A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục củng cố những tri thức phần tập làm văn nhất là ba kiểu bài trọng tâm của chương trình.
- Rèn kĩ năng tâọ lập văn bản,
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Chỉ ra sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một vănbản đã học?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 166 đến tiết 170, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 166 - Văn bản: Tổng kết tập làm văn (tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục củng cố những tri thức phần tập làm văn nhất là ba kiểu bài trọng tâm của chương trình.
- Rèn kĩ năng tâọ lập văn bản,
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Chỉ ra sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một vănbản đã học?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS
? Phần văn và tập làm văn có mối quan hệ như thế nào?
- Các văn bản được lựa chọn và sắp xếp song song với các kiểu bài. Vì thế học phần tập làm văn giúp ta hiểu các văn bản thuận lợi hơn và ngược lại
? Hãy lấy ví dụ minh họa?
- Học những kiến thức về văn tự sự giúp ta thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu văn bản tự sự như Chuyện người con gái Nam Xương, Lặng lẽ Sa Pa
? Phần Tiếng Việt liên quan ntn với phần văn và tập làm văn?
- Phần tiếng Việt cung cấp những tri thức về ngôn ngữ, vốn từ để giúp cho việc hiểu các văn bản thấu đáo hơn, việc viết văn tốt hơn
? Nêu ví dụ minh họa?
- Bài Từ địa phương giúp ta hiểu một số phương ngữ Nam Bộ -> tiếp cận tác phẩm Chiếc lược ngà thuận lợi hơn, từ đó viết văn nghị luận về tác phẩm này thuận lợi hơn
II. Các kiểu văn bản trọng tâm
1. Văn bản thuyết minh
? Đích biểu đạt của văn bản thuyết minh là gì?
- Cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh
? Muốn làm văn bản thuyết minh cần chuẩn bị những gì?
- Nghiên cứu tìm hiểu để có những tri thức đầy đủ, khách quan về đối tượng
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp
? Nêu các phương pháp thuyết minh phổ biến?
- Các phương pháp: Liệt kê, Nêu khái niệm, Dùng số liệu
? Ngôn ngữ văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
- Ngắn gọn, dễ hiểu
2. Văn bản tự sự
? Đích biểu đạt của kiểu văn bản tự sự là gì?
- Giúp người đọc hình dung được diễn biến của sự việc
? Văn bản tự sự được tạo thành từ những yếu tố nào?
- Các yếu tố : Nhân vật, sự việc, cốt truyện, ngôi kể...
? Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận?
- Yếu tố miêu tả giúp cho việc kể chuyện sinh động hơn, yếu tố nghị luận giúp nội dung văn bản sâu sắc hơn
3. Kiểu văn bản nghị luận
? Đích biểu đạt của văn bản nghị luận là gì?
- Bàn bạc, bày tỏ quan điểm của người viết về vấn đề
? Các yếu tố chính của văn bản nghị luận là gì?
- Luận điểm, luận cứ và lập luận
? Các yếu tố đó cần đảm bảo các yêu cầu gì?
- Chặt chẽ, xác đáng và giàu sức thuyết phục
? Nêu bố cục cơ bản của bài văn nghị luận?
- MB: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
- TB: Triển khai vấn đề qua hệ thống các luận điểm
- KB: Khái quát lại vấn đề, mở rộng, liên hệ
*Củng cố:
? Trình bày mối quan hệ giữa các phần trong trong chương trình ngữ văn?
? Nêu các nội dung cơ bản về 3 kiểu bài trọng tâm?
? Trình bày bố cục, cách làm bài nghị luận?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung đã ôn tập.
- Lập bảng hệ thống hóa các kiểu bài trọng tâm. - Chuẩn bị tiết 165:
+ Đọc và tóm tắt hành động kịch cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta.
+ Tìm hiểu tính cách nhân vật qua những lời thoại điển hình.
----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 167 - Văn bản: Tổng kết văn học
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố và hệ thống hóa kiến thức phần văn trong chương trình Ngữ văn THCS; Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam.
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức,
B. Chuẩn bị:
- Đọc Tiến trình văn học Việt Nam
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện trong tiết học
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
A. Khái quát về nền văn học Việt Nam
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
? Văn học dân gian ra đời và phát triển khi nào?
- Văn học dân gian ra đời và phát triển mạnh mẽ khi chữ viết chưa ra đời và vẫn tiếp tục phát triển đồng hành cùng văn học viết
? Vai trò của văn học dân gian trong cuộc sống?
- Là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần, trí tuệ của nhân dân, là kho tàng phong phú để văn học viết khai thác
? Kể tên một số thể loại chính của văn học dân gian?
- Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, câu đố ...
2. Văn học viết
a. Văn học chữ Hán
? Văn học chữ Hán ra đời và phát triển như thế nào?
- Xuất hiện từ buổi đầu của nền văn học viết, tồn tại qua thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) và có còn một số tác phẩm đầu thế kỉ XX
? Nội dung chính của văn học chữ Hán?
- Tuy tiếp thu văn hóa, tư tưởng Trung Quốc nhưng các tác phẩm văn học chữ Hán vẫn mang đậm bản sắc dân tộc
? Kể tên một số tác phẩm chữ Hán?
- Nam quốc sơn hà, Côn sơn ca, Truyền kì mạn lục...
b. Văn học chữ Nôm
? Nêu sự ra đời và phát triển của văn học chữ Nôm?
- Ra đơi khoảng thế kỉ XIII. Văn học chữ Nôm phát triển song hành cùng văn học chữ Hán, phát triển mạnh vào thế kỉ XVII - thế kỉ XIX
? Kể tên một số tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu?
- Truyện Kiều, Bánh trôi nước...
c. Văn học chữ quốc ngữ
? Chữ quốc ngữ ra đời vào thời gian nào?
- Từ thế kỉ XVII
? Chữ quốc ngữ tác động như thế nào đến văn học?
- Từ cuối thế kỉ XVIII được dùng để sáng tác văn học. Sang thế kỉ XX, chữ quốc ngữ dần trở thành văn tự độc tôn và duy nhất để sáng tác văn chương
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
? Văn học viết Việt Nam trải qua những giai đoạn phát triển nào?
- 3 giai đoạn:
+ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
+ Từ đầu thế kỉ XX đến 1945
+ Từ 1945 đến nay
? Trình bày những nét chính về các giai đoạn phát triển đó?
- Từ thế kỉ X đến hết Tk XIX(văn học trung đại): Phát triển trông lòng xã hội phong kiến, văn học phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn ...
- Từ đầu TK XX đến 1945: Giai đoạn hiện đại hóa nền văn học (chuyển từ thi pháp văn học trung đại sang văn học hiện đại)
- Từ 1945 đến nay: Văn học hiện đại chia làm 2 thời kì:
+ 1945 - 1975: Văn học kháng chiến tập trung phản ánh đát nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại
+ Từ 1975 đến nay: Văn học đổi mới, tiếp cận cuộc sống và con người sâu sắc hơn
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật
? Nêu những đặc sắc về nội dung?
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng
- Tinh thần nhân đạo cao cả
- Sức sống bền bỉ của dân tộc
? Vẻ đẹp nghệ thuật kết tinh ở đặc điểm nào?
- Vẻ đẹp tinh tế, dung dị, hài hòa, chất trữ tình trong trẻo
*Củng cố:
? Trình bày những bộ phận hợp thành nền văn học văn học Việt Nam?
? Văn học Việt Nam phát triển qua những giai đoạn nào?
? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung đã ôn tập.
- Tập phân tích các tác phẩm để chứng minh cho các nội dung đã tổng kết
- Chuẩn bị tiết 168:
+ Đọc nội dung hướng dẫn SGK.
+ Tìm hiểu các thể loại văn học.
---------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 168 - Văn bản: Tổng kết văn học (tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục củng cố những tri thức phần văn học; Hình thành những hiểu biết cơ bản về thể loại văn học.
- Rèn kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
B. Chuẩn bị:
- Tìm hiểu về cấc thể loại văn học.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày các bộ phận hợp thành và các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
B. Sơ lược một số thể loại văn học
1. Các thể thơ
a. Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
? Trình bày hiểu biết về thể cổ phong?
*Thể cổ phong:
- Là thể thơ tương đối tự do, chỉ có vần song cũng không chặt chẽ
? Kể tên các tác phẩm viết theo thể cổ phong?
- Côn Sơn ca, Chinhphụ ngâm khúc
? Thể Đường luạt là gì?
*Thể Đường luật:
- Thể thơ viết theo luật đặt ra từ thời Đường
? Thể Đường luật có mấy loại chính?
Ba dạng chính: bát cú,tứ tuyệt, trường luật
B. các thể thơ có nguồn gốc dân gian
? Trình bày hiểu biết về thể thơ dân gian?
Thể lục bát: Một câu sáu; một câu tám.
Tiếng 6 câu 6 vần với tiếng 6 câu 8
- Song thất lục bát: Hai câu 7 tiếng tiếng; cặp câu lục bát.
2. Các thể loại khác
? Kể tên một số thể loại khác mà em biết?
-Truyện trung đại: Truyền kì mạn lục; Hoàng lê nhất thống chí
-Kí: Thượng kinh kí sự
- Truyện thơ nôm: Truyện Kiều
- Một số thể văn nghị luận: Hịch, chiếu, cáo, biểu.
III. Một số thể loại văn học hiện đại.
? Điền vào bảng sau các thể loại phù hợp?
-HS lên bảng điền.
Tự sự
Trữ tình
Kịch
Các thể loại có tính tổng hợp
- Truyện ngắn
- Truyện vừa
- Truyện dài
Tiểu thuyết
- Thơ tự do
Thơ văn xuôi
- Trường ca
- Bi kịch
- Hài kịch
- Chính kịch
- Truyện - kí
- Truyện thơ
- Kịch thơ
- Yêu cầu HS nhận xét
- HS nhận xét
- Giáo viện nhận xét chung
- HS lắng nghe, ghi nhớ
*Củng cố:
? Thế nào là thể loại văn học?
? Việc nắm chắc thể loại có ý nghĩa gì khi học một tác phẩm?
? Đọc một văn bản và phân tích đặc điểm thể loại?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung đã ôn tập.
- Tập phân tích đặc điểm thể loại của một tác phẩm văn học?
- Tích cực ôn tập phần văn nói chung, toàn bọ chương trình nói riêng để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp.
----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: / /2013
Ngày dạy: / /2013
Tiết 169 - 170 Kiểm tra tổng hợp học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
- Đánh giá được hệ thống kiến thức của học sinh về cả ba phần: Đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt và tập làm văn; Khả năng vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết yêu cầu của đề bài kiểm tra.
- Rèn kĩ năng trình bày, tạo lập văn bản.
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài.
B. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn tập theo nội dung đã được hướng dẫn.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Tổ chức cho HS kiểm tra
I. Đề bài:
Câu 1(1,5 điểm). Thành phần phụ chú dùng để làm gì? Chỉ ra thành phần phụ chú trong các câu sau:
a. Kim Lân, nhà văn của vùng quê Kinh Bắc, đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người nông dân yêu nước.
b. Ba cô gái - Nho, Thao, Phương Định - là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2 (3,5 điểm): Chép lại theo trí nhớ khổ thơ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác và viết đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ đó (Trong đoạn, có sử dụng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu)
Câu 3 (5 điểm): Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
II. Đáp án và biểu điểm:
1. Đáp án:
Câu 1:
- Thành phần phụ chú dùng để sung một số chi tiết cho câu (0,5 điểm)
- Chỉ đúng phần phụ chú trong hai câu được 1 điểm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm):
+ Câu a: nhà văn của vùng quê Kinh Bắc
+ Câu b: Nho, Thao, Phưng Định
Câu 2:
- Chép đúng khổ thơ: 1điểm
- Đoạn văn đảm bảo nội dung: Cảm xúc ngưỡng mộ kính yêu, biết ơn cũng như niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả cũng như của nhân dân Việt Nam với Bác (1,5 điểm)
- Sử dụng đúng phép liên kết theo yêu cầu: 1 điểm.
Câu 3.
a. Đáp án:
- Gới thiệu được những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Phân tích được diễn biến tâm trạng của Nhĩ từ đó thấy được ý nghĩa triết lí của tác phẩm. Cần đảm bảo những ý chính sau:
+ Trong buổi sáng cuối đời, Nhĩ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và thân quen qua khung cửa sổ -> Thức tỉnh con người phải biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương, xứ sở.
+ Từ cảm nhận của Nhĩ về Liên và những người hàng xóm -> Thức tỉnh con người phải biết trân trọng quê hương, gia đình vì đó là bến đỗ cuộc đời, là hạnh phúc đích thực
+ Từ suy ngẫm của Nhĩ về việc con trai anh sa vào đám chơi phá cờ thế, bỏ lỡ chuyến đò ngang sang bãi bồi bên kia sông -> Thức tỉnh con người tránh xa những cái chùng chình vòng vèo để đến với những giá trị hạnh phúc đích thực.
b. Biểu điểm:
Từ 4 -> 5 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sinh động, hấp dẫn, có thể còn sai sót nhỏ.
3,5 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài tuy nhiên bài viết còn thiếu ấn tượng sâu đậm; Còn lỗi diễn đạt.
2,5 -> 3 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đề bài song văn viết thiếu hấp dẫn; Đôi chỗ diễn đạt chưa thật thoát ý.
2 điểm: Chưa đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu của đề bài; Diễn đạt còn vụng về.
1 điểm: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài; Nội dung bài viết sơ sài; Diễn đạt yếu.
*Củng cố:
- Giáo viên thu bài, nhận xét ý thức làm bài
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập kiến thức ngữ văn kì II và cả năm.
- Chuẩn bị tiết 171:
+ Sưu tầm những bức thư, điện chúc mừng, thăm hỏi
+ Đọc kĩ nội dung bài học SGK.
---------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GA tuan 35 - 2012.doc