A. Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 93: Khởi ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93 Khởi ngữ
Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới
II.Hoạt dộng 2 : Hình thành đơn vị kiến thức
-Đọc Vd sgk/7 (Chép lên bảng phụ)
-Xác định CN, VN trong các VD a, b, c?
-Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN trong VD a, b, c, cụ thể về vị trí, về quan hệ với VN?
a)… còn anh, anh / không…xúc động.
b)Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
c)Về các thể văn… văn nghệ, chúng ta có thể tin…giàu và đẹp
(Về vị trí: Đứng trước chủ ngữ; về quan hệ với VN: không có quan hệ C-V với VN)
-Gọi các từ in đậm là khởi ngữ. Em hiểu thế nào là khởi ngữ?
-Xác định khởi ngữ trong các VD sau:
Là học học sinh, chúng ta phải chăm chỉ học tập.
Nhà tôi, tôi ờ. Cơm tôi, tôi ăn. Tiền tôi, tôi sài.
Bánh mỳ, nó ăn hết hai cái.
-Cho các quan hệ từ “về, đối với, thì”. Trước khởi ngữ có thể thêm quan hệ từ nào? Sau khởi ngữ có thể thêm quan hệ từ nào?
(Khỡi ngữ thường được phận biệt với với CN của câu bằng các quan hệ từ “về, đối với” có sẵn hoặc có thể thêm chúng vào trước khởi ngữ, sau khởi ngữ có thể thêm quan hệ “thì”.
-Hãy nêu thêm các quan hệ từ vào các VD sau:
Tôi. Tôi xinh chụi . → Đối với tôi, tôi xinh chụi.
Điều này, ông khổ tâm hết sức. → Đối với điều này, ông khổ tâm hết sức.
Còn tôi, tôi không có ý kiến gì. → Về tôi, tôi không có ý kiến gì.
*Mở rộng: +Khởi ngữ có thể được lặp lại bằng đại từ.
VD : Hăng hái học tập, đó là đức tình tốt của học sinh.
+Khởi ngữ có thể được lặp lại bằng chính nó.
VD: Sống, chúng ta mong được sống làm người.
-Nhận xét về ý nghĩa các câu sau:
a) Tôi cũng giàu rồi.
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Câu 1 không có khỡi ngử, câu 2 có khởi ngữ, 2 câu đều thể hiện 1 nội dung)
-Tuy 2 câu cùng nói về 1 nội dung, nhưng câu nào gây chú ý cho người độc hơn vì sao? (câu 2, thông thường khởi ngữ là một bộ phận trong câu nhưng người viết đã đưa lên đầu câu nhầm đạc hiểu quả cao trong giao tiếp. Nói một cách khác khi người viết muốn nhấn mạnh một bộ phận nào đó trorng câu thì bộ phận đó được đưa lên làm khởi ngữ. Như vậy khởi ngữ là một bộ phận gây chú ý cho người đọc)
- Vậy khởi ngữ có tác dụng gì trong câu qua các ví dụ vừa tìm hiểu? (nhấn mạnh , nêu lên đề tài được nói đến trong câu)→ ghi
III Hoạt động 3: Ghi nhớ
-Em hãy nhắc lại thế nào là khởi ngữ? Đặc điểm của Khởi ngữ? Tác dụng của khởi ngữ?
-HS trả lởi, GV nhận xét → Ghi nhớ /8
IV. Hoạt động 4 : Luyện tập
-Chuyển các câu sao thành các câu có khởi ngữ:
Mỗi cân gạo này giá 4000 đồng→ Gạo, mỗi cân giá 4000 đồng.
Tôi luôn có sẳn tiền trong nhà. → Tiền, tôi luôn có sẳn trong nhà
Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội. → Sống, chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.
-Xác định câu có khởi ngữ trong VB “Bàn về đọc sách”.
V. Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò
-Nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Học bài làm bt ở sách bt.
-Soạn bài “Phép phân tích, phép tổng hợp”.
A.Tìm hiểu bài:
I.Đặc điểm, công dụng của khởi ngữ trong câu.
Vd: 1a,b,c /7
-Đứng trước CN.
-Thêm “về, đối với” ở phía trước, “thì” ở phía sau.
-Nêu lên đề tài được nói trong câu.
II.Ghi nhớ :
SGK /8
B.Luyện tập:
File đính kèm:
- Tiết 93 - V9 Khởi ngữ.doc