A. Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài, ôn lại kiến thức đã học ở lớp 6.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
3. Bài mới
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 70 Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài, ôn lại kiến thức đã học ở lớp 6.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
3. Bài mới
II.Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức
- Nhắc lại những kiến thức đã học ở lớp 6: ngôi kể là gì?Thế nào là ngôi kể thứ nhất?Ngôi thứ 3 ? ( Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng trong khi kể chuyện. Ngôi thứ 1 : người kể xưng tôi ; Ngôi thứ 3 : người kể giấu mặt)
- Hướng dẫn học sinh đọc sgk/22)
-Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể này như thế nào?
( kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”; người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trãi qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng,ý nghĩ riêng của mình.) → →
- Em hãy kể tên các văn bản tự sự đã học ở lớp 6- lớp 9 được kể theo ngôi thứ nhất? (Lớp 6 : Dế mèn phiêu lưu ký; Buổi học cuối cùng; Bức tranh của em gái tôi; Lớp 7 : Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Hai cây phong; Lớp 9 : Chiếc lược ngà, Cố hương)
-Đọc đoạn trích trong sgk/192 →
-Đoạn trích kể về ai và kể về những việc gì?(kể giờ phút chia tay giữa họa sỹ, cô kỹ sư và anh thanh niên)
-Ai là người kể câu chuyện trên? ( Người kể không xuất hiện, không phải là môt trong 3 nhân vât của đoạn trích)
- Những dấu hiệu cho nào cho ta biết đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
( Trong đoạn trích các nhân vật được gọi tên bằng tên của mình ( nhà họa sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên)
Trong đoạn văn các nhân vật đều được miêu tả một cách khách quan(anh thanh niên vừa vào, kêu lên…, cô kỹ sư mặt đỏ ửng…, bỗng nhà họa sỹ già quay lại…)
Nếu người kể là 1 trong 3 nhân vật thì ngôi kể và lời kể phải thay đổi. Hoặc xưng tôi, hoặc xưng tên 1 trong 3 nhân vật đó để kể chuyện. Như vậy trong chuyện này người kể ở đây là “vô nhân xưng” không xuất hiện trong câu chuyện, nên câu chuyện được kể theo ngôi thứ 3) →
*Chuyển :Như vậy trong văn tự, người kể có thể tự chọn cho mình những vị trí
khác nhau để kể lại câu chuyện cho thích hợp. Vậy vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự được thể hiện như thế nào ta tiếp tục tìm hiểu. → ghi →
-Chú ý ở đoạn trích ta vừa tìm hiểu ở những câu: “giọng cười đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ ta gặp nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào? Về ai? ( là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện như nhập vào nhân vật để nói hộ suy nghĩ, tình cảm của anh ta, nhưng đó vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên, mà là tiếng long của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều)
-Tại sao nói người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, và biết hết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật?
(HS thảo luận :
Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện : Không phải là 3 nhân vạt trong truyện, là người giấu mình, nhưng có mặt ở khắp nơi trong văn bản.
Căn cứ vào điểm nhìn : Khi trình bày , miêu tả sự việc người kể chuyện thường gắn với 1 điểm nhìn nào đó. Ở đây điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện. trong đoạn trích này, điểm nhìn của người kể là điểm nhìn thấu suốt, điểm nhìn mà người kể có mặt ở khắp nơi, thấy hết tất cả mọi hành động, hiểu hết mọi tư tưởng tình cảm của nhân vật và thường đưa ra cách nhận xét và đánh giá về họ.
Căn cứ vào lời văn : linh hoạt tự do.)
-Vậy en hãy nhắc lại tác dụng của ngôi kể thứ 3 qua vd trên?(người kể giấu mặt, kể tự do linh hoạt những gì diễn ra với nhân vật)
-Kể tên các các VB đã học ở sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 được kể theo ngôi thứ 3? (Các tác phẩm truyện trung đại)
_Qua các VD vừa tìm hiểu em hiểu như thế nào là nhân vật kể chuyện?(là người đứng ra để kể câu chuyện trong tác phẩm, họ có thể xuất hiện dưới những hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau)
-Vậy theo em người kể có vai trò gì? ( HS trả lời) → chốt ghi →
-Như vậy trong tự sự người kể chuyện và ngôi kể có quan hệ như thế nào?
(Quan hệ gắn bó, cũng là sự việc ấy nhưng nếu thay đổi ngôi kể thì nội dung hiện thục được phản ánh và ý nghĩa của câu chuyện có thể rất khác nhau.)
III. Hoạt động 3 : Ghi nhớ.
-Nêu tác dụng của hình thức kể chuyện theo ngôi thứ 3?
-Nêu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Cho HS thực hiện phần ghi nhớ → ghi bảng →
Đậm đà chất trữ tình, khéo léo kết hợp giữa tự sự và bình luận.
Xây dựng tình huống truyện hợp lý, kể truyện tự nhiên.
Hệ thống nhân vật không tên tuổi gây ấn tượng mạnh.
-Em hãy nêu chủ đề của truyện? ( Ghi nhớ sgk/ 189)
IV. Hoạt động 4 : Luyện tập.
HD HS làm bài tập trong SGK / 113.
Xác định người kể ;là ai? Kể theo ngôi nào?
Nêu ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này?
Yêu cầu chuyển ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ 1 và kể.
V. Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò :
Nhắc lại nội dung chính của bài học.
Học bài, làm BT ở sách GK
Soạn bài “Chiếc lược ngà”.
A.Tìm hiểu bài
I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bạn tự sự:
1. Ngôi kể:
VD sgk/22
-Xưng tôi→ngôi thứ 1
VD sgk/192
-Nhà họa sỹ.
-Anh thanh niên.
-Cô kỹ sư.
→ Ngôi thứ 3
2.Vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự:
-Dẫn dắt người đọc vào câu chuyện
II. Ghi nhớ :
B. Luyện tập:
File đính kèm:
- T 70-V9.doc