài tập 4 - HS thảo luận, kết quả cần đạt: + QH nguyên nhân: Vì quả bom nổ tung... nên hầm của Nho bị sập + QH điều kiện: Nếu .... thì hầm của Nho .. + QH tương phản: Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập - Yêu cầu HS trình bày kết quả - HS trình bày - GV xử lí kết quả, chốt kiến thức - HS bổ sung, hoàn thiện bài làm III. Biến đổi câu ? Tìm các câu rút gọn trong phần trích mục 1? - Các câu rút gọn là: + Quen rồi + Ngày nào ít: Ba lần ? Trong các phần trích ở mục 2, câu nào vốn là bộ phận của câu được tách ra? - Các câu đứng sau vốn là bộ phan của câu đứng trước được tách ra thành câu độc lập ? Dụng ý của việc tác câu này là gì? - Nhận mạnh phần nội dung được diễn đạt bởi bộ phận được táchra ? Chuyển các câu chủ động mục 3 thành câu bị động? a. Đồ gốm được người thợ ... b. Một cây cầu lớn sẽ được ... c. Những ngôi đền ấy đã được ... IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau ? Tìm câu nghi vấn trong phần trích mục 1? - Các câu nghi vấn: Câu 2, câu 4 ? Chúng được dùng với mục đích gì? - Dùng để hỏi ? Tìm và chỉ ra mục đích sử dụng các câu cầu khiến ở mục 2? a. Câu 5 và câu 6 dùng để ra lệnh b. Câu 2 dùng để yêu cầu Câu 4 dùng để mời ? Câu nói của ông Sáu ở mục 3 thuộc kiểu câu gì? - Kiểu câu nghi vấn ? Chức năng chính của câu đó trong hoàn cảnh giao tiếp là gì? - Bộc lộ cảm xúc ? Từ đó, em có nhận xét gì về các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp? -> Thông thường, câu được sử dụng với mđgt phù hợp với chức năng chính song đôi khi, trong giao tiếp, câu không được dùng với chức năng chính của nó. * Củng cố: ?Có những thành phần câu nào? ? Về cấu tạo ngữ pháp, câu chia ra thành những loại nào? ? Nêu các kiểu câu theo mục đích nói? *Hướng dẫn học tập: - Tự ôn tập: từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu. - Hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết ( phần truyện): + Nắm chắc các thông tin về tác giả, tác phẩm. + Biết nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện. ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 155: Kiểm tra văn (Phần truyện) A. Mục tiêu cần đạt: -Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS về các tác phẩm truyện hiện đại VN trong chương trình Ngữ văn 9. - Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kỹ năng làm bài văn. - Giáo dục ý thức tự giác làm bài. B. Chuẩn bị. - Đề bài, đáp án, biểu điểm C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức . *Tổ chức cho HS kiểm tra: Đề bài. A. Phần trắc nghiệm (3 điểm ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1:Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc? A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn Tây và việt gian bán nước. B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc. C. Đau khổ, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc. D. Muốn quay về làng để xen sự thực ra sao. Câu 2: Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác trong thời kì nào? Kháng chiến chống Pháp. Kháng chiến chống Mĩ. Trước Ccách mạng Tháng 8. Câu 3: Văn bản Những ngôi sao xa xôi được viết ở thời kì nào? Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến chống pháp thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Câu 4: Nội dung chính của truyện Những ngôi sao xa xôi là gì? Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm chống Mỹ. Vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường sơn. Vẻ đẹp của người lính công binh trên con đường Trường Sơn. Câu 5: ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gửi đến người đọc? Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người. Hãy trân trọng những vẻ đẹp , những giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống, quê hương. “ Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người”. Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương của mình. Câu 6: Truyện Bến quê được kể bằng ngôi thứ ba đúng hay sai? Đúng Sai B. Phần tự luận ( 7 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. III. Đáp án A .Phần trắc nghiệm (3 điểm ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm. Câu 1: D Câu 4: C Câu 2: B Câu 5: B Câu 3: D Câu 6: A B. Phần tự luận ( 7 điểm ) - MB: Giới thiệu về truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” và nhân vật anh thanh niên. - TB: Phân tích nhân vật anh thanh niên: + Yêu nghề, hăng say lao động. + Có ý thức và trách nhiệm với quê hương, đất nước. + Cởi mở, gần gũi, quan tâm chu đáo với những người xung quanh. + Khiêm tốn, thành thực. - KB: Khẳng định anh thanh niên thật đáng yêu, đáng khâm phục cống hiến hết mình cho quê hương cho đất nước. Về diễn đạt: yêu cầu văn viết trong sáng, rõ ràng không mắc các loại lỗi. III. Biểu điểm: Từ 8 -> 10 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sinh động, hấp dẫn, có thể còn sai sót nhỏ. 7 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài; Song ấn tượng chưa thật sâu đậm; Còn lỗi diễn đạt. 5 -> 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đề bài ; Đôi chỗ diễn đạt chưa thật thoát ý. 4 điểm: Biết viết bài nghị luận song lập luận chưa chặt chẽ; Diễn đạt còn vụng về. 2 -> 3 điểm: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài; Bài viết chưa thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài nghị luận; Diễn đạt yếu. *Củng cố : - Gv thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS. * Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản truyện. - Xem lại yêu cầu bài kiểm tra. - Chuẩn bị tiết 156: + Tìm đọc tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã + Soạn bài theo hướng dẫn SGK, chú ý nghệ thuật miêu tả tâm trạng con chó Bấc. @ Kiểm tra ngày: / /

File đính kèm:

  • docGA tuan 32.doc