Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Tây Hồ

1. Em hiểu bếp Hoàng Cầm là loại bếp như thế nào?

2. Đọc câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” và trả lời các câu hỏi:

a. Câu thơ trên gợi cho em nhớ tới câu thơ trong bài thơ nào? Của ai? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó.

 b. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách viết của hai nhà thơ trong hai câu thơ

đó.

3. Từ đoạn thơ đã cho, hãy viết một đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (gạch dưới câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp) để làm rõ cảm nhận của mình về tình đồng chí đồng đội giữa những người lính lái xe thời chống Mỹ cứu nước.

Phần II (4,5 điểm):

Tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân miêu tả cụ thể:

Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không cất lên được. Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ. Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lắng tai nghe ra bên ngoài.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Tây Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN TÂY HỒ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 Năm học 2019 – 2020 Môn : Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 19/12/2019 Phần I ( 5,5 điểm): Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mặc chông chênh đuờng xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 1. Em hiểu bếp Hoàng Cầm là loại bếp như thế nào? 2. Đọc câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” và trả lời các câu hỏi: a. Câu thơ trên gợi cho em nhớ tới câu thơ trong bài thơ nào? Của ai? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. b. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách viết của hai nhà thơ trong hai câu thơ đó. 3. Từ đoạn thơ đã cho, hãy viết một đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (gạch dưới câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp) để làm rõ cảm nhận của mình về tình đồng chí đồng đội giữa những người lính lái xe thời chống Mỹ cứu nước. Phần II (4,5 điểm): Tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân miêu tả cụ thể: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lắng tai nghe ra bên ngoài... 1. Theo em, tâm trạng đó là gì? Vì sao ông có tâm trạng như vậy 2. Trong đoạn văn có sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại độc hay độc thoại nội tâm? Hãy chỉ rõ. 3. Nếu thay kiểu câu nghi vấn bằng câu trần thuật và thay các dấu chấm lửng bằng dấu chấm thì việc diễn tả tâm trạng nhân vật có hiệu quả hơn không? 4. Làng của nhà văn Kim Lân đã đề cập tới tình cảm cội nguồn trong lòng mỗi người dã Việt, đó là tình yêu quê hương, đất nước. Kết hợp với hiểu biết ngoài thực tế, hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay. HƯỚNG DẪN CHẤM TÂY HỒ Phần 1 (5.5 điểm) Câu 1.Bếp Hoàng Cầm: kiểu bếp dã chiến của bộ đội đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản ra để địch không phát hiện được. Bếp mang tên anh hùng nuôi quân sáng tạo ra nó (từ thời kháng chiến chống Pháp) Câu 2. a. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu - Câu thơ: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay b-So sánh cách viết của hai nhà thơ: * Giống nhau: - Chất liệu: chân thực- cái chạm tay (nắm tay, bắt tay) của người lính - Đề tài: cùng ca ngợi tình đồng chí, đồng đội gắn bó khăng khít, đồng cam cộng khổ của người lính * Khác nhau: Cách viết: Chính Hữu: tay nắm bàn tay- tình cảm chân chất, mộc mạc mà ấm áp, sâu nặng của người lính nông dân buổi đầu chống Pháp - Phạm Tiến Duật: bắt tay- tình cảm sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc của người lính trẻ có học thức trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 3. HS trình bày được: * Hình thức: đúng đoạn văn tồng phân hợp, độ dài khoảng 121 câu, có câu dùng lời dẫn trực tiếp, có câu ghép (mỗi yêu cầu 0,25 điểm) * Nội dung: HS biết sử dụng ngữ liệu trong hai khổ thơ: lời thơ bình dị, chất liệu chân thực, chi tiết, hình ảnh gần gũi, gợi cảm, nghệ thuật ẩn dụ,... đã cho thấy tình đồng chí, đồng đội 3 của những người lính lái xe thời chống Mỹ là tình cảm bạn bè giữa những người trẻ cùng hoàn cảnh, cùng lí tưởng chiến đấu: cũng là tình cảm gia đình giản dị mà thiêng liêng, sẻ chia bữa ăn, giấc ngủ dọc đường hành quân. Những tình cảm ấy truyền cho họ niềm tin, tinh thần lạc quan... Phần II (4.5 điểm) 1. - Tâm trạng của ông Hai: lo lắng, sợ hãi - Ông có tâm trạng đó vì: tin đồn làng chợ Dâu theo Tây đã đến nơi ông tản cư, ông sợ họ không cho người làng chợ Dầu ở, sợ bị mụ chủ nhà đuổi đi 2. - Trong đoạn có sử dụng hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm (Ông Hai tự nhủ trong lòng) - Chỉ rõ: Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà gì mà lào xào thế? - Không 3.- Vì: + dấu chấm lửng thể hiện suy nghĩ đứt đoạn, sự chú tâm nghe ngóng (dấu chấm không thể hiện được) + câu nghi vấn thể hiện sự tò mò, tâm trạng bối rối, lo lắng của ông Hai (câu trần thuật không thể hiện được) 4. Về nội dung: HS trình bày được các ý sau: - Khái niệm về tình yêu quê hương, đất nước một cách đơn giản - Tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực: học tập, tu dưỡng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tự hào về truyền thống của cha ông, có ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước... - Liên hệ bản thân: Làm tốt trách nhiệm của người con ngoan, người công dân tốt. Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, nỗ lực phấn đấu cho kì thi sắp tới, có những suy nghĩ, dự định tích cực cho tương lai... * Về hình thức: Đúng là một bài văn nghị luận xã hội, đảm bảo độ dài khoảng một trang giấy thi. Các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_phong_g.docx