A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về thể loại kịch; Năm được tình huống và xung đột kịch ở hồi 4, vở Bắc Sơn. Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm kịch.
- Giáo dục HS tình yêu và ý thức giác ngộ cách mạng.
B. Chuẩn bị:
- Tìm đọc tác phẩm Bắc Sơn
- Tích hợp với kiến thức lịch sử liên quan.
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc soạn bài và làm bài tập của HS
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 161 đến tiết 165, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 161 - Văn bản: Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng-
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về thể loại kịch; Năm được tình huống và xung đột kịch ở hồi 4, vở Bắc Sơn. Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm kịch.
- Giáo dục HS tình yêu và ý thức giác ngộ cách mạng.
B. Chuẩn bị:
- Tìm đọc tác phẩm Bắc Sơn
- Tích hợp với kiến thức lịch sử liên quan.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc soạn bài và làm bài tập của HS
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
? Nêu hiểu biết về tác giả và xuất xứ văn bản?
- HS trả lời theo nội dung SGK
- GV nhấn mạnh những nội dung chính
- HS ghi nhớ
? Tên vở kịch Bắc Sơn gợi em nhớ tới sự kiện lịch sử nào?
- Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra năm 1940, sau đó Thực dân Pháp (có Việt gian) chỉ điểm đã đàn áp dã man
- Dựa vào SGK, hãy tóm tắt nội dung vở kịch
- Hs tóm tắt theo nội dung SGK
2. Đọc - hiểu chú thích
- Giáo viên hướng dẫn HS phân vai và đọc vở kịch
- HS đọc theo vai
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
? Nhắc lại thể loại của văn bản?
- Thể loại: Kịch
? Em hiểu gì về thể loại kịch:
*Thể loại kịch:
- Là một trong ba loại hình nghệ thuật ngôn từ, phản ánh những mâu thuẫn, xung đột của cuộc sống bằng ngôn ngướ trực tiếp và hành động, cử chỉ của nhân vật
? Theo nội dung, kịch chia thành những loại nào?
- Theo nội dung, kịch chia thành : Bi kịch, hài kịch, chính kịch (hay còn gọi là kịch)
? Một vở kịch có bố cục như thế nào?
- Mỗi vở kịch chia thành các hồi, mỗi hồi chia thành các lớp
? Nêu vị trí và nội dung của văn bản?
- Văn bản trích học gồm hai lớp (lớp II và lớp III), thuộc hồi 4. Nội dung chính là cuộc đấu tranh nội tâm và hành động ứu hai cán bộ cách mạng của Thơm
? Có mấy nhân vật tham gia? Đâu là nhân vật chính?
- Có 4 nhân vật: Thơm, Thái, Cửu, Ngọc. Thơm là nhân vật chính
II. Phân tích
1. Xung đột và tình huống kịch
? XUng đột chính củ vở kịch Bắc Sơn là gì?
- Đó là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù của cách mạng
? Trong hồi 4, xung đột ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Cuộc đối đầ giữa Thái, Cửu với Ngọc và bọn tay sai
- Xung đột trong nội tâm nhân vật Thơm: Theo cách mạng >< Theo chồng phản CM
? Xung đột ấy được bộc lộ qua tình huống nào?
- Tình huống: Thái, Cửu bị Ngọc và đồng bọn truy đuổi, chạy trốn đúng vào nhà Ngọc - lúc đó chỉ có Thơm ở nhà
? Em có nhận xét gì về tình huống này?
-> Tình huống căng thẳng, gay cấn, buộc Thơm phải có sự lựa chọn
*Củng cố:
?Nêu một số nét cơ bản vể thể loại kịch?
?Tóm tắt ngắn gọn vở Bắc Sơn?
?Trình bày xung đột và tình huống kịch ở hồi 4?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiết 162:
+ Tóm tắt hành động kịch của nhân vật Thơm.
+ Tìm hiểu cuộc đấu tranh nội tâm nhân vật Thơm.
+ Tìm hiểu nhân vật Thái, Cửu.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 162 - Văn bản: Bắc Sơn - Tiếp theo-
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy xung đột cơ bản của vở kịch bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng; Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật thông qua hành động kịch.
- Giáo dục HS tình yêu và ý thức giác ngộ cách mạng.
B. Chuẩn bị:
- Tiếp tục định hướng tích hợp tiết 162.
- Tập tóm tắt và phân tích nhân vật qua hành động kịch
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là kịch? Nêu tình huống kịch của vở Bắc Sơn?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phân tích
2. Nhân vật Thơm
? Hãy tóm tắt hành động kịch trong lớp II?
- Bị truy đuổi, Thái và Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm. Sau phút bối rối, Thơm đã giấu và tạo điều kiện để họ chạy thoát/
? Trong lớp này, Thơm đã có những cử chỉ, hành động gì?
- Cử chỉ, hành động:
+ Gật đầu se sẽ
+ Ngăn Thái và Cửu không để họ chạy ra ngoài
+ Hốt hoảng khi bọn giặc tới
+ Đẩy hai người vào buồng để che giấu
? Lời nói nào của Thơm thể hiện thái độ của cô với cách mạng?
- Lời nói:
+ Tôi cứ lo ... xa rồi
+ Tôi không báo ... hai ông đâu
? Qua đó em nhận ra tình cảm nào của Thơm với cách mạng?
-> Có tình cảm đặc biệt với cách mạng, quý trọng người làm cách mạng, khinh ghét kẻ bán nước theo giặc
? Hãy tóm tắt hành động kịch trong lớp III?
- Ngọc về, Thơm giữ chân hắn và tạo điều kiện cho Thái và Cửu trốn thoát
? Thuật lại những lời nói của Thơm với Ngọc?
- HS thuật lại theo nội dung SGK
? Nhận xét những lời nói đó?
- Những lời nói khác thường: Dịu dàng và tình cảm hơn
? Đó có phải là những lời nói thực lòng không?
- Không phải, vì lúc này Thơm đã và đang nghi ngờ Ngọc là hung thủ giết cha và em mình
? Vậy, Thơm nói những điều đó để làm gì?
- Thơm muốn tạo điều kiện cho Thái và Cửu trốn thoát
? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật này?
-> Vì lợi ích của cáh mạng, Thơm có thể làm bất cứ điều gì
? Nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật Thơm qua hai lớp kịch này?
- Nhân vật được khắc họa với diễn biến tâm lí phức tạp và thể hiện qua những hành động và lời nói điển hình
? Qua đó, Thơm hiện lên là người như thế nào?
=> Thơm là người trong sáng, thẳng thắn và lương thiện
3. Nhân vật Ngọc
? Hành động xuyên suốt các lớp kịch này của Ngọc là gì?
- Hành động: Truy lùng bắt Thái và Cửu để lấy tiền thưởng
? Trong lớp III, Ngọc được đặt trong tình thế nào?
- Đối mặt với Thơm
? Tính cách nhân vật Ngọc thẻ hiện qua những lời nói điển hình nào?
- Lời thoại (9) và lời thoại (14)
? Em hiểu gì về nhân vật này qua những lời nối đó?
- Là kẻ giả danh, giả nghĩa, hám danh, hám lợi
? Nhân vật Ngọc điển hình cho loại người nào lúc đó?
- Ngọc là điển hình cho những kẻ Việt gian bán nước hại dân để mưu cầu lợi ích riêng
? Nhận xét tính cách của Ngọc và Thơm?
- Hai tính cách đối lập mâu thuẫn gay gắt với nhau
4. Nhân vật Thái và Cửu
? Hai nhân vạt này có những điểm chung nào?
- Là hai chiến sĩ cách mạng sũng cảm và trung thành
? Qua lời nói và hành động, em nhận ra nét khác biệt gì giữa hai nhân vật?
- Thái: Bình tĩnh, sáng suốt; Cửu hăng hái song còn nóng vội
? Nhận xét vai trò của hai nhân vật này?
-> Tuy là những nhân vật phụ song sự xuất hiện của các nhân vật này đã tạo tình huống kịch, đẩy xung đột kịch lên cao trào -> tính cách các nhân vật chính được bộc lộ rõ
III. Tổng kết
? Nêu đặc sắc về tình huống kịch?
- Tình huống kịch éo le, bát ngờ, thúc đẩy hành động kịch
? Nhận xét về ngôn ngữ kịch?
- Ngôn ngữ rất phù hợp với hành động kịch ở từng giai đoạn
? Qua hai lớp kịch, tính cách của các nhân vật được bộ lộ như thế nào?
-> Ghi nhớ
- Gọi học đọc ghi nhớ
- HS đọc
*Củng cố:
? Phân tích xung đột và tình huống kịch ở hồi 4?
? Chỉ ra sự đối lập về tính cách giữa Thơm và Ngọc?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung bài học.
- Tìm hiểu thêm về kịch.
- Chuẩn bị tiết 163:
+ Ôn tập phần kiến thức tập làm văn đã học trong chương trình THCS.
+ Tập trả lời các câu hỏi trong SGK.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 163 - Văn bản: Tổng kết tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về các kiểu văn bản đã học trong chương trình THCS; Học sinh phân biệt được các phương thức và thấy được sự cần thiết phải phối hợp chúng trong khi viết văn.
- Rèn kĩ năng sử dụng và phối hợp các kiểu văn bản,
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện trong tiết học
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình
- Yêu cầu HS đọc bảng tổng kết
- HS đọc
? Kể tên các kiểu văn bản đã học?
- Sáu kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, văn bản hành chính - công vụ (văn bản điều hành)
? Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu văn bản
- HS trả lời theo ý hiểu
- Giáo viên treo bảng phụ, phân tích và chốt kiến thức
- Học sinh quan sát, lắng nghe và ghi nhớ
? Các kiểu văn bản có thể thay thế được cho nhau không?
- Không thể thay thế cho nhau được
? Vì sao vậy?
- Vì chúng khác nhau về mục đích, hình thức thể hiện và các yếu tố cấu thành văn bản
? Vậy vì sao lại có thể phối hợp các kiểu văn bản trong một văn bản?
- Vì trên nền tảng một kiểu văn bản chính, các kiểu văn bản khác có tác dụng bổ sung
? Nêu ví dụ?
- Trong văn biểu cảm có thể kết hợp các yếu tố kể, tả để đối tượng biểu cảm hiện lên rõ hơn, từ đó, cảm xúc được bộc lộ rõ hơn.
? Kiểu văn bản và thể loại văn học có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Kiểu văn bản và thể loại văn bản và thể loại văn học một phươgn thức biểu đạt nào đó
- Khác nhau: Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. Thể loại văn học là "môi trường" xuất hiện các kiểu văn bản
? Khi viết văn bản nghị luận, cần vận dụng cá yếu tố tự sự, miêu tả ... như thế nào?
- Cần vận dụng các yếu tố ở mức độ hợp lí: Các yếu tố được vận dụng không lấn át mà chỉ để làm sáng tỏ các lí lẽ
*Củng cố:
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu HS lên bảng điền các nội dung thích hợp:
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố có thể kết hợp
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
T. minh
Đ. hành
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung đã ôn tập.
- Tập phân tích sự phối hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản đã học?
- Chuẩn bị tiết 164: Ôn tập ba kiểu bài trọng tâm của chương trình: Tự sự, thuyết minh, nghị luận
------------------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 163 - Văn bản: Tổng kết tập làm văn (tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục củng cố những tri thức phần tập làm văn nhất là ba kiểu bài trọng tâm của chương trình.
- Rèn kĩ năng tâọ lập văn bản,
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Chỉ ra sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một vănbản đã học?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS
? Phần văn và tập làm văn có mối quan hệ như thế nào?
- Các văn bản được lựa chọn và sắp xếp song song với các kiểu bài. Vì thế học phần tập làm văn giúp ta hiểu các văn bản thuận lợi hơn và ngược lại
? Hãy lấy ví dụ minh họa?
- Học những kiến thức về văn tự sự giúp ta thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu văn bản tự sự như Chuyện người con gái Nam Xương, Lặng lẽ Sa Pa
? Phần Tiếng Việt liên quan ntn với phần văn và tập làm văn?
- Phần tiếng Việt cung cấp những tri thức về ngôn ngữ, vốn từ để giúp cho việc hiểu các văn bản thấu đáo hơn, việc viết văn tốt hơn
? Nêu ví dụ minh họa?
- Bài Từ địa phương giúp ta hiểu một số phương ngữ Nam Bộ -> tiếp cận tác phẩm Chiếc lược ngà thuận lợi hơn, từ đó viết văn nghị luận về tác phẩm này thuận lợi hơn
II. Các kiểu văn bản trọng tâm
1. Văn bản thuyết minh
? Đích biểu đạt của văn bản thuyết minh là gì?
- Cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh
? Muốn làm văn bản thuyết minh cần chuẩn bị những gì?
- Nghiên cứu tìm hiểu để có những tri thức đầy đủ, khách quan về đối tượng
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp
? Nêu các phương pháp thuyết minh phổ biến?
- Các phương pháp: Liệt kê, Nêu khái niệm, Dùng số liệu
? Ngôn ngữ văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
- Ngắn gọn, dễ hiểu
2. Văn bản tự sự
? Đích biểu đạt của kiểu văn bản tự sự là gì?
- Giúp người đọc hình dung được diễn biến của sự việc
? Văn bản tự sự được tạo thành từ những yếu tố nào?
- Các yếu tố : Nhân vật, sự việc, cốt truyện, ngôi kể...
? Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận?
- Yếu tố miêu tả giúp cho việc kể chuyện sinh động hơn, yếu tố nghị luận giúp nội dung văn bản sâu sắc hơn
3. Kiểu văn bản nghị luận
? Đích biểu đạt của văn bản nghị luận là gì?
- Bàn bạc, bày tỏ quan điểm của người viết về vấn đề
? Các yếu tố chính của văn bản nghị luận là gì?
- Luận điểm, luận cứ và lập luận
? Các yếu tố đó cần đảm bảo các yêu cầu gì?
- Chặt chẽ, xác đáng và giàu sức thuyết phục
? Nêu bố cục cơ bản của bài văn nghị luận?
- MB: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
- TB: Triển khai vấn đề qua hệ thống các luận điểm
- KB: Khái quát lại vấn đề, mở rộng, liên hệ
*Củng cố:
? Trình bày mối quan hệ giữa các phần trong trong chương trình ngữ văn?
? Nêu các nội dung cơ bản về 3 kiểu bài trọng tâm?
? Trình bày bố cục, cách làm bài nghị luận?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung đã ôn tập.
- Lập bảng hệ thống hóa các kiểu bài trọng tâm. - Chuẩn bị tiết 165:
+ Đọc và tóm tắt hành động kịch cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta.
+ Tìm hiểu tính cách nhân vật qua những lời thoại điển hình.
------------------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 165 - Văn bản: Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ-
Trích cảnh ba
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh bước đầu hiểu được tính cách các nhân vật chính: Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó, thấy được cuộc đấu tranh giữa những người mạnh dạn đổi mới và những kẻ bảo thủ, lạc hậu.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm kịch.
- Giáo dục HS ý thức vươn lên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
B. Chuẩn bị:
- Tìm đọc tác phẩm Tôi và chúng ta
- Tích hợp với kiến thức lịch sử liên quan.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích sự đối lập giữa hai nhân vật Ngọc và Thơm qua trích đoạn vở Bắc Sơn?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
? Nêu hiểu biết về tác giả Lưu Quang Vũ?
- HS trả lời theo nội dung SGK
- GV nhấn mạnh những nội dung chính
- HS ghi nhớ
? Vở Tôi và chúng ta được viết vào thời gian nào?
- Những năm 80 thế kỉ trước
? Em hiểu gì về đời sống xã hội nước ta khi đó?
- Chế độ bao cấp không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển kinh tế, đời sống người lao động rất khó khăn, tư tưởng đổi mới bắt đầu manh nha.
2. Đọc - hiểu chú thích
- Giáo viên hướng dẫn HS phân vai và đọc vở kịch
- HS đọc theo vai
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
? Tình huống kịch ở cảnh 3 là gì?
- Tại một cuộc họp, giám đốc Hoàng Việt công bố kế hoạch mở rộng sản xuát mới song bị một số người bảo thủ mà tiêu biểu là Phó giám đốc Nguyễn Chính phản đối
? Nêu rõ mâu thuẫn cơ bản của cảnh này?
- Mâu thuẫn giữa những người tiên tiến, dám đổi mới, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm với những kẻ bảo thủ, lạc hậu, sợ trách nhiệm
? T đó hãy phân chia các nhân vật thành hai tuyến?
- Hoàng Việt, Lê Sơn, một số công nhân (những người tiên tiến) >< Nguyễn Chính, Trưởng phòng tài vụ, Quản đốc Trương (những kẻ bảo thủ)
*Củng cố:
?Nêu nội dung chính của vở kịch và của cảnh ba?
?Cảnh ba được xây dựng trên cơ sở tình huống và những mâu thuẫn nào?
?Kể tên các nhân vật ? Nêu sự phân chia các tuyến nhân vật?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiết 166:
+ Tìm hiểu nắm được sự phát triển của tình huống kịch.
+ Phân tích tính cách các nhân vật Hoàng Việt và Nguyễn Chính.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
@ Kiểm tra ngày: / /
File đính kèm:
- GA tuan 34.doc