A. Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, tài liệu liên quan, tác phẫm
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Kiểm ra vở soạn
3. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6180 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 91, 92: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II
Tiết 91-92 Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, tài liệu liên quan, tác phẫm
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Kiểm ra vở soạn
3. Bài mới :
II. Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
-Tóm tắt vài nét về tác giả? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm ?
(Chu Quang Tiềm bàn về đọc sách lần này không phài là lần đầu. Bài viết này là kết quà của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước, muốn truyền lại cho thế hệ sau. Bài viết khá dài, gồm 7 đoạn với những lý lẽ phong phú, sâu sắc, kết hợp những hình ảnh so sánh, liên tưởng sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu.).
-HD HS đọc văn bản.
-Theo em văn bản được trình bày bằng những phương thức biểu đạt nào?
(Nghị luận )
-Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?(bàn về đọc sách)
-Đoạn trích là 1 văn bản có bố cục chặt chẽ và hợp lý, em hãy chỉ ra bố cục của VB? ( 3 phần :
Phần 1: Từ đầu…thế giới mới: khẳng định tầm qua trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
Phần 2 : tiếp theo….tiêu hao lực lượng: những khó khăn, các nguy hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
Phần 3: Cuối :Cách chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
*Chuyển: Để hiểu rõ về vấn đề được nêu ra trong VB “Bàn về đọc sách”ta cùng phân tích →
+Đọc đoạn 1 của VB?
-Qua lời bàn của tác giả, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
(Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu, di sản mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm nay)
-Vì sao tác giả lại quả quyết rằng “Nếu chúng ta mong muốn tiến lên….làm điểm xuất phát”?(Bảng phụ) (Điều đó có nghĩa là việc đọc sách giúp chúng ta khám phá và sử dụng kho tàng của nhân loại (những tinh hoa trí tuệ, tư tử, tâm hồn của nhân loại) những thành tựu , những hiểu biết những việc làm và cách làm để thúc đẩy cuộc sống tiến lên, để đi tiếp con đường mà nhân loại đang đi.)
-Tại sao tác giả nhấn mạnh : “Đọc sách là cách trả món nợ…mới thu nhận được”? (Ghi chi tiết bảng phụ) (Đọc sách là… ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại…Đọc sách là….hưởng thụ các kiến thức, lời dạy… nhằm phát hiện ra thế giới mới.)
+HS thảo luận và trả lời, GV chốt:
*Chốt: Mỗi quyển sách, trăm ngàn quyển sách thuộc các môn khoa học, văn học nghệ thuật đã tích tụ khinh nghiệm và tư tưởng của cha ông hàng năm để tặng lại cho chúng ta, những thế hệ sau biết bao điều quý báu, bao lời dạy thiết thực. Đọc sách lắng nghe và làm theo những lời dạy trong đó, thế hệ trẻ ngày nay sẽ làm vừa lòng thế hệ đi trước, đáp lại thành tích của cha ông. Đọc sách, làm theo lời dạy, rút kinh nghiệm theo những diều nhân loại đã dút kết, để nối tiếp con đường nhân loại đang đi, chính là cách mà những người được hưởng thụ di ản tinh thần nhân loại đền ơn đáp nghĩa các thế hệ đi trước.
-Như vậy theo em đọcc sách có ý nghĩa và tác dụng như thế nào? →
*Chốt-Bình : Đọc sách là cách thiết thực, chủ đậng, hiệu quả để mỗi chúng ta làm được cuộc trường chinh vạn dạm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới, việc đọc sách nhằm nâng cao nhận thứ bồi bồ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động để lớn lên về tinh thần, trưởng thành trong cuộc sống.
-Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ và chuẩn bị trên con đường học vấn . Vậy em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? (Những tri thức về tiếng Việt và VB, giúp ta có kỹ năng sử dụng đúng, hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói, viết, có kỹ năng đọc hiểu VB trong văn hóa đọc sau này của bản thân)
*Chuyển:Đọc sách là tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, việc đọc sách gặp những khó khăn và nguy hai dễ gặp đó , cụ thể là gì, đề hiểu rõ hơn chúng ta cùng chuyển sang phần 2→ Ghi bảng
+Đọc đoạn 2
- Theo em đọc sách có dễ kg? vì sao? (Trong tình hình hiện nay, việc đoc sách cũng càng ngày càng không dễ.)
-Tác giả đã nêu ra những cái hại thường gặp trong việc đọc sách là gì?
→ ghi mục a
(Tác giả nêu 2 cái hại thường gặp: Sách nhiều khiến không chuyên sâu; sách nhiều khiến người đọc lạc hướng)
-Cái hại thứ nhất được phân tích qua những lý lẽ nào?
-Sử dụng hình ảnh so sánh, ví von “liếc qua, tuy rất nhiều nhưng đọng lại ít giống như…mà sinh ra cả” có tác dụng gì? (sử dụng cách viết giàu hình ảnh như thế nhằm tăng tính thuyết phục, tạo sức hấp dẫn cho VB)
-Cái hại thứ 2 được phân tích qua những lý lẽ nào?
-Để tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho bài viết, tác giả đã sử dụng những cách ví von cụ thể như thế nào?
-Từ việc phân tích hai cái hại thường gặp trong đọc sách, em rút ra được lời khuyên gì? ( không nên dọc tràn lan, thiếu mục đích, lãng phí thới gian và sức lực ) → ghi
*Chuyển: Để tránh cái nguy hại trong việc đọc sách, ta tiếp tục tỉm hiểu→ ghi
mục b
-HS đọc đoạn 3/5
-Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hệu quả thì phải biết chọn lựa sách mà đọc. Theo tác giả nên lựa chọn sách như thế nào?(chọn sách để đọc có kiền thức phổ thông; sách đọc để trao dồi học vấn chuyên môn)
-Theo tác giả đọc thế nào để có kiến thức phổ thông?(là đọc rộng ra theo yêu cầu các môm học và măn đầu đai học, mỗi môn phải chọn từ 3-5 quyển xem cho kỹ, tổng cổng cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển…kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế gới hiện đại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.)
-Vì sao tác già đặt vấn đề “đọc để có kiến thức phổ thông?( Vì đây là yêu câu bắt buộc đối với hs các bậc trung học và năm đầu đại học. Ngay cả các nhà học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông)
-Thế nào là cách đọc để trao dồi chuyên môn? (đọc sách chuyên 1 học vấn, đào tạo chuyên sâu 1 lĩnh vực khoa học cụ thể)
-Vậy em có đồng ý với cách lựa chọn 2 loại sách đọc như trên không?Vì sao? ( đồng ý vì nó phù hợp và có lợi) → →
*Chuyển: Lựa chọn sách để đọc là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cùng với vấn đề này tác giả còn bàn về phương pháp đọc sách, hướng dẫn chúng ta theo một vài cách đọc sách hữu ích. Dó là những cách đọc như thế nào chúng ta sang phần 3→ ghi
+Đọc bằng mắt phần 3 của VB
-Ở phần này em thấy cụ thể tác giả khuyên đọc sách như thế nào? (Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ, đọc ít mà kỹ, không nên đọc lướt qua, lựa chọn savch1 phù hợp với lứa tuổi, trình độ yêu cầu học vấn của bản thân. Trong quá trình đọc, phải vưa đọc vừa suy nghĩ, nhất là những quyển sách có giá trị. Có vậy mới thu lượm được nhiều tinh túy, cảm nhận được tư tưởng của người viết sách gởi cho ta. Không nên đọc 1 cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân, mà cần đọc có hệ thống và có kế hoạch. Thậm chí, đối với 1 người nuôi chí lập nghiệp 1 môn lập nghiệp thì đọc sách là 1 công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ, không nên chỉ đọc để trang trí bộ mặt, gặp sách nào đọc sách nấy, tiếp thu hời hợt, bỏ phí nhiều kiến thức)
-Qua lời khuyên tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về cách đọc sách này?(đề cao việc ít, đọc kỹ, phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt)
-Em có nhận xét gì về cách lập luận ở đoạn 3 này?(sử dụng cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể vừa thú vị, cách trình bày đạt lý thấu tình, các ý kiến nhận xét đưa ra xác đáng, có lý lẽ vừa chặt chẽ vừa sinh động dễ hiễu)
-Không chỉ khuyên ta cách đọc sách đúng, mà tác giả còn khuyên ta điều gì nữa?(Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức, đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người nữa) →
-Ngoài những lời khuyên “chọn tinh, đọc kỹ”tác giả còn khuyên đọc kết hợp cả sách chuyên môn với sách thường thức phổ thông? ( Hs trả lời+GV nhận xét) *Chốt: Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định thật đúng rằng: “Trên đời, không có học vấn nào là cô lập, tách rời với các học vấn khác” Vì thế “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trãi của 1 học giả lớn.
-Để tăng tính thuyết phục tác giả đã sử dụng cách nói giàu hình ảnh “nếu một người….không tìm được lối thoát”
III. Hoạt động 3 : Ghi nhớ
-Bài viết này có sức thuyết phục cao, theo em điều ấy được tạo nên từ yếu tố nào?
Từ nội dung bài viết cho dến cách trình bày của tác giả đều đạt ký thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt vừa sinh động vưa dễ hiểu.
Bố cục bài viết chặt chẽ hợp lý, các ý được dẫn dắt tự nhiên. Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2, 3 là giải quyết vấn đề, không có phần kết thúc do đây là đoạn trích chứ không phải là một VB trọn ven.
Sử dụng cách viết giàu hình ảnh qua cách ví von vưa thú vị vừa cụ thể như ở phần 2 của đoạn trích.
-Nội dung chính của bài viết là gì?(Hs trả lời→ ghi nhớ)
IV. Hoạt động 4 : Luyện tập
- HD HS làm bài tập 1 /7: Điều thấm thía sau khi học bài này là : Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy nâng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọc rộng vá đọc sâu, giữa 2 loia5 sách thường thức và sách chuyên môn. Đọc phải có kế hoạch, có mục đích, phải vừa đọc vừa nghiềm ngẫm kỹ.
V. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Học bài làm BT ở Sbt.
- Soạn bài “Khởi ngữ”
A.Tìm hiểu bài:
I.Tác giả_Tác phẩm:
II.Kết cấu tác phẩm:
III.Phân tích:
1.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
-Tích lũy nâng cao vốn tri thức.
2. Những khó khăn của việc đọc sách trong tình hình hiện nay :
a.Các trở ngại:
→Thiếu mục đích, lãng phí thơi gian sức lực.
b.Chọn sách:
-Phù hợp, có lợi.
-Phù hợp, có lợi ích.
3.Phương pháp đọc sách:
-Chọn tinh, đọc kỹ, đọc ít mà kỹ.
→Rèn luyện tính cách học làm người.
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/7
B. luyện tập :
File đính kèm:
- T 91-92-V9.doc