Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 7

 I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

 - Nắm vững khái niệm về đoạn văn, các cách trình bày đoạn văn, liên kết câu trong đoạn văn.

 2. Kĩ năng :

 - RLKN viết đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ cả về mặt nội dung và hình thức.

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn

 + Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu.

 2.HS : + Xem lại các kiến thức đã học về đoạn văn trong chương trình ngữ văn 8

III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP

 1. Bài cũ.

 2. Bài mới :

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: 12 .V¾ng:............. Tiết 1 : RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Nắm vững khái niệm về đoạn văn, các cách trình bày đoạn văn, liên kết câu trong đoạn văn. 2. Kĩ năng : - RLKN viết đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ cả về mặt nội dung và hình thức. II. CHUẨN BỊ: 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn + Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu. 2.HS : + Xem lại các kiến thức đã học về đoạn văn trong chương trình ngữ văn 8 III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1. Bài cũ. 2. Bài mới : HĐ của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt ? Thế nào là đoạn văn ? ? Dấu hiệu hình thức của một đoạn văn ? - GV giới thiệu cho Hs biết một số cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường gặp. Cho đoạn văn : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử. ? Đoạn văn diễn đạt ý gì ? ? ý chính của đoạn văn được thể hiện ở câu văn nào ? Vị trí câu văn mang ý chính ? Em hiểu thế nào là câu chủ đề ? ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn trên ? - GV khái quát. Sách là nơi tích luỹ tri thức của nhân loại. Sách mở ra trước mắt ta một thế giới diệu kì cùng bao điều mới lạ. Sách giúp ta vươn tới Chân - Thiện – Mĩ trong cuộc đời, bồi dưỡng cho ta những tư tưởng, tình cảm tốt đẹpgóp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Như vậy, sách là người bạn quí không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. ? ý chính của đoạn văn được thể hiện ở câu văn nào ? Vị trí câu văn mang ý chính ? Em hiểu thế nào là câu chủ đề ? - HS nhắc lại k/n - Chữ cái đầu đoạn viết lùi vào một ô, cuối đoạn sử dụng dấu chấm qua hàng. - Lắng nghe - Suy nghĩ Trả lời - Suy nghĩ Trả lời - Quan hệ chính phụ : Câu chủ đề đứng ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý câu chủ đề - Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn I. Kiến thức cần nhớ : 1. Khái niệm đoạn văn : - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bao gồm nhiều câu tạo thành, các câu có sự liên kết chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung, thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh. II. Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn : 1. Đoạn diễn dịch : - Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay => Câu chủ đề. - Câu chủ đề là câu mang ý chính, ý khái quát của đoạn văn. - Quan hệ chính phụ : Câu chủ đề đứng ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý câu chủ đề => Đoạn văn diễn dịch - Đoạn văn diễn dịch : là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý câu chủ đề. 2. Đoạn qui nạp : => đoạn qui nạp . - Đoạn văn qui nạp : là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. 3. Củng cố: - Nắm vững kiến thức về đoạn văn - Cách trình bày đoạn văn diễn dịch và qui nạp. 4. Dặn dò: - Học bài chuẩn bị bài mới. Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: 12 .V¾ng:............. Tiết 2 : RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN ( Tiếp) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Nắm vững cách trình bày đoạn văn song hành, đoạn văn Tổng – Phân - Hợp. 2. Kĩ năng : - RLKN viết đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ cả về mặt nội dung và hình thức. II. CHUẨN BỊ: 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn + Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu. 2.HS : + Tham khảo một số đoạn văn đã học trong chương trình ngữ văn 8. III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1. Bài cũ. 2. Bài mới : HĐ của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt - Cho ví dụ : Trăng lên. Gío mơn man dìu dịu.Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. ? Nêu ý chính của đoạn văn ? ? Đoạn văn có câu chủ đề không ? Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn ? - Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu quan hệ ngang hàng bình đẳng - GV đọc mẫu đoạn văn. III. Thực hành viết các đoạn văn 1. Cho câu chủ đề : “ Thơ Bác đầy trăng”, viết đoạn văn qui nạp triển khai câu chủ đề trên. 2. Cho câu chủ đề : “ Lão Hạc là người nông dân có tấm lòng nhân hậu”, viết đoạn văn diễn dịch triển khai câu chủ đề trên. - GV nhận xét. - HS suy nghĩ trả lời - Vẻ đẹp thơ mộng trên dòng Hương trong đêm ca Huế. . - HS triển khai các đoạn văn,trình bày. - HS triển khai các đoạn văn,trình bày. - Lắng nghe II. Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn : 3. Đoạn song hành : - Đoạn văn song hành là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu quan hệ ngang hàng bình đẳng với nhau cùng hướng tới chủ đề của đoạn văn. 4. Đoạn văn Tổng - Phân - Hợp - Là đoạn văn đi từ ý khái quát ->. triển khai -> kết luận. III. Thực hành viết các đoạn văn 3. Củng cố: - Luyện viết các đoạn văn đã học. 4. Dặn dò:: - Học bài chuẩn bị bài mới. Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: 12 .V¾ng:............. Tiết 3 : THỰC HÀNH VIẾT CÁC ĐOẠN VĂN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Học sinh nắm vững các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn. 2. Kĩ năng : - RLKN viết đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ cả về mặt nội dung và hình thức. II. CHUẨN BỊ: 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn + Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu. 2.HS : + Chuẩn bị các đoạn văn trong phần luyện tập ở tiết 2 III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1. Bài cũ. 2. Bài mới : HĐ của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt - YC HS nhắc lại các kiến thức đã học. ? Yêu cầu về nội dung ? - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu về hình thức ? - Các bước cụ thể ? 1. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm : - GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn * Vận dụng : Viết đoạn văn diễn dịch ( 7-10 dòng) tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng ) - GV nhận xét, bổ sung. 2. Viết đoạn văn giải thích ý ghĩa nhan đề tác phẩm: - GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn * Vận dụng : Viết đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề tp “ Lão Hạc” - HS nhắc lại các kiến thức đã học. - Lắng nghe - Suy nghĩ trả lời - HS nhắc lại các kiến thức - Viết đoạn văn diễn dịch ( 7-10 dòng) tóm tắt - HS viết đoạn văn, trình bày - Lắng nghe - HS viết đoạn văn, trình bày - HS dựa vào các ý trên viết hoàn chỉnh đoạn văn. I. Nhắc lại các kiến thức đã học về đoạn văn : * Yêu cầu về nội dung : - Nêu được những sự việc chính theo trình tự cốt truyện. - Đoạn văn tóm tắt tác phẩm phải đảm bảo giữ đúng cốt truyện, các n/v và ý nghĩa của truyện. * Yêu cầu về hình thức : - Nối kết các sự việc chính của truyện thành đoạn văn hoàn chỉnh, ngắn gọn bằng lời của người viết. - Đoạn văn trình bày theo một trong các cách đã học, có sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức. - Nhan đề tp thường được tác giả đặt bằng một từ, một cụm từ. Nhan đề tp thường chứa đựng đề tài, nội dung hoặc chủ đề của tp mà tác giả muốn gửi gắm vào đó. - Để hiểu được nhan đề tp, cần phải đọc kĩ tp, tìm hiểu nội dung, tìm hiểu các tầng nghĩa của hình tượng, xâu chuỗi những hiểu biết về chi tiết, h/a, hình tượng trong tp để xác định đúng chủ đề tp. Từ đó quay lại tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề tp, hiểu dụng ý mà tác giả gửi gắm trong đó. - Các bước cụ thể : + Nêu chính xác tên tác giả, tác phẩm. + Xác định ý nghĩa nhan đề tp thể hiện về phương diện gì : đề tài, nội dung, tên n/v chính… +Mối quan hệ giữa nhan đề và chủ đề tp. + Khẳng định giá trị của nhan đề tp. II. Thực hành viết các đoạn văn: 1. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm : 2. Viết đoạn văn giải thích ý ghĩa nhan đề tác phẩm: - HS cần trình bày được các ý : + Lão Hạc là nhân vật chính trong tp + Tp xoay quanh c/đ và những phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc. + Từ n/v lão Hạc làm nổi bật số phận và vẻ đẹp trong nhân cách của những người nông dân trước CMT8. 3. Củng cố: - Gv hệ thống lại kiến thức 4. Dặn dò: - Học bài chuẩn bị bài mới - GV hướng dấn HS về nhà luyện viết các đoạn văn . Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: 12 .V¾ng:............. Tiết 4: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về các biện pháp tu từ tiếng Việt. Phân biệt một số phép tu từ so sánh - ẩn dụ - hoán dụ - nhân hoá. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong ngữ liệu cho sẵn. - Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ. II. CHUẨN BỊ : - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Bài cũ. 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt I. Củng cố lí thuyết: - Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh. - So sánh: ? lấy VD? - Nhân hoá? ? lấy VD? - ẩn dụ? lấy VD? - ẩn dụ? lấy VD? - Điệp ngữ? lấy VD? - Chơi chữ ? lấy VD? - Nói quá? lấy VD? - Nói giảm, nói tránh là? lấy VD? II. Luyện tập : Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong mối ví dụ sau : Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Mai sau Mai sau Mai sau ... Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh. c.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang - HS làm theo yêu cầu của GV. - HS trả lời, lấy VD. - HS trả lời, lấy VD. - HS trả lời, lấy VD. - HS trả lời, lấy VD. - HS trả lời, lấy VD. - HS trả lời, lấy VD. - HS phát hiện được các biện pháp tu từ - Phân tích hiệu quả của mỗi biện pháp tu từ trong mỗi ví dụ trên. I. Củng cố lí thuyết: - Các biện pháp tu từ từ vựng: 1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. VD: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. 3. ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài). 5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc... VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước. VD: Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. 7. Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho. 8. Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. II. Luyện tập : 3. Củng cố: - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học 4. Dặn dò: - Học bài chuẩn bị bài mới. - Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Ôn tập văn bản thuyết minh. Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: 12 .V¾ng:............. Tiết 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : - Củng cố kiến thức về cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh 2. Kĩ năng: - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật - vận dụng được các biện pháp nghệ thuật khi viết văn TM II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, SGV - HS: Ôn tập theo y/c. III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP : 1. Bài cũ. 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt * GV định hướng cho hs khi lập dàn ý cần phải trải qua các bước sau: - Cần hiểu rõ về đối tượng thuyết minh để cung cấp những tri thức chân thực, khoa học, mới mẻ về đề tài đó. - Cần đưa vào bài làm những tri thức cụ thể về đối tượng thuyết minh. Sắp xếp những tri thức cần giới thiệu theo 1 trình tự thích hợp. - Sử dụng những biện pháp NT thích hợp với đối tượng thuyết minh. - Vận dụng phù hợp các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh: tự thuật, kể chuyện, vè, diễn cảm,... - GV nhận xét, bổ sung. Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn bản thuyết minh. - Yêu cầu HS viết phần mở bài (có sử dụng biện pháp nghệ thuật) - Yêu cầu HS viết 1 đoạn phần thân bài - Yêu cầu 3 hs trình bày ,hs khác nhận xét, góp ý - GV góp ý, đọc 1 đoạn về đặc điểm của cây lúa. - Lắng nghe. -HS chuẩn bị, trình bày -HS nhắc lại tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - HS viết 1 đoạn phần thân bài - 3 hs trình bày ,hs khác nhận xét, góp ý - HS viết phần mở bài (có sử dụng biện pháp nghệ thuật) I. Luyện tập sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh 1.Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về chiếc quạt. A.Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt B.Thân bài: - Quạt là một dụng cụ ntn? - Các loại quạt (quạt nan, quạt giấy, quạt kéo, quạt thóc, quạt điện, cánh quạt trên tàu thủy, máy bay,...) - Cấu tạo từng loại quạt khác nhau ntn? - Quạt có những công dụng gì? (làm mát, giúp cho sản xuất nông nghiệp, vận hành máy móc,...) - Cách bảo quản mỗi loại quạt. C.Kết bài: Khẳng định giá trị của chiếc quạt trong đời sống của con người. II. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật . Đề bài: Cây lúa Việt Nam a. Mở bài: - Giới thiệu chung cây lúa Việt Nam. (dẫn đoạn thơ: "Việt Nam đất nước ta ơi ...................................... Mây mù che đỉnh ....... sớm chiều"). b. Thân bài: *Nguồn gốc: - Lúa là loại thực vật quí giá, là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người VN nói riêng và châu Á nói chung. - Có nguồn gốc từ cây lúa hoang, xuất hiện từ thời nguyên thủy, được con người thuần hóa thành lúa trồng. * Đặc điểm: - Là cây thân mềm, cây 1 lá mầm, rễ chùm, lá có phiến dài và mỏng bao bọc quanh thân. - Giai đoạn phát triển: 2 g/đ ( miêu tả) + Mạ non + Sinh trưởng và phát triển - Có nhiều giống lúa: nếp, tẻ - Vụ: + chiêm xuân (t1- t4) + mùa (t6- t10) * Giá trị kinh tế: - Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người : Cung cấp lương thực, chế biến các loại bánh, phở, làm xôi, cốm, cơm lam, lợp nhà, chất đốt,... - Chăn nuôi, trồng trọt: thức ăn cho gia súc, gia cầm, phân bón,... - Đối với sự phát triển của nền kinh tế: đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, xuất khẩu,... * Giá trị tinh thần: - Gạo nếp làm bánh chưng, bánh giày cúng tổ tiên trong dịp tết Nguyên Đán. - Cây lúa đi vào thơ ca, nhạc họa là đề tài quen thuộc. - Bông lúa trở thành biểu tượng của người dân VN, gắn liền với nền văn minh đất Việt - văn minh lúa nước. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của cây lúa. * Viết đoạn văn: 1/ Mở bài: Đang ngủ say, tôi giật mình bởi một tiếng gọi. Mở mắt ra thì thấy chị Gió – người bạn thân thiết của mọi người. Chị cất tiếng: "Chào lúa. lẽ ra chị không định đánh thức em đâu nhưng có việc gấp phải nhờ đến em". - ồ, em cũng đang định dậy, trời sáng rồi mà, có việc gì thế chị? - Chẳng là thế này, Tòa soạn báo Ban Mai Xanh giao cho chị nhiệm vụ phải đi phỏng vấn những vấn đề liên quan đến họ hàng nhà lúa các em đấy. Lúa giúp chị nhé. - ồ được! Em sẵn lòng, thế chị muốn biết gì nào? 2/ Thân bài: Chúng em thuộc loài thân cỏ, một lá mầm, rễ chùm. Cách thức gieo trồng cũng có khác nhau. Miền Bắc thì cấy, còn miền Nam thì gieo mạ. Khi gieo mạ khoảng 15 – 20 ngày là chúng em được đem cấy ở ruộng. Bà con nông dân tích cực bón phân, làm cỏ để chúng em lớn nhanh khỏe đẹp. Chẳng mấy chốc mỗi gia đình lúa lại sinh ra năm bảy đứa con. Các cây con đua nhau sinh trưởng. Chúng em , đứa nào đứa nấy thân hình mập mạp, lá xanh mơn mởn khiến cho bất kì ai đi qua cũng phải ngắm nhìn. Để có được những thủa ruộng như thế bà con nông dân đã phải vất vả lắm đấy chị ạ. Em từng nghe thấy các bác nông dân đọc bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Chính vì khó nhọc vất vả thế nên người nông dân gọi hạt lúa là "ngọc thực" và họ rất trân trọng nâng niu chúng em. 3/ Kết bài: Cuộc trao đổi hôm nay thật là có ý nghĩa. Qua đây chị hiểu thêm được nhiều điều về họ hàng nhà lúa. Ôi, trời nắng rồi, bác Mặt trời đang cười rất tươi kìa. Chị phải về để đánh máy bài viết để còn kịp đăng báo. Cảm ơn lúa đã giúp chị. Chị chào lúa nhé. - Chào chị Gió nhé. Chúc chị thượng lộ bình an. 3. Củng cố: - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học 4. Dặn dò: - Ôn các phương châm hội thoại. - Viết thành bài văn hoàn chỉnh. ******************************************* Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: 12 .V¾ng:............. Tiết 6 : LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Trình bày được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Giải quyết được các bài tập nêu ra trong phần luyện tập. 2. Kĩ năng: - Nhận được các dấu hiệu của phương châm về lượng và về chất trong bài viết và văn bản viết, nói. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II. CHUẨN BỊ : - GV: Bảng phụ. - HS: Xem lai kiến thức đã học về phương châm hội thoại. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ. 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Bài tập 1: Các câu sau đây có đáp ứng phương châm về lượng không? Vì sao? Hãy chữa lại các câu đó? a. Nó đá bóng bằng chân. b. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt. Bài tập 2: Nhận xét các câu trả lời trong các đối thoại sau về việc tuân thủ phương châm về lượng: a. – Anh làm ở đâu? - Tôi là Giám đốc Công ti X. b. – Cậu học ở lớp nào? - Tớ là học sinh giỏi nhất lớp 9A. Bài tập 3: Câu gạch chân trong truyện sau có tuân thủ phương châm về lượng không? Tại sao? - GV dùng bảng phụ viết bài tập - HS đọc bài tập trên bảng phụ: "Giấu đầu hở đuôi" Một ông nọ sai người hầu đi mua thịt chó nhưng dặn không được nói cho ai biết. Người hầu xăm xăm đi mua. Gần về đến nhà thì gặp khách. Khách thấy anh ta cầm cái gói, mới hỏi: - Chú cầm gói gì trong tay đấy? Người hầu nhớ lời chủ dặn, không dám nói thật, nhưng lại giơ cao cái gói và đố: - Ông đoán đi...Ông mà đoán đúng thì tôi xin biếu ông cả gói thịt chó này! (Theo "Tuyển tập văn học dân gian VN") Bài tập 4: Tìm các câu liên quan đến phương châm về chất trong đoạn hội thoại sau: "Mấy giờ thì đến". Có người đi đường hỏi ông cụ già: - Cụ ơi cháu muốn đến làng Vệ Xá, liệu độ mấy giờ thì đến nơi cụ nhỉ? Ông cụ không nói gì. Tưởng cụ nghễnh ngãng nên người đó lại đi tiếp. Đi được một đoạn, ông cụ gọi lại: - Này bác ơi, quay lại đây, tôi bảo! Người bộ hành quay lại: - Thưa, cụ bảo gì ạ? Ông cụ ôn tồn: - Bác đi thế độ năm giờ chiều thì đến Vệ Xá! Người nọ làu bàu: - Cụ thật lẩm cẩm quá, lúc hỏi cụ thì cụ không nói, bây giờ đang đi thì cụ lại gọi lại. Ông cụ cũng gắt lại: - Giá bác hỏi đây về Vệ Xá bao nhiêu cây số thì tôi nói được ngay, nhưng bác lại hỏi đi mấy giờ thì đến nên tôi còn phải xem bác đi nhanh hay chậm đã chứ”. - HS làm bài tập - HS nhận xét, trinh bày - Theo dõi - HS làm bài tập - HS nhận xét, trình bày - Theo dõi - HS làm bài tập - HS nhận xét, trình bày * Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài tập 1: - Các câu (a), (b) chưa đáp ứng phương châm về lượng vì các câu chưa đáp ứng y/c về lượng thông tin. - Chữa lại: a. Nó đá bóng bằng chân trái. b. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt chứa chan yêu thương. (rưng rưng lệ...) * Bài tập 2: + Các câu trả lời đã chứa lượng thông tin nhiều hơn đòi hỏi của đích cuộc thoại. + Lượng tin thừa ở các từ sau: a. Giám đốc. b. giỏi nhất. * Bài tập 3: - Câu nói của anh hầu không tuân thủ phương châm về lượng. Vì: Câu nói của anh hầu đã thừa thông tin. Anh y/c khách đoán có gì trong gói mà lại nói: "Ông mà đoán đúng thì tôi xin biếu ông cả gói thịt chó này!". Nói như vậy thì đã lộ ra vật cần đoán. * Bài tập 4: - Câu liên quan đến phương châm về chất là: “Giá bác hỏi đây về Vệ Xá bao nhiêu cây số thì tôi nói được ngay, nhưng bác lại hỏi đi mấy giờ thì đến nên tôi còn phải xem bác đi nhanh hay chậm đã chứ”. 3. Củng cố: - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học 4. Dặn dò: - Nắm chắc phần lí thuyết. - Xem lại các bài tập đã chữa -> vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp hàng ngày. Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: 12 .V¾ng:............. Tiết 7: LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI. (tiếp) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Trình bày được nội dung các phương châm hội thoại đã học ( thể hiện bằng bản đồ tư duy). - Giải quyết được các bài tập nêu ra trong phần luyện tập. 2. Kĩ năng: - Nhận được các dấu hiệu của các phương châm hội thoại trong bài viết và văn bản viết, nói. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II. CHUẨN BỊ : - GV: Bảng phụ. - HS: Xem lai kiến thức đã học về phương châm hội thoại. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ. 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động HS Kiến thức cần đạt Bài 1: Tìm phép tu từ từ vựng có liên quan đến phương châm lịch sự? Cho VD? Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: a. …..nói mát. b. …..nói hớt. c. …..nói móc. d……nói leo. e…….nói ra đầu ra đũa. Bài 3: Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như sau: Bài 4: Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại có liên quan đến mỗi thành ngữ: - Tìm phép tu từ từ vựng có liên quan. - Chọn từ ngữ thích hợp. - giải thích. -Giải thích nghĩa của các thành ngữ Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Phép nói giảm nói tránh. VD: + Bác ấy mất rồi. + Bài văn của em chưa được hay lắm (dở). + Bạn ấy bị vướng hai môn (bị trượt). Bài 2: - Những từ ngữ chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự là: a, b, c, d; chỉ cách nói liên quan đến phương châm cách thức: e Bài 3: a. nhân tiện đây xin hỏi: -> Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên. b. cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho… -> Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự, người nói dùng những cách diễn đạt trên. c. đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế… -> Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó. Bài 4: - nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (P.C lịch sự). - nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (P.C

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon ngu van 9 nam hoc 2013 2014 Nam.doc
Giáo án liên quan