Tiết 1,2:
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Lê Anh Trà)
A, PHẦN CHUẨN BỊ
I, Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Tự lòng kính yêu tự hào về Bác học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II, Chuẩn bị
Phần thầy: ng/c tài liệu, soạn bài.
Phần trò: đọc bài, soạn giáo án.
B, PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP.
I, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài soạn của học sinh.
II, Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mang vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Tiết học hôm nay.
253 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 - Trường THCS Mường Lạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
Kết quả cần đạt
Thấy đựơc vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, để càng thêm kính yêu Bác Hồ tự nguyện học tập theo gương Bác.
Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.
Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Ngày soạn: 3/9/2007 Ngày giảng: 7/9/2007
Tiết 1,2:
Văn bản: Phong Cách Hồ Chí Minh
( Lê Anh Trà)
A, Phần chuẩn bị
I, Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Tự lòng kính yêu tự hào về Bác học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II, Chuẩn bị
Phần thầy: ng/c tài liệu, soạn bài.
Phần trò: đọc bài, soạn giáo án.
B, Phần thể hiện khi lên lớp.
I, Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài soạn của học sinh.
II, Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mang vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Tiết học hôm nay....
* Nội dung bài học
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Trình bày xuất xứ của văn bản?
Yêu cầu đọc to rõ ràng
GV đọc mẫu- HS đọc- HS nhận xét
Em hiểu thế nào là “ Phong cách” “uyên thâm” “Tiết chế”?
VB chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?
Đọc đoạn 1?
Đoạn văn khái quát vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh ntn? Bằng con đường nào người có được vốn văn hoá đó?
Vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng đó? ( Có được vốn văn hoá đó là do đâu?)
( Trong cuộc đời hoạt động CM Bác đã đi tới hơn 30 nước)
Tại sao Bác lại học nhiều thứ tiếng?
Bác đã học bằng cách nào?
( Kết quả thành thạo 12 thứ tiếng)
Bác làm nhiều nghề là những nghề gì? ở nước nào?
Em có biết câu thơ nào viết về Bác?
Tác giả nhận xét mức độ tiếp nhận văn hoá vủa Bác như thế nào?
Vì sao tác giả khẳng định Bác có trình độ kiến thức uyên sâu(Bác học trong công việc lao động mọi nơi mọi lúc)
Qua pt em cảm nhận được gì về vốn tri thức nhân loại của Bác?
Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
Vì sao có thể nói như vậy?(Tinh hoa Hồng Lạc đúc nên giờ mặt khác tinh hoa nên nhân loịa cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh)
Cách trình bày đoạn văn trên có gì đáng chú ý?
Em có cách nhận xét gì về cách tiếp thu văn hoá của Bác?
Em có thái độ như thế nào trước cách ăn mặc và lối sống của Bác?
Em học tập được gì qua sự tiếp thu vốn văn hoá nhân loại của Bác?(Đất nước đang trên con đường hội nhập nhưng không hoà tan)
Tiết 2
Đọc đoạn 2
Lối sống của Bác được biểu hiện qua những phương diện nào?
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Giữa chốn đô thành phồn hoa tại sao nơi ở của Bác lại là gian nhà sâu nhỏ?Có ý nghĩa gì?
ở cương vị là chủ tịch nước nhưng em thấy nơi ở làm việc trang phục ăn uống của Bác có gì đặc biệt?
Tố Hữu đã ca ngợi lối sống của Bác qua những câu thơ nào?
(Cuộc sống 1 mình không xây dựng gia đình cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân)
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ. Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi giới thiệu lối sống của Bác?
Nghệ thuật so sánh bbình mang lại hiệu quả gì?
Qua cách lập luận trên em cảm nhận gì về lối sống của Bác?
Cách sống đó gợi tình cảm nào cho chúng ta về Bác?
Nét đẹp trong lối sống của Bác gợi cho em liên tưởng đén cách sống ?
Em hiểu như thế nào về lối sống đó?
Em thấy lối sống của Bác và các vị hiền triết có gì giống và khác nhau?
(Va trong cả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội)
Tác giả bình luận như thế nào khi giới thiệu phong cách sống của Bác?
Em hiểu như thế nào về lối sống không tự thần thánh hoá khác đời hơn đời?
Theo tác giả cách sống bình dị của Bác là”Một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống”Em hiểu như thế nào về nhận xét này?
Tại sao tác giả lại có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
Một lần nữc ta khẳng định thêm điều gì về lối sống của Bác?
Nên nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của bài văn?
Văn bản đã cung cấp cho em những hiểu biết nào về Bác?
Tìm và đọc những câu truyện kể về lối sống giản dị của Bác?
I, Đọc và tìm hiểu chung
1, Xuất xứ
Lê Anh Trà; phong cách Hồ Chí Minh- cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá dân tộc Việt Nam-Viện văn hoá xuất bản
2, Đọc
-Phong cách: lối sống cách sinh hoạt làm việc ứng sử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người.
-Uyên thâm: có trình độ KT rất sâu.
-Tiết chế:hạn chế quỹ không vượt quá mức.
3, Chia đoạn
2 phần: - Từ đầu đến hiện đại
Còn lại
II, Phân tích văn bản.
1, Nét đẹp văn hoá của Hồ Chí Minh
+ Tiếp xúc văn hoá nhiều nước, nhiều vùng...ghé lại nhiều hải cảng...thăm ChâuPhi...á...Mĩ,sống...Anh...Pháp...nói viết nhiều thứ tiếng...làm nhiều nghề
-> Không phải là trời cho một cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác dày công học tập rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm. Suốt cuộc đời CM đầy gian truân đi nhiều và tiếp xúc nhiều văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng.
-> Là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu giao lưu văn hoá đối với các nước dân tộc trên thế giới
- Tự hhọc
- Làm bồi bàn, cuốc tuyết, rửa ảnh . Đời bồi bàn lênh đênh theo sóng bể. Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi, những đất tự do, những trời nô lệ, những con đường CM đang đi tìm.
( Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
- ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu biết nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới sâu sắc như Bác Hồ...uyên thâm
- Bác có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán tiêu cực.
* Vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng và phong phú.
+ Tất cả ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc không lay chuyển được... nhân cách Việt Nam, lối sống bình dị rất Việt Nam rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
-> Hồ Chí Minh kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau thống nhất một con người là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
-> Kể kết hợp với bình luận.
* Tiếp thu chọn lọc sáng tạo giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
-> Càng tự hào kính trọng Bác.
-> Vẻ đẹp văn hoá của HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
2, Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi ở, làm việc trang phục, ăn, uống
+ Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ...có vài phòng tiếp khách...họp... làm việc...ngủ
+ Bộ quần áo bà ba nâu...áo trấn thủ...đôi dép thô sơ...va li con...vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
+ Cá kho...rau luộc, dưa gém...cà muối, cháo hoa
Kể, liệt kê, bình luận
-> Tiếp thu bản sắc dân tộc: Dân tộc thái ở nhà sàn-> độc đáo.
Đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- trang phục ăn uống giản dị đạm bạc
+ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bề bỉ đậm đà
Bác Hồ đó ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông thanh thản một vùng trời
+ Nơi Bác ở dàn mây vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Anh dắt em vào cõi Bác xưa...
-> Kể, liệt kê, bình, so sánh
“ Quả như... “ cổ tích”
-> Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại với bình dị.
Có lối sống giản dị đạm bạc
-> Thêm cảm phục thương nhớ về Bác hơn
- Các vị hiền triết trong cuộc sống Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
-> Cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
+ Giống: Không phải tự thần thánh hoa làm cho khác đời tự tạo ra lập dị mà là cách an dưỡng tinh thần.
+ Khác: Các nhà hiền triết ẩn dật chán cuộc sống thực tại. Là lối sống của một con người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến.
- Nếp sống giản dị...thể xác.
-> Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thanh nhân siêu phàm không tự đề cao mình.
-> Quan niệm thẩm mĩ, quan niệm về cái đẹp. Với Bác sống như thế là đẹp, mọi người thấy đẹp.
-> Sự bình dị gắn với thanh cao trong sạch tâm hồn không phải chứa đựng toan tính vụ lợi sống thanh bạch, giản dị. Thể xác không phải chịu ham muốn bằn tiện.
* Thanh cao sang trọng
III, Tổng kết ghi nhớ
- Kết hợp kể và bình luận chọn lọc chi tiết tiêu biểu so sánh với bậc danh nhân
Vốn văn hoá sâu sắc kết hợp với hiện đại dân tộc. Sống bình dị trong sáng.
IV, Luyện tập
Đôi dép cao su
Bát cháo trứng
III, Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
Học ghi nhớ,soạn bài đấu tranh...
Chú ý câu 1,2,3 tìm hiểu phần chú thích.
Ngày soạn: 5/9/2007 Ngày giảng: 8/9/2007
Tiết 3
các phương châm hội thoại
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1.Phần thầy:Nghiên cứu bài, soạn giáo án
2.Phần trò:đọc bài trước
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời,nhưng người tham gia vào giao tiếp cầm phải tuân thủ nếu không dù câu nói không mắc lỗi về ngữ âm ngữ pháp giao tiếp cũng sẽ không thành công.Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại nào tiết học hôm nay...
*Nội dung bài mới.
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Gọi HS đọc đoạn đối thoại
Khi An hỏi “ Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không?
Điều bạn An muốn biết là gì?
Em là Ba em sẽ trả lời ntn
Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
( Khi nói câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi)
Lớp 6 em đã học truyện “Lợn cưới áo mới”. Hãy kể lại chuyện đó?
Vì sao truyện này lại gây cười?
Lẽ ra anh có lơn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời ntn?
Như vậy cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
( Nói đúng, nói đủ không thừa không thiếu là đạt phương châm về lượng)
Đọc truyện cười sgk
Truyện cười này phê phán điều gì? Chi tiết nào, câu nói nào nói sai sự thật?
Vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô bạn ấy nghỉ vì ốm không?
Nếu chưa có bằng chứng cụ thể nên nói ntn để thầy biết lí do?
Vậy ngoài việc đừng nói những điều mà mình không tinlà đúng sự thật cần chú ý điều gì?
Vận dụng phương châm về lượng để phân tích các lỗi sau?
( Sử dụng từ ngữ trùng lặp thêm từ ngữ mà không thêm một nội dung nào)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào ô trống?
Đọc truyện cười
Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt như vậy?
Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
( Đều chỉ cách nói nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất)
I. Phương châm về lượng
*VD:
-Xét về hội thoại câu nói không mắc lỗi. Đây là những câu nói rút gọn đáp ứng thông tin trả lời câu hỏi của An. Nhưng xét về nội dung (chất lượng câu trả lời) thì câu trả lời không mang nội dung mà An cần biết (mơ hồ chưa đáp ứng được yêu cầu,1 sự việc hiển nhiên.
-Một địa điểm cụ thể nào đó:bể bơi,sông hồ...
Tớ học bơi ở bể bơi của huyện
-Nói mà không có nội dung dĩ nhiên là 1 hiện tượng không bình thường trong giao tiếp vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải 1 nội dung nào đó.
Truyện cười: Lợn cưới áo mới
-Cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói (thừa từ cưới và từ lúc tôi mặc cái áo mới này)
-Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
-Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
-> Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
*Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải có đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.Không thừa không thiếu.
II. Phương châm về chất
*Truyện cười
Phê phán tính nói khoác
-Quả bí to bằng cái nhà
-Cái nồi đồng to bằng cái đình
*Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
-> Không. Vì không đủ bằng chứng xác thực chưa có cơ sở để xác định là đúng.
-Hình như bạn ấy ốm
-Em nghĩ là...
-Có lẽ bạn ấy...
*Trong giao tiếp...
hay không có bằng chứng xác thực
*Ghi nhớ:sgk
III.Luyện tập:
Bài tập 1:
a, Thừa cụm từ: “ Nuôi ở nhà” bởi vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà
b, Tất cả các loài chim đều có hai cánh vì thế có hai cánh là một cụm từ thừa.
Bài tập 2:
a, Nói có sách, mách có trứng
b, Nói dối d, Nói nhăng nói cuội
c, Nói mò e, Nói trạng
-> Phương châm hội thoại về chất.
Bài tập 3:
- Rồi có nuôi được không? người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( Hỏi một điều rất thừa)
Bài tập 4:
a, Nhằm nói cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b, Để nhấn mạnh hơn hay chuyển ý dẫn người dẫn cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết.
Bài tập 5:
- Ăn đơm nói đặt: Vu khống đặt điều
bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói mà không có căn cứ
- Ăn không nói có: Vu khống bịa đặt
- Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng linh tinh không xác thực.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả
Khua môi múa mép: Nói lăng ba hoa khoác lác
III, Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà
Học ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập 5
Đọc bài: Các phương châm hội thoại( Tiếp)
Ngày soạn: 6/9/2007 Ngày giảng: 8/9/2007
Tiết 4:
sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay
Rèn kĩ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
II. Chuẩn bị:
1.Phần thầy: Nghiên cứu bài,soạn giáo án
2.Phần trò: Đọc bài trước
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: ở lớp 8 các em đã được học các phương pháp thuyết minh nào?
Đáp án: Phương pháp thuyết minh bao gồm: Nêu định nghĩa, liệt kê , so sánh, nêu ví dụ số liệu , phân loại, phân tích.
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: ở lớp 8 em đã học một số phương pháp thuyết minh. Ngoài phương pháp thuyết minh đã học văn bản thuyết minh cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Để giúp các em hiểu và s/d được... bài học hôm nay...
*Nội dung bài mới.
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Văn bản thuyết minh là gì?
Đặc điểm chủ yếu của phương pháp thuyết minh là gì?
Em hãy cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng?
Đọc văn bản?
Văn bản trên đã thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
Văn bản có cung cấp về tri thức không?
Văn bản sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? Em hãy chỉ ra cụ thể trong văn bản?
Ngoài phương pháp liệt kê còn sử dụng phương pháp nào?
Hãy tìm yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
Tác giả tưởng tượng liên tưởng ntn để gt sự kì lạ của Hạ Long?
Tại sao đá nước và sự vật chỉ là vô tri vô giác mà tg lại viết hoa?
( sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?)
Sử dụng biện pháp nghệ thuật đó nhằm mục đích gì?
So sánh hai văn bản nếu bỏ hét các yếu tố ngệ thuật trên đi VB có sinh động hấp dẫn không?
Vậy ngoài phương pháp thuyết minh còn có sử dụng yếu tố nào giúp cho bài văn sinh động?
Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật này được sử dụng với mức độ nào? Có chủ yếu không?
( Các biện pháp này chỉ có tác dụng phụ làm cho văn bản thêm hấp dẫn dễ nhớ)
Đọc văn bản sgk?
Văn bản có tính chất thuyết minh không?
Tính chất ấy thể hiện ở nhứng điểm nào?
Em thấy trong văn bản những phương pháp nào được sử dụng?
Bài thuyết minh có nét gì đặc biệt?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
Đọc đoạn văn
Nhận xét biện pháp ngghệ thuật sử dụng để thuyết minh?
I, Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1, Ôn tập văn bản thuyết minh
- Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm tính chất nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật tự nhiên XH bằng phương thức trình bày giới thiệu giải thích.
- Cung cấp tri thức khách quan
Phổ thông
Định nghĩa, ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh phân loại, phân tích.
2, Viết văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
* Văn bản: Hạ Long đá và nước
Sự kì lạ của Hạ Long
- Có
- Liệt kê
Có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy...có thể thong thả...
-> Phương pháp miêu tả.
- Chính nước làm cho đá...
- Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách.
- Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách tuỳ theo cả ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động biến hoá đến lạ lùng
- Nghệ thuật nhân hoá biến chuyển từ những vật vô tri vô giác thành vật sống động có hồn.
- Văn bản sinh động hấp dẫn- vẻ đẹp hấp dẫn kì lạ thế giới sống có hồn.
- Không
* Muốn cho bài văn sinh động hấp dẫn người ta vận động thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện tự thuật đối thoại theo nối ẩn dụ nhân hoá hoặc các hình thức vè diễn ca.
* Thích hợp- góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
-> Chú ý không thay thế được bản thân sự thuyết minh và cung cấp tri thức khách quan chính xác về đối tượng
* ghi nhớ: sgk
II, Luyện tập
Bài tập 1:
- Có tính chất thuyết minh vì cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
Giới thiệu loài ruồi có hệ thống có tính chất chung về họ giống loài, các tập tính sinh sống sinh đẻ, đặc điểm cơ thể. Cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh ý thức diệt ruồi.
- Định nghĩa: Phân loại các loài ruồi
Số liệu, liệt kê
b,
- Về hình thức: Giống VB tường thuật 1 phiên toà.
- Về cấu trúc: Giống như 1 biên bản cuộc tranh luận về mặt pháp lí.
- Về nội dung: Giống như 1 câu chuyện kể về một loài ruồi.
- Kể chuyện
Nhân hoá có tình tiết
Miêu tả ẩn dụ
- Gây hứng thú cho người đọc vừa là chuyện vui vừa học thêm tri thức.
Bài tập 2:
- Tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận ( Định kiến ) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chíng là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
* Củng cố:
III, hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà
- Học phần ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập 2
- Chuẩn bị phần I của tiết 5
Viết dàn bài chi tiết và viết phần mở bài
Ngày soạn: 9/9/2007 Ngày giảng: 12/9/2007
Tiết5:
Luyện Tập Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ Thuât
Trong Văn Bản Thuyết Minh.
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
Rèn kỹ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
1.Phần thầy:Nghiên cứu bài,soạn giáo án
2.Phần trò:đọc bài trước, làm bài tập, làm phần chuẩn bị ở nhà.
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra phần chuânt bị của học sinh.
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: ở tiết trước các em đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Để giúp các em vận dụng một số biện pháp nghệ thuật đó vào văn bản thuyết minh hôm nay.
*Nội dung bài mới.
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Xác định thể loại của đề bài trên?
Xác định các ý trong bài?
Yêu cầu HS trình bày phần dàn bài đã làm ở nhà?
( chú ý nội dung và hình thức)
Dựa vào các ý tìm được phát triển các ý. Lưu ý có sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật đã học...
Theo em chiếc nón có ý nghĩa ntn trong đời sống con người Việt Nam?
( Người Việt Nam xa xứ thấy báng dáng áo dài, chiếc nón bài thơ...lòng thấy ấm lại)
Cảm nghị của em về chiếc nón?
Cho học sinh đọc phần mở bài đã chuẩn bị bài ở nhà( Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đó)
Hs nhận xét-> Giáo viên chốt lại
GV yêu cầu HS mỗi nhóm tổ viết một ý trong phần thân bài có sử dụng biện pháp ngghệ thuật.
HS đọc bài chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng
Các bạn khác nhận xé GV nhận xét và chữa.
Đọc thêm bài sgk.
Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón.
* Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Thuyết minh
- Đối tượng (nd:chiếc nón)
- Phạm vi: Cấu tạo của chiếc nón
* Tìm ý
- Giới thiệu cấu tạo chiếc nón.
ý nghĩa của chiếc nón trong đời sống đối với người Việt Nam.
*Lập dàn ý.
A, Mở bài: Chiếc nón là vật dụng rất quen thuộc nhưng độc đáo của người Việt Nam.
Hình ảnh chiếc nón đã đi vào thơ ca nhạc hoạ rất tự nhiên.
B, Thân bài.
Cấu tạo:
+ Hình chóp
+ Được khâu bằng thứ lá nón trắng muốt.
+ Quai nón làm bằng dải lụa dài mềm mại sặc sỡ tô điểm thêm cho vẻ đẹp giữ cho nón khỏi tròng chành.
ý nghĩa:
- Chiếc nón làm bạn thân với tất cả mọi người, nón quai thao vừa trang trí vừa làm duyên nón đi vào thơ ca vật kỷ niệm, quà như biểu tượng của sự vẹn chọn tình nhân nghĩa.
Nón bài thơ cùng tà áo dài góp phần làm dáng điệu thiếu nữ Việt Nam trở lên thướt tha.
Điệu múa nón mềm mại làm say lòng người khơi dậy tình yêu quê hường đất nước
C, Kết bài:
- Yêu mến tự hào về một sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam góp phần tạo nên vẻ đẹp của người Việt Nam.
Viết phần mở bài và thân bài:
+ Mở bài: Chiếc nón trắng Việt Nam không phải chỉ dùng che mưa che nắng dường như nó là 1 phần không thể thiếu được đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón trắng đã từng đi vào ca dao:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
*Thân bài:
- Nón được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau . Nhưng chủ yếu vẫn là lá cọ. Chiếc khung hình chóp, được dựng lên bởi bàn tay khéo léo chuốt từng thanh tre nhỏ rồi uốn thành vòng..., người phụ nữ thủ công miệt mài chăm chỉ . Những chiếc lá cọ phơi khô trắng bóc là phẳng phiu được xếp thành từng chồng khít bên nhau bao bọc trong lớp cước dẻo dai mềm mà cô thợ cần mẫn khâu lên nó, từng mũi kim thanh mỏng đều tăm tắp. Người khâu nón như muốn gửi gắm trong đó bao mơ ước ý nguyện của một người bạn mình mến bằng nón. Có khi là những bông hoa yêu thích.
Nón có nhiều loại tuỳ theo mức độ rộng hẹp xưa trong triều đình lính tráng quân cơ đội nón dấu chiếc non như vành chỉ vừa che hết đầu.
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
Hình ảnh đó khắc chạm trên quân tam cúc..
III, Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà
Hoàn chỉnh bài tập viết đoạn kết bài.
Đọc bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Bài 2
Kết quả cần đạt
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ toàn bộ sự sống, nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đấu tranh cho một thế giới hoà bình
- Nắm được các phương châm hội thoại- quan hệ cách thức, lịch sự để vận dụng
- Hiểu và có kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Ngày soạn: 13/09/2007 Ngày giảng: 16/09/2007
Tiết 6 + 7
Đấu tranh cho một thế giới hoà binh
( Mác Két)
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Thấy được nghị luận của tác giả chứng cứ cụ thể xác thực cách so sánh rõ ràng giàu tính thuyết phục lập luận chặt chẽ.
Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích
II. Chuẩn bị:
1.Phần thầy:Nghiên cứu bài,soạn giáo án
2.Phần trò: Học bài cũ, soạn bài.
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Phong cách Hồ Chí Minh biểu hiện ở những nét đẹp nào? Để học tập rèn luyện theo phong cách của Bác mỗi chúng ta cần làm gì?
Đáp án: Vẻ đẹp phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
Cần hiểu sâu sắc vẻ đẹp phong cách của Bác, làm tốt 5 điều Bác dạy sống trong sạch giản dị, có ích, làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người.
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: Chiến tranh và hoà bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu người và nhiều dân tộc. Trong thế kỉ XX nhân loại
File đính kèm:
- Giao an Ngu van hoc ky I.doc