Mục tiêu cần đạt : Học xong bài này hs có được :
1. Kiến thức :
-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa
Dõn tộc và nhõn dõn
2.Kĩ năng :
-Khai thác được một số nội dung của văn bản nhật dụng và kĩ năng tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê,so sánh, bình luận.
3.Thái độ:
-Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập theo
gương Bỏc
B. Chuẩn bị .
-Thầy : soạn bài , tranh vẽ , truyện kể về Bác .
-Trò : Soạn bài , nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học .
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là văn bản nhật dụng ? Lấy ví dụ và nêu chủ đề của các tác phẩm đó ?
3.Bài mới
*.Giới thiệu bài
-Văn bản nhật dụng.
Chủ đề : Hội nhập với thế giới và gĩư gìn bản sắc văn hoá dân tộc
-Tác giả : Lê Anh Trà.
*.Các hoạt động dạy và học chủ yếu
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1-Bài 1
Tiết 1: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
Lê Anh Trà ( 2 tiết )
A. Mục tiêu cần đạt : Học xong bài này hs có được :
1. Kiến thức :
-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa
Dõn tộc và nhõn dõn
2.Kĩ năng :
-Khai thác được một số nội dung của văn bản nhật dụng và kĩ năng tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê,so sánh, bình luận.
3.Thái độ:
-Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập theo
gương Bỏc
B. Chuẩn bị .
-Thầy : soạn bài , tranh vẽ , truyện kể về Bác .
-Trò : Soạn bài , nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học .
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là văn bản nhật dụng ? Lấy ví dụ và nêu chủ đề của các tác phẩm đó ?
3.Bài mới
*.Giới thiệu bài
-Văn bản nhật dụng.
Chủ đề : Hội nhập với thế giới và gĩư gìn bản sắc văn hoá dân tộc
-Tác giả : Lê Anh Trà.
*.Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Giáo viên nêu yêu cầu đọc , đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc .
GV và HS nhận xét
?Nhận xét chung về nguồn gốc của các từ, cụm từ được chú thích?
GV yêu cầu HS đọc nhanh các chú thích, nắm vững chú thích1/4/8/9/12.
?Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
?Mục đích của bài viết? Từ đó nêu phương thức biểu đạt chính?
?Em biết danh hiệu cao quý nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá?
?Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
?Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
(HS thảo luận 2 câu hỏi trên)
?Bổ sung những tư liệu để làm rõ thêm những biểu hiện văn hoá đó của Bác?
?Sự tiếp nhận văn hoá ở Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?
?Quan điểm trên có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống ngày nay?
?Tác giả đã khái quát vẻ đẹp phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ntn?Em suy nghĩ gì về lời bình luận đó?
?Phát hiện những thủ pháp của phương thức thuyết minh ở P1?
I.Đọc và tìm hiểu chung
1.Đọc
2. Chú thích
(12)chú thích : Hầu hết là từ Hán Việt.
3.Bố cục:
2 phần
-Phần 1:Từ đầu đến "hiện đại":
Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
-Phần 2: Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II.Tìm hiểu văn bản:
-Mục đích : Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp phong cách Bác->Phương thức thuyết minh.
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
-Hồ Chí Minh : Danh nhân văn hoá thế giới (UNEESCO :1990)
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng , Người:
+ Đi qua nhiều nơi
+ Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây
+ Hiểu biết sâu rộng văn hoá các nước á, âu, Phi, Mĩ
+ Nói được nhiều ngoại ngữ
- Vì:
+ Người có điều kiện đi nhiều nơi
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
+ Làm nhiều nghề
+ Học hỏi đến mức sâu sắc uyên thâm
VD: thơ chữ Hán(Nhật kí trong tù)
Bài báo bằng tiếng Pháp
Đặc điểm:
+ Tiếp thu có chọn lọc
+ Tiếp thu ảnh hưởng quốc tế trên nền văn hoá dân tộc
Học sinh tự bộc lộ ( ý nghĩa nhật dụng)
-> nhân cách Việt Nam:
Phương Đông + mới, hiện đại
truyền thống hiện đại
dân tộc Nhân loại
+ Phương thức thuyết minh:
- Liệt kê
- So sánh
- Bình luận
4. Củng cố -Qua phần 1 em rút ra bài học gì về cách tích luỹ vồn tri trức văn hoá cho bản thân mình ?
Học sinh: + Có năng lực văn hoá
+ Có ý thức tiếp thu chọn lọc
+ Học ngoại ngữ...
5. Hướng dẫn:
-Học sinh nắm nội dung bài
- Chuẩn bị phần tiếp theo
***************************************
Ngày soạn :……………
Ngày dạy:…………….
Tiết 2- VĂN BẢN: phong cách hồ chí minh(TIEP)
Lê Anh Trà
A Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này hs có được :
1.Kiến thức:
-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân loại.
-Đó là biểu hiện cụ thể của phong cách văn hoá : kết hợp thanh cao và giản dị, truyền thống và hiện đại.
2. Kĩ năng :
-Tiếp tục khai thác ý nghĩa của văn bản nhật dụng và phương thức thuyết minh.
3. Thái độ :
-Bồi dưỡng cho HS lòng kính yêu , tự hào và cảm phục vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
B.Chuẩn bị :
Thày : Soạn bài,tranh vẽ, truyện kể về Bác.
-Trò: Soạn bài , nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học .
1.ổn định
2.Kiểm trabài cũ
-Thế nào là văn bản nhật dụng?Lấy ví dụ và nêu chủ đề của tác phẩm đó?
3.Bài mới (tiếp)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
?Lối sống rất bình dị , rất Việt Nam ,
rất phương đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được biểu hiện như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận
Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh ảnh.
?Hãy kể thêm những câu chuyện, đọc những vần thơ nói về lối sống giản dị của Bác?
?Tác giả đã bình luận như thế nào về lối sống đó?
?Em hiểu gì về hai câu thơ trong sgk?
?Như vậy , phong cách Hô Chí Minh có những vẻ đẹp nào?
?Nêu nhận xét về nghệ thuật ở P2?
GV: Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới .nhiều người đã nói ,đã viết ...Nhưng tác giả đã viết một cách giản dị , thân mật , trân trọng và ngợi ca .
? Tình cảm của em đối với Bác Hồ ?
? Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
? Em hiểu từ “ Phong cách ” trong Phong cách Hồ Chí Minh nghĩa là gì ?
HS khoanh tròn vào phương án đúng :A
?Từ cách hiểu ở BT1 em hãy so sánh một vài điểm khác về nội dung của văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh "đối với văn bản
"Đức tính giản dị của Bác Hồ " đã học ở lớp 7?
Học sinh thảo luận nhóm câu hỏi trên
b. Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh .
-Là một chủ tịch nước .
+Nơi ở và làm việc đơn sơ .
Nhà còn nhỏ
vài phòng
Đồ đạc mộc mạc
+ Trang phục giản dị : quần áo , dép ....
+ Tư trang ít ỏi : va li con , vài vật kỉ niệm ....
+ Ăn uống đạm bạc : cá kho , rau luộc ..
Học sinh tự thực hiện .
VD: ''Đức tính giản dị ''
+ Là lối sống thanh cao ,sang trọng .
- Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo .
-Không phải tự thần thánh hoá ..
-Quan niệm thẩm mỹ .
+ Là lối sống rất dân tộc, Việt Nam
-So sánh : Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm .
- HS tự bộc lộ .
-* Vẻ đẹp :
-Truyền thống -hiện đại
-Dân tộc - nhân loại
- Thanh cao - giản dị
*Nghệ thuật
+Liệt kê.
+ So sánh , đối lập .
+ Bình luận ..
+..
* HS tự bộc lộ tình cảm đối với Bác :
Kính yêu , cảm phục …
III. Tổng kết
Ghi nhớ : SGK
*. Luyện tập .
BT1: ''Phong cách ''
A.Lối sống , cung cách sinh hoạt , làm việc , hoạt động , ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó .
B. Đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật , biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại .
C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó ,khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng , ngữ âm , ngữ pháp .
D.Cả A,B,C đều đúng .
BT2.
HS tự bộc lộ .
4. Củng cố. - Nắm được nội dung bài (nhắc lại nội dung ghi nhớ )
5. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài tiếp theo : "Các phương châm hội thoại"
********************************************
Ngày soạn :…………….
Ngày dạy:……………...
Tiet 3: Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt : Học xong bài này hs có được :
1. Kiến thức - kĩ năng .
- Nắm được nội dung , phương châm về lượng và phương châm về chất .
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp .
2. Thái độ .
+ Nghiêm túc học tập .
+ Có ý thức vận dụng hợp lí những phương châm này trong giao tiếp .
B. Chuẩn bị .
- Thầy : Soạn bài - bảng phụ
- Trò : Soạn bài .
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học .
1. ổn định .
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới .
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Đọc đoạn đối thoại mục I1và trả lời câu hỏi :
?Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không ?
?Cần trả lời như thế nào ?
? Từ đó em rút ra nhận xét gì ?
? Kể lại chuyện " Lợn cưới , áo
mới " và cho biết vì sao truyện lại gây cười ?
?Hai nhân vật chỉ cần đối thoại như thế nào ?
? Từ đó em rút ra nhận xét gì ?
GV: Hai nhận xét trên giúp chúng ta tuân thủ đúng phương châm về lượng .
?Thế nào là phương châm về lượng .
Làm BT1 SGK
? Đọc truyện cười và cho biết truyện phê phán điều gì ?
?Trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
GV ghi ra bảng phụ .
HS trong lớp chưa biết rõ A nghỉ học vì sao , khi thầy hỏi ,2 bạn trả lời :
B:- Thưa thầy bạn ấy ốm .
C: -Thưa thầy hình như bạn ấy ốm.
Em đồng ý với cách trả lời nào ? Tại sao ?
? Thế nào là phương châm về chất ?
? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ?
(GV trình bày ra bảng phụ )
?Phân loại những cách nói tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại đã học ?
? Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ?
(HS thảo luận nhóm )
? Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt a, b?
(HS thảo luận nhóm )
I. Phương châm về lượng
1. VD , nhận xét .
a. VD1.
-...."ở dưới nước "
+ Có nội dung thông báo .
+ Không đáp ứng điều mà An muốn biết vì " bơi" : di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể . An muốn biết cụ thể địa điểm bơi là ở sông , hồ nào ?..
( HS tự trả lời )
-> Nói cho có nội dung .
Nội dung phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp .
b.VD2. Truyện " Lợn cưới , áo mới "
- Gây cười : Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói .
-Bác có thấy ( con lợn nào ) chạy qua đây không ?
-( Nãy giờ)tôi chẩng thấy con lợn nào chạy qua đây cả .
-> trong giao tiếp , không nên nói ít hoặc nhiều hơn những gì cần nói .
2. Ghi nhớ : Phương châm về lượng
* BT1.
- Vận dụng phương châm lượng để phân tích lỗi trong những câu sau :
a.Trâu là một loài gia súc ( nuôi ở nhà )
nhà súc vật
b. én là một loài chim ( có hai cánh)
Tất cả các loài chim đều có hai cánh .
-> 2 câu đều thừa từ -> không đúng phương châm về lượng.
II. Phương châm về chất .
1. VD, ,,nhận xét .
- Truyện phê phán tính nói khoác .
-Trong giao tiếp , không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực.
- Trong giao tiếp , đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực .
+ Nếu nói điều mình phỏng đoán thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng ( thêm từ ngữ : hình như , em nghĩ là...)
2.Ghi nhớ : Phương châm về chất
- Khi giao tiếp , đừng nói những điều :
+Mình không tin là đúng .
+ Không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập
BT2
a.Nói có sách , mách có chứng .
b.Nói dối .
c. Nói mò .
d.Nói nhăng , nói cuội .
e.Nói trạng
* Phương châm về chất .
-Tuân thủ : a
-Không tuân thủ : b,c,d,e.
BT3.
* Với các câu hỏi "Rồi có nuôi được không "? người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( hỏi một điều rất thừa ).
BT4.
a. Phương châm về chất .
b. Như tôi đã trình bày .
-> Nói những điều mà người nói nghĩ rằng người nghe đã biết rồi để diễn đạt đỡ thừa .
-> Phương châm về lượng .
4.Củng cố : -Nắm được nội dung bài
- Lấy vớ dụ tỡnh huống vi pham hoặc tuõn thủ hai PC….
5.Hướng dẫn về nhà: -Làm BT5. Chuẩn bị bài tiếp theo:
“Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy:……………..
Tiết 4 : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu Học xong bài này hs có được :
1. Kiến thức - kĩ năng
-Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động , hấp dẫn . -Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh .
2. Thái độ .
-Nghiêm túc học tập
B. Chuẩn bị :
- Thầy - trò : Soạn bài . Ôn tập văn bản thuyết minh .
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học .
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :- Văn bản thuyết minh là gì, mục đích của chúng ?
- Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng ?
3. Bài mới .
? Đọc văn bản trong SGK và cho biết văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào ? Vấn đề này có dễ thuyết minh không ?
?Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không ?
? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê đã nêu được "sự kì lạ" của Hạ Long chưa?
?Hãy nêu câu văn khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
? ấn tượng của em về sự kì lạ của Hạ Long ?
?Đọc văn bản " Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh "
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 câu hỏi a,b,c trong SGK.
GV+HS nhận xét , bổ sung.
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
1. Ôn tập văn bản thuyết minh .
2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật .
- Văn bản thuyết minh về " sự kì lạ của Hạ Long "
-> Vấn đề khó : + Đối tượng trừu tượng
+ Ngoài việc thuyết minh còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú đến người đọc .
-Văn bản đã cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng .
- Phương pháp thuyết minh , liệt kê .
Hạ Long có nhiều nước .
Nhiều đảo
Nhiều hang động .
- Các phương pháp thuyết minh khác .+ Miêu tả , so sánh , nhân hoá .
VD: Bắt đầu bằng miêu tả sinh động " chính nước làm cho đá sống dậy.."
+Giải thích vai trò của nước .
" Nước tạo lên sự di chuyển "
+ ẩn dụ : Thiên nhiên vô tri-> con người triết lí " trên thế gian này , chẳng có gì là vô tri cả .Cho đến cả đá "
+ Liên tưởng , tưởng tượng
-Câu văn khái quát " Chính nước , tâm hồn ".
+Nước tạo lên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo lên sự thú vị của cảnh sắc .
+ Tuỳ theo góc độ di chuyển của du khách , tuỳ hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động , biến hoá đến lạ lùng
-Các biện pháp nghệ thuật sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc .
3. Ghi nhớ.
- Một số biện pháp nghệ thuật .
- Tác dụng ...
- ( SGK trang 13)
II. Luyện tập .
BT1: Văn bản :" Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh"
a.-VB có tính chất thuyết minh giới thiệu loại ruồi , có hệ thống : Tính chất chung về họ , giống , loài ; các tập tính sinh sống , sinh đẻ , đặc điểm cơ thể ; thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh .
- Phương pháp thuyết minh .
+ Định nghĩa : Thuộc họ côn trùng .
+ Phân loại : Các loài ruồi .
+Số liệu : Số vi khuẩn ...
+Liệt kê: Mắt lưới ,chân tiết ra chất dính ....
b.* Đặc biệt :
- Hình thức : Tường thuật một phiên toà .
- Nội dung : Truyện kể về loài ruồi .
Yếu tố thuyết minh và nghệ thuật kết hợp chặt chẽ .
+ Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá , có tình tiết ,kể chuyện ,miêu tả , ẩn dụ ...
c.Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng ,vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức.
4. Củng cố . - Nắm nội dung bài
5. Hướng dẫn về nhà:- Làm bài tập cũn lại
- Soạn bài tiếp theo .Phần " Chuẩn bị ở nhà " trang 15
-
********************************************
Những cô giáo dạy văn không bao giờ đọc sách
Chàng biên tập viên mới ngửa cổ lên trời gào lên một câu thống thiết: “Sao lại có thứ cô giáo dạy văn mà không bao giờ đọc sách hở giời!”
Chuyện thứ nhất:
Nàng là giáo viên dạy văn trung học, khá đẹp, còn trẻ, cỡ ba chục mùa khai giảng. Nàng tìm đến toà soạn với một tập luận án trong tay, buông một nụ cười lủng lẳng cùng một cái liếc cháy xẹt mặt biên tập viên: “Anh cố gắng in cho em một bài lấy điểm bảo vệ, anh nhớ! Rồi em sẽ trả ơn anh xứng đáng”.
Anh chàng biên tập viên mủm mỉm: “Em trả ơn anh gì nào?”. Nàng lửng lơ: “Anh muốn gì em cũng chiều!”. Chàng hỏi: “Luận án em làm về cái gì?”. Nàng thỏn thẻn: “Dạ em làm về Nam Cao”. Chàng nhăn mặt: “Em ơi, Nam Cao có cả ngàn vạn người “làm” rồi. Báo anh không in những bài viết về các tác giả cũ. Nếu em làm các tác giả mới thì anh có thể giúp em được”. Nàng phụng phịu dẩu môi rất chi là đa nghĩa: “Dưng mà anh ơi…Làm tác giả mới thì em chết!”. Chàng nhướng mắt kinh hãi: “Chết? Sao mà chết?”. Nàng cúi mặt mân mê tà áo mỏng tang cánh chuồn xậm xịu: “Là vì…Làm tác giả mới thì em…phải đọc. Phải viết mới hoàn toàn. Như thế thì em cũng vất vả, mà thầy đọc luận án cũng…vất vả. Mí lại…thầy đã gợi ý em làm Nam Cao, trái ý, khi bảo vệ thầy “quay” em ra tóp! Thôi, cứ làm tác giả cũ cho chắc ăn anh ạ”.
Chàng đón luận án của nàng. Mới liếc qua mấy trang chàng đã ngao ngán giấu một tiếng thở dài. Bản luận án với những luận điểm, câu chữ, bố cục… y chang những “luận án chợ trời” mà trước đó đã có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ tương lai đã ôm đến cho chàng đọc cùng lời nhờ vả. Vốn tính thương người (đẹp), chàng tĩnh tâm hít một hơi lấy lại bình tĩnh bảo: “Em ạ, em còn trẻ, còn thời gian, em nên tự mình làm một công trình về tác giả mới. Anh sẽ giới thiệu cho em một vài tác giả để em lựa chọn. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ rồi ngước lên: “Vâng…”.
Chàng biên tập viên mừng húm, bắt đầu thao thao nói về những nhà văn đương đại đã có thành công trên văn đàn. Nhưng hỡi ôi, nhắc đến tác giả tác phẩm nào nàng cũng ngồi ngây như người Việt Nam nghe tiếng…Braxin! Đừng nói đến các tác giả trẻ, ngay cả các “ông to bà lớn” như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Y Ban…nàng cũng chưa bao giờ…nghe nói!
Khi tiễn nàng về rồi, chàng biên tập viên mới ngửa cổ lên trời gào lên một câu thống thiết: “Sao lại có thứ cô giáo dạy văn mà không bao giờ đọc sách hở giời!”.
Chuyện thứ hai:
Lần đó Cua theo về quê một người bạn. Nhà anh bạn nằm giữa một cánh đồng mênh mông, có vườn cây ăn trái, có ao thả cá. Để đãi khách, anh bạn đã tổ chức một bữa câu cá thưởng trăng cùng người đẹp.
“Người đẹp” mà anh bạn mời tới là một cô giáo dạy văn cấp 2. Mới nhìn thấy cô giáo từ xa Cua đã xốn xang trong dạ. Cô đẹp. Đẹp một cách cổ điển với mái tóc dài buông ngang hông vương hương bồ kết. Mắt bồ câu bắt trăng lung linh. Nụ cười e ấp kiểu thôn nữ… Anh bạn nói, em L đây rất mê văn chương nên mới xin phép bố mẹ được đến chơi với các nhà văn đấy. Lời giới thiệu rất “ngọt” trong cảnh trăng thanh gió mát hứa hẹn một cuộc chơi lãng mạn trữ tình giữa miền thôn dã khiến ai nấy đều thấy tâm hồn thanh sạch lâng lâng. Cua cất lời bắt đầu chào hỏi: “Cô giáo yêu thích tác giả nào?”. Cô giáo ngập ngừng hồi lâu, ý chừng như đang rà lại hàng trăm ngàn tác giả mà cô đã đọc, khiến Cua trong bụng lo ngay ngáy. Lo là với mớ kiến văn hạn hẹp của mình sẽ không đủ để tiếp chuyện cô giáo thì ê mặt. “Em thích Trần Đăng Khoa!”, cô giáo bất ngờ reo lên một cách hồn nhiên như trẻ nhỏ, khiến Cua cũng vui lây. Thích Trần Đăng Khoa cũng ổn rồi. “Thế em thích nhất tác phẩm nào của ông ấy?”. “Dạ, em thích nhất là Hạt gạo làng ta!”. Cua đã ngờ ngợ, nhưng hỏi thêm: “Em đã đọc những cuốn sách nào của Trần Đăng Khoa?”. Cô giáo bẽn lẽn cười: “Em có đọc cuốn nào của ông ấy đâu. Em chỉ đọc mấy bài trong sách giáo khoa thôi!”. Nói xong cô giáo không giấu diếm sự ngượng ngùng khiến Cua phải nói đỡ “Những bài thơ đưa vào sách giáo khoa là những tác phẩm hay nhất của Trần Đăng Khoa rồi. Thế em có đọc báo Văn nghệ không?”.
“Dạ…không…”. “Thế em có đọc Văn nghệ Quân đội không?”.
“Dạ…không…”. “Thế thì em thường đọc sách báo gì?”. “Dạ, em đọc Phụ nữ với Tiền Phong với Thời trang với Điện ảnh với Sinh viên với…”. Cô giáo liệt kê có đến hơn chục đầu báo. Để tạo cơ hội ghi bàn cho cô, Cua khen cô có sức đọc khỏe rồi tiếp: “Thế em có biết nhà văn Nguyễn Ngọc Tư không?”. Hỏi câu này là bởi hồi đó xảy ra sự kiện truyện ngắn Cánh đồng bất tận bị đánh tơi tả, tên và ảnh Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện dày đặc trên các mặt báo từ Nam chí Bắc. Là người đọc nhiều báo chắc chắn cô giáo phải biết Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng Cua đã nhầm. Cô giáo thành thật lắc đầu không biết Nguyễn Ngọc Tư là ai cả. Đến nước này thì Cua cũng bắt chước anh bạn biên tập viên nọ mà ngửa cổ lên giời định kêu một tiếng. Nhưng rồi Cua chợt nhận ra mình đang ở quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nên đành ngồi im “tựa gối ôm cần” nhìn mông lung vào mặt ao trăng sáng lênh loang. Cả Cua, cả anh bạn và cô giáo xinh đẹp không ai nói thêm được một câu nào nữa. Đêm khuya thanh vắng, nghe mông lung “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”…
Chuyện thứ 3:
Thằng con giai nhớn của Cua năm nay học lớp 9, 15 tuổi, bắt đầu dậy thì. Cái tuổi này con trai rất không muốn gần bố. Có chuyện gì cu cậu đều bắn tin qua mẹ. Ấy vậy mà hôm qua hắn nhắn cho bố một cái tin lạ lùng:
“Con được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh đó bố!”. Nhận tin, Cua ngồi thừ hồi lâu. Rồi nhắn lại: Việc đó có gì mà tự hào hả con? Thằng bé im tịt, chắc giận bố lắm. Cua ân hận quá, liền bấm máy xuê xoa một hồi cho con đỡ tủi. Cũng tính nói vài lời động viên, nhưng rồi không thể nói trái lòng mình.
Là cha là mẹ ai chả muốn con mình học giỏi. Nhưng giỏi Văn thì chớ vội mừng. Năm thằng cu nhà Cua lớp 6, kì về thăm nhà Cua bảo con mang tất cả các bài thi các môn ra bố kiểm tra. Các môn khác cu cậu học đều, điểm toàn 9-10. Riêng môn Văn bập bõm. Có hai bài tập làm văn khiến Cua phải chú ý.
Một bài với đề: Em hãy tả một buổi ra chơi của lớp em.
Thằng cua con làm thế này: “…Giờ ra chơi các bạn nam chia phe đá bóng. Phe em có bạn Tuất rất siêu. Mỗi khi có bóng, đôi chân bạn dẻo như kẹo singum hút dính khiến quả bóng không tài nào sổng ra được.
Bạn rê bóng qua một rừng chân như qua chỗ không người rồi tung một cú sút cực nét khiến thủ môn đội bạn chỉ biết đứng ngẩn tò te…”.
Bài văn còn dài hơn, nhưng Cua chỉ trích một đoạn. Những chữ bôi đỏ là những chữ được cô giáo gạch bỏ, đồng thời thay vào những từ của cô: “phe” đổi thành “đội”, “siêu” được thay bằng “giỏi”, “dẻo như kẹo singum” được thay bằng “khéo léo”, “sổng” được thay bằng “rời”, “cực nét” được thay bằng “chính xác”…Lời phê của cô giáo như sau: Cách dùng từ tuỳ tiện. Điểm: 6.
Bài thứ hai: Đề: Em hãy tả lại một ngày nghỉ của gia đình em!
Thằng cua con làm như sau:
“Sáng chủ nhật bố em đọc báo, mẹ em đi chợ. Em tranh thủ học bài rồi chơi với em Hà. Trưa mẹ về, cả nhà xúm vào nấu nướng. Mẹ em làm món bún riêu. Bố em xắn tay giúp mẹ giã cua. Em cũng góp phần rửa rau. Em Hà 3 tuổi chưa biết làm gì nhưng cũng giơ tay nói: “Con xung phong vào bếp”. Bé sờ hết cái này sang cái khác, miệng hỏi liến thoắng. Bố mắng yêu: “Con lên nhà chơi, ở đây vướng chân quá!”…
Bài văn sạch tinh tươm, không có nét gạch xoá, sửa chữa của cô giáo.
Lời phê: Bài làm tốt, tả cảnh sinh hoạt gia đình sinh động. Điểm: 9.
Đọc xong hai bài văn của con, Cua tôi buồn nẫu cả người. Bài thứ nhất, thằng cua con làm đúng theo con mắt quan sát của đứa trẻ 13, được miêu tả bằng những từ ngữ sáng tạo, phản ánh đúng tính cách lứa tuổi hiếu động, tinh nghịch của học sinh lớp 6. Vậy mà những từ rất hay kia lại bị cô thay bằng những từ đúng đến độ…bạc phếch! Nhưng đáng buồn hơn là ở bài thứ hai. Đây là một mẫu văn rất quen có trong sách giáo khoa. Thằng bé nhà Cua đã học thuộc và bê vào gần như nguyên si. Buồn vì con học vẹt một thì buồn vì con không trung thực mười. Bố quanh năm tất bật, có bao giờ thảnh thơi để ngày chủ nhật ở nhà đọc báo? Và em Hà, em Hà nào thế? Nó có hai thằng em trai phá như giặc Nguyên Mông, anh em đánh lộn suốt ngày. Nó không muốn, hay không đủ khả năng để tả thực cảnh sinh hoạt nhà mình? Hay nó đã rút kinh nghiệm từ bài văn điểm kém trên kia nên chọn giải pháp an toàn là làm theo văn mẫu? Con ơi là con! Chính vì con làm theo văn mẫu nên con đã có những ấu trĩ không thể chấp nhận được. Em Hà, cái nhân vật tưởng tượng của con mới 3 tuổi thì biết thế nào là xung phong? Làm sao mà hỏi liến thoắng được? Bập bẹ như trẻ lên ba cơ mà? Cầm hai bài văn của con so sánh, Cua thất vọng vô cùng, tính tìm gặp cô giáo trao đổi vài câu. Nhưng rồi, chính Cua lại lưỡng lự, rồi tặc lưỡi, chả dại. “Quân- Sư- Phụ”…ngôi vị của “thầy” bao giờ cũng lớn hơn “cha”, chỉ đứng sau “vua”. Mình mà mở miệng không khéo cô giáo lại mắng cho mấy mắng rằng anh biết gì mà nói?!
Và thế là từ đó môn Văn của thằng cua con luôn luôn ở mức “ổn định- thiết thực-vững chắc”.
Và thế là thằng cua con trở thành học sinh giỏi Văn.
Và thế là thằng cua con được chọn đi thi học sinh giỏi Văn cấp tỉnh.
Và thế là Cua chẳng biết nên khóc hay cười?
Chuyện của những người bạn viết:
1. Anh bạn của Cua nguyên là giáo viên dạy Văn của một trường cao đẳng miền núi. Bố mẹ anh đều là giáo viên. Cô em gái cũng là giáo viên – giáo viên dạy Văn. Gia đình anh được xếp vào hàng trí thức toàn tòng. Nếu như anh cứ yên tâm với nghề giáo thì chắc chẳng có chuyện gì để nói.
Nhưng số anh đắm đuối với cái Đẹp nên sau khi uể oải với những bài giảng đóng khung trên giảng đường, anh chìm đắm vào sáng tác. Khổ cho anh, dính ngay giải Nhất cuộc thi truyện ngắn ở một tờ báo văn chương lớn. Bởi thế mà anh phải về Thủ đô làm việc trong một toà soạn tạp chí văn nghệ.
Một tối sau bữa cơm bụi vỉa hè, anh bạn trịnh trọng hỏi Cua:
- Ông ạ, tôi phải kiếm đủ 50 triệu làm luận án tiến sĩ… Mới nghe thế, Cua đã cắt lời ngay:
- Ông điên à?! Lương ông tháng hơn ba triệu, ăn cơm bụi chửa đủ no, tích cóp bao giờ cho đủ ngần ấy tiền?
- Nhưng mà…
- Nhưng mà gì? Cơ quan văn
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 9.doc