Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy tốt phần văn học trung đại ở Lớp 9

 1- Cơ sở lí luận

Văn học trung đại ( còn gọi là văn học viết thời phong kiến hoặc văn học cổ), là phần chương trình môn văn lớp 9 suốt học kì I .

Đây là phần khó đối với cả học sinh và giáo viên . Giáo viên ít kiến thức thì dễ hiểu sai , dạy sai . Với học sinh , mọi kiến thức đều xa lạ , từ quan hệ xã hội đến quan điểm nghệ thuật , tư tưởng tác giả , phong cách nghệ thuật ,ngôn ngữ .Tất cả hầu như lần đầu tiên các em mới biết đến . Đã thế, mười thế kỷ văn chương phong phú, mỗi thế kỷ chỉ chọn lọc một, hai bài . Những bước nhảy cóc từ bài nọ sang bài kia cách xa hàng trăm năm khiến cho các em khó mà cảm nhận từng bài cũng như quá trình phát triển của văn chương.

Những tác phẩm được chọn dạy ở đây là những tác phẩm đặc sắc nhất của Văn học trung đại giai đoạn này. Nội dung khá gần gũi với các em và chủ yếu là thơ nên các em dễ học thuộc. Nhưng để tiếp nhận lại chẳng dễ chút nào bởi cách diễn đạt, quan niệm, cách giải quyết lại khác hẳn so với thời đại các em đang sống.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy tốt phần văn học trung đại ở Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ở LỚP 9 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn học là bộ phận tinh tế nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tới các giá trị “chân, thiện, mỹ” của con người. Nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp văn học là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nội dung và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý thức giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ công dân của đất nước. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn văn có một vị trí quan trọng cả về hai mặt: “Bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật”. Và “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức xã hội”. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì phương pháp luận của khoa học căn bản có những đổi mới. Việc đổi mới sách giáo khoa ngữ văn THCS nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chủ yếu: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định. Đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ở bộ môn Ngữ văn thời lượng giành cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương là tương đối lớn. Trong số thời lượng ấy, số tiết dạy văn học Trung đại cũng chiếm một phần không nhỏ, được tìm hiểu ở toàn cấp học. Do đó việc nắm được mối quan hệ giữa giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết. Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy: số đông học sinh không mấy hứng thú học văn. Đặc biệt là văn học trung đại. Không chỉ bởi rào cản ngôn ngữ, văn tự, khoảng cách về văn hóa giữa quá khứ và hiện tại mà còn khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo, đặc biệt là sách tuyển chọn những tác phẩm nguyên gốc. Đứng trước tình hình nền văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, là một giáo viên, nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp học sinh có được hứng thú trong giờ học văn, giúp các em đồng cảm với nhân vật với tác giả, từ đó cảm thông và yêu quý họ. Xây dựng hứng thú, thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học văn; có ý thức và biết cách ứng xử trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hóa; khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp các em giữ gìn được nền văn hóa dân tộc mà người nghệ sĩ đã gửi gắm lại qua nhiều thế hệ. Đó là lí do tôi chọn đề tài này làm nội dung nghiên cứu và thực hiện trong suốt những năm giảng dạy lớp 9. 2- Mục đích nghiên cứu: Việc dạy và học văn học Trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là nỗi khốn khổ, gây nhiều khó khăn, phiền toái cho người dạy lẫn người học. Hiểu được những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng gì; truyền thụ cái hay, cái đẹp của nó cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấp bội phần. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản  ngôn ngữ, bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ  Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không phải có kiến thức chắc chắn, ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học v.v..Vậy mà đối tượng tiếp nhận ở đây lại là học sinh THCS, vốn sống ít ỏi. khả năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện, vậy làm sao để cảm được hết cái hay cái đẹp của văn học trung đại mang tính bác học? Chỉ bấy nhiêu thứ cũng đủ làm cho người dạy lẫn người học đau đầu, mệt trí thì thử hỏi làm sao mà lắng lòng, mà bình tâm để cảm nhận cho được cái tinh hoa cùng vẻ đẹp của văn chương qua cách biểu đạt “ngôn tại ý ngoại” của các bậc thi nhân tiền bối đã gởi gắm trong từng câu chữ. Những trăn trở này xin được mạo muội ghi lại đây để đồng nghiệp cùng suy nghĩ và góp ý, với thiện tâm là làm sao giúp cho việc dạy và học các tác phẩm Văn học Trung đại Việt Nam tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. 3- Nhiệm vụ nghiên cứu: Chuyên đề này có 3 nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy tốt phần VHTĐ lớp 9 + Nhiệm vụ 2: Thực trạng dạy và học Văn học Trung đại ở cơ sở. + Nhiệm vụ 3: Một số kinh nghiệm để dạy tốt phần Văn học Trung đại ở lớp 9. 4- Phạm vi nghiên cứu: Cả một giai đoạn lịch sử được phản ánh trong văn học suốt 400 năm( Từ TK XVI - TK XIX) với bao thăng trầm được học trong nửa học kì I lớp 9. Từ tình yêu nước, ý chí dân tộc cho đến ý thức về thân phận con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ được Văn học đề cập. Vậy phải dạy như thế nào cho đúng để các em hiểu và hiểu đúng về thời đại và con người cùng giá trị đích thực của các tác phẩm giai đoạn nầy? Phạm vi nghiên cứu của đề tài này tập trung vào học sinh và các nội dung đó trong tác phẩm được dạy ở lớp 9. 5- Phương pháp ngiên cứu: - Phương pháp chủ yếu nắm bắt tình hình thực tiễn, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm.Cụ thể: - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học trung đại. - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy các tác phẩm của đồng nghiệp thông qua các tiết dạy, dự giờ của đồng nghiệp - Thực nghiệm giảng dạy phần VHTĐ trên lớp, đánh giá kết quả nhận thức của HS và rút kinh nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG 1- Cơ sở lí luận Văn học trung đại ( còn gọi là văn học viết thời phong kiến hoặc văn học cổ), là phần chương trình môn văn lớp 9 suốt học kì I . Đây là phần khó đối với cả học sinh và giáo viên . Giáo viên ít kiến thức thì dễ hiểu sai , dạy sai . Với học sinh , mọi kiến thức đều xa lạ , từ quan hệ xã hội đến quan điểm nghệ thuật , tư tưởng tác giả , phong cách nghệ thuật ,ngôn ngữ ....Tất cả hầu như lần đầu tiên các em mới biết đến . Đã thế, mười thế kỷ văn chương phong phú, mỗi thế kỷ chỉ chọn lọc một, hai bài . Những bước nhảy cóc từ bài nọ sang bài kia cách xa hàng trăm năm khiến cho các em khó mà cảm nhận từng bài cũng như quá trình phát triển của văn chương. Những tác phẩm được chọn dạy ở đây là những tác phẩm đặc sắc nhất của Văn học trung đại giai đoạn này. Nội dung khá gần gũi với các em và chủ yếu là thơ nên các em dễ học thuộc. Nhưng để tiếp nhận lại chẳng dễ chút nào bởi cách diễn đạt, quan niệm, cách giải quyết lại khác hẳn so với thời đại các em đang sống. 2. Thực trạng: Sau nhiều năm giảng dạy ở Ngữ văn 9, tôi thấy thực tế xảy ra là: - Học sinh khó cảm thụ và phân tích tác phẩm Văn học trung đại - Khả năng vận dụng kiến thức về tác giả , tác phẩm vào kỹ năng làm bài văn nghị luận còn hạn chế . - Sách tham khảo, điều kiện tìm đọc trọn vẹn các tác phẩm là rất ít. Mà hầu như các em chỉ được học trích đoạn nên đôi khi hiểu thiếu trọn vẹn, mơ hồ. - Bố mẹ, người thân đa phần là nông dân, vốn hiểu biết về văn học học cổ rất hạn chế. Học sinh có thắc mắc khó có thể được chia sẻ tỉ mỉ. Từ đó học sinh ngại học , ngại đọc các tác phẩm văn học dẫn đến chất lượng bài viết chưa cao. Hơn nữa đứng trước tình hình nền văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, là một giáo viên, nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp học sinh có được hứng thú trong giờ học văn, giúp các em đồng cảm với nhân vật với tác giả, từ đó cảm thông và yêu quý họ. Xây dựng hứng thú, thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học văn; có ý thức và biết cách ứng xử trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hóa; khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp các em giữ gìn được nền văn hóa dân tộc mà người nghệ sĩ đã gửi gắm lại qua nhiều thế hệ. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện : Sau khi học sinh học xong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương", tôi cho các em làm bài kiểm tra 15 phút Đề bài : Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận oan nghiệt của nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ ? Kết quả cụ thể như sau: Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu TS HS 9A 9 12 14 2 37 9B 5 10 17 6 38 Đa số các em nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật nhưng lí giải chưa thực sự thấu đáo và thiếu tính thuyết phục. Tất cả những nhận xét chỉ dừng lại theo hướng cảm tính, đôi bài còn lí giải mang khuynh hướng xã hội học hiện đại. Từ thực tế đó, tôi suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng một số giải pháp sau. III - Giải pháp 1 . Muốn dạy tốt, bản thân người giáo viên phải hiểu kĩ đặc trưng của VHTĐ: 1.1Về các giai đoạn phát triển: a. Chặng 1: (TK X - hết TK XIV) Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần. Văn học viết Việt Nam hình thành, TK X có sự xuất hiện của văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đấnh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi. Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì b. Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII) TK XV văn học viết còn kế thừa được cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A. Dần dần văn học Việt Nam chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu. Thơ Nôm , văn chính luận có sự phát triển tột bậc có nhiều thành tựu lớn qua sáng tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục).. c. Chặng 3: (đầu TK XVIII - hết nửa đầu TK XIX) Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghia Tây Sơn. Vua Quang Trung lên ngôi. Rồi triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phong kiến chuyên chế(1802-1945). Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Thời kì này có sự d. Chặng 4: (cuối TK XIX): Từ chế độ phong kiến, Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến và văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt của văn học cuối TK XIX là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm và mang một âm hưởng bi tráng bởi nó ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong thời kì này có sự xuất hiện của một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của đem đến những đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa. Văn thơ chữ Hán và chữ Nôm của các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đều có những bước phát triển mạnh mẽ. 1.2 Về đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam: 1.2a.Nội dung: Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao, được đào tạo từ ''cửa Khổng sân Trình'' , chịu ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương cổ điển. Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự. Tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa của truyền thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam. Điều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực bạo tàn. Tư tưởng nhân đạo được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong nội dung của tác phẩm Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa. 1.2b. Đặc điểm nghệ thuật: a,Tính quy phạm và bất quy phạm: Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Sáng tác có lúc để tiêu khiển, thù tạc nhưng mục đích chung của các vị thánh hiền là giáo hóa cuộc đời.''Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí''. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống.Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm. b,Tính trang nhã:Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam. c,Yếu tố Hán, văn hóa Hán: Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ ngâm khúc hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt. 1.3 Về hình ảnh con người trong văn học: a. Mối quan hệ với thiên nhiên: Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng, qua lại tác động lẫn nhau. Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri âm. Không ít người đã lánh đời phàm tục, hòa mình vào thiên nhiên, sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn, còn là chuẩn mực của cái đẹp, là thước đo mọi giá trị của tạo vật. Nên văn học cổ điển tả người cũng phải so sánh với cái chuẩn mực là vũ trụ, thiên nhiên, đồng thời thiên nhiên thường gắn với lí tưởng, đạo đức thẩm mỹ. Chẳng hạn nhân cách của người quân tử xưa được ví như tùng, bách, vẻ đẹp của người giai nhân được ví với liễu, mai. b. Mối quan hệ với quốc gia dân tộc. Trong văn học trung đại, chủ nghĩa yêu nước thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời. Văn học Việt Nam ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định một đạo lí làm người của dân tộc.Trong những thời điểm lịch sử khác nhau thì con người có những biểu hiện khác nhau trong ý thức về bản thân. Khi đất nước có chiến tranh hay những cuộc cải tạo thiên nhiên thì con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn là ý thức cá nhân. Họ hi sinh cái tôi cá nhân vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Còn trong thời bình, con người cá nhân được đề cao, họ có ý thức sâu sắc về quyền sống của cá nhân. Tóm lại: Nền văn học trung đại tuy có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử khác nhau gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và đổi thay về ý thức của con người nhng dù có biến chuyển thế nào, văn học thời kì này vẫn bị chi phối bởi một quan niệm thẩm mĩ chung thể hiện qua một hệ thống thi pháp tương ứng (nằm trong vùng ảnh hởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo và văn học Trung Hoa). Văn học Việt Nam thời trung đại đã kết tinh nghệ thuật ở phạm vi văn vần hơn văn xuôi. Bút pháp thiên vào lối chấm phá, điểm nhãn, gợi nhiều hơn tả trong nghệ thuật. Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác. Văn học trung đại có đặc thù riêng như vậy nên khi tìm hiểu về nền văn học này là chúng ta giúp học sinh tìm về thế giới của người xưa, giúp các em bồi dưỡng nhân cách, biết yêu quý các giá trị phi vật thể, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu gia đình và tự hào dân tộc, có lý tưởng XHCN, lòng khoan dung, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập nghiệp không cam chịu nghèo nàn. Dạy văn học trung đại, giúp học sinh nắm được các giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nắm vững những đặc trưng cơ bản này của văn học trung đại Việt Nam là chìa khoá quan trọng để mỗi giáo viên chủ động trong giảng dạy phần chương trình quan trọng này. 2. Chuẩn bị tâm thế cho học sinh Nhân đà phấn khởi vào năm học mới, lên lớp cuối cấp, tôi động viên các em sẵn sàng , náo nức bước vào một thế giới văn chương đầy bí ẩn và hấp dẫn, nhưng cũng đầy khó khăn thử thách đòi hỏi các "anh cả , chị cả " không sợ mỏi gối chùn chân Việc làm này thuộc phạm trù công tác tư tưởng vừa phải làm trước và trong suốt quá trình giảng dạy . Đây là việc rất cần thiết , không làm cho học sinh quyết tâm và hứng khởi như trước khi vào một trận đánh gian nan thì sẽ hạn chế thắng lợi Làm thế nào để học sinh hăm hở và biết cách học ? Đó là nghệ thuật của mỗi giáo viên trước đối tượng cụ thể của mình . Riêng tôi ,đối tượng chủ yếu là học sinh nông thôn , sách tham khảo ít , cha mẹ không giàu tri thức văn học cổ . Trước khi dạy một bài cụ thể, giáo viên cần yêu cầu học sinh chuẩn bị bài đầy đủ. Điều này tạo tâm thế giúp các em tự tin trước bài học. Ví dụ, khi dạy những trích đoạn trong Truyện Kiều, giáo viên yêu cầu cụ thể như sau: Bước 1: Củng cố ôn tập kiến thức đã học và kiền thức trước đó qua các đoạn trích; Chị em Thúy Kiều. ôn lại tóm tắt tác phẩm. Kiều trải qua nhiều đoạn trường, tình huống éo le, Kiều có tâm trạng khác biệt. Bước 2: Tìm hiểu xuất xứ đoạn trích đã học. Chủ yếu tìm hiểu đoạn đời và tâm trạng trước đó.Trước khi phân tích mỗi đoạn cần giúp cho học sinh nắm được vị trí đoạn thơ trích trong tác phẩm. Việc này chẳng những cần thiết cho sự tìm hiểu đoạn trích mà còn giúp cho học sinh nắm vững cốt truyện. Các đoạn giảng dược sắp xếp theo trình tự trước sau trong tác phẩm, riêng đoạn “ Mã Giám Sinh mua Kiều” trước đây xếp vào loại bài độc thêm nên có sự đảo , có liên quan trực tiếp đến đoạn trích, cũng cần nhắc lại để học sinh nắm được. Từ đó mới có thể hiểu đúng các chi tiết của đoạn trích ( ví dụ: Tình cảm của Kiều ở nhà bà Tú Bà trước khi đưa ra lầu Ngưng Bích, những sự kiện về mối quan hệ giữa Thúc Sinh, Thúy Kiều, Hoạn Thư liên quan đến màn báo ân, báo oán ). Bước 3: Rèn luyện phương pháp đọc hiểu văn bản cho học sinh. Vấn đề này liên quan đến nhiệm vụ giảng dạy môn Văn trong nhà trường. Để đạt được mục tiêu giảng dạy, nhiệm vụ của môn Văn, cụ thể là của người giáo viên văn học, ngoài việc cung cấp những tri thức cơ bản cần phải giúp học sinh có được kỹ năng, năng lực và phương pháp tự học tốt nhất. Muốn vậy, trước hết, cần hướng dẫn để học sinh nắm được phương pháp đọc hiểu và sử dụng nó một cách hiệu quả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đọc văn chương là quá trình thâm nhập và tháo gỡ mã của các kí hiệu văn chương trong văn bản, là việc tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua các cấu trúc của văn bản, là quá trình phát hiện và sáng tạo Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn trích hoặc diễn xuôi đoạn trích. Đọc diễn cảm là một trong những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh. Nhưng nếu xét về đặc trưng của bộ môn Văn thì đọc diễn cảm được coi là một phương pháp phân tích bài văn. Đọc đúng, đọc diễn cảm là công việc để học sinh bước đầu càm thụ bài văn về mặt cảm tính, làm chiếc cầu nối cho việc đi sâu vào bản chất của hình tượng văn học. Ví dụ như : Kiều ở lầu Ngưng Bích yêu cầu cách đọc như sau: Đây là đoạn truyện thơ đậm màu sắc trữ tình, đọc với giọng đọc biểu lộ nội tâm của nàng Kiều, lúc thì buồn bã đau xót, lúc thì nhớ nhung da diết, lúc thì buồn cô đơn đến rợn ngợp, lúc thì hoảng hốt sợ hải, vô vọngĐối với giáo viên, hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm rồi đọc mẫu chính là bước đầu cảm thụ bài văn ở giai đoạn trực quan sinh động, gây dạng khêu gợi tưởng tượng, óc liên tưởng, cảm xúc, rất cần thiết cho việc cảm thụ về sau. 3. Định hướng của giáo viên. 3.1. Về phương pháp Trong nhà trường, tác phẩm văn học đến với học sinh không phải bằng con đường tự do lựa chọn như đối với bạn đọc ngoài đời. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh là những bạn đọc còn hạn chế vể vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn nhưng lại có khả năng rung động và có xúc cảm đặc biệt với tác phẩm văn học. Vì vậy, vai trò của người giáo viên văn học là phải bổ sung, bồi dưỡng vốn sống, phát triển các năng lực cảm thụ cho học sinh và hướng dẫn họ đến với tác phẩm văn học một cách đúng nhất, gần nhất. Để làm được nhiệm vụ cao quí và nặng nề này, người giáo viên cần có những phương pháp thích hợp, đồng thời phải biết cách sử dụng, phối hợp các phương pháp phân tích tác phẩm một cách nhuần nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt tri thức, vừa nắm bắt phương pháp học tập, nghiên cứu. 3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi trong giảng dạy Xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp để tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại của văn học trung đại ( phần chuẩn bị bài của học sinh và quá trình định hướng phân tích tác phẩm của giáo viên) cũng là một giải pháp tốt . 3.3. Chuẩn bị bài giảng Chuẩn bị bài giảng chu đáo theo tôi đó là một khâu vô cùng quan trọng quyết định rất lớn đến thành công của một bài dạy. Một giáo viên dù giỏi đến mấy thì khi dạy một bài cũng cần phải chuẩn bị bài chu đáo. Như vậy khi dạy giáo viên sẽ làm chủ được kiến thức, làm chủ được bài dạy không bị cuống, hay bị “bí” khi giảng, không bị cuốn theo học sinh để làm ảnh hưởng đến kết quả giờ dạy. Vậy thế nào là một bài dạy được xem là chuẩn bị chu đáo? Theo tôi đó là một giờ dạy mà người giáo viên đầu tư thời gian trí tuệ vào việc soạn bài. Từ hệ thống câu hỏi phải hợp lí đến việc chuẩn bị những lời bình, lời chuyển ý, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, những thông tin liên quan đến giờ dạyđiều này đã được chứng minh qua thực tế giảng dạy của chính bản thân tôi cũng như khi dự giờ của đồng nghiệp. Chuẩn bị bài dạy chu đáo là giáo viên đã tôn trọng người học cũng như tôn trọng chính bản thân mình. Một tác phẩm văn học sống mãi với thời gian và hấp dẫn với người đọc qua nhiều thế hệ là một tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật Như vậy tác phẩm văn học bao giờ cũng có hai giá trị (giá trị nội dung tư tưởng và giá trị hình thức). Hình thức nghệ thuật chuyển tải những giá trị nội dung tác phẩm. Hình thức nghệ thuật càng sinh động, độc đáo, hấp dẫn càng làm tăng giá trị nội dung. Hiểu và nắm được những yêu cầu trên đây thì việc thực hiện tìm hiểu khám phá tác phẩm mới đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. Cụ thể: Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều là sử dụng rộng rãi cách nói ước lệ, sử dụng nhiều ẩn dụ, tượng trưng, nhiều điển cố, điển tích. Trong quan niệm của thời Trung đại thì đĩều đó chứng tỏ sự uyên bác, điêu luyện của tác giả. Nhưng với người đọc ngày nay thì đây là một khó khăn, thậm chí là một rào cản khi tiếp nhận tác phẩm cổ điển - sự ngăn cách không chỉ ở phạm vi ngôn từ mà còn là cơ tầng văn hóa. Khai thác các chi tiết nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Thuý Kiều thể hiện tài năng của Nguyễn Du. Đó là giảng từ ngữ, phân tích sắc thái ý nghĩa tính biểu cảm của từ ngữ, đưa đến cảm hiểu được tâm trạng của nhân vật. Ví dụ: + Đoạn trích " Chị em Thuý Kiều" ? Em hiểu "hai ả tố nga" là gì? Tố nga: người con gái đẹp (điển tích của Trung Quốc). Chị Hằng Nga (tên nôm là Thường Nga- vợ của Hậu Nghệ, lấy trộm thuốc trường sinh trốn lên cung trăng làm 1 tiên nữ. Vì mặt trăng sắc trắng nên gọi là Tố Nga (tố là trắng, nga là người con gái đẹp) ? Câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần" cho ta biết gì về cách tả của tác giả? - Mai cốt cách: cốt cách của mai là hình thì mảnh mai, sắc thì rực rỡ, hương thì tao nhã=> gợi tả vẻ đẹp cốt cách thanh cao như mai (mai là một loài hoa đẹp và quý). - Tuyết tinh thần: tinh thần của tuyết là trắng trong, tinh khiết, thanh sạch => gợi tả vẻ đẹp tâm hồn trinh trắng như tuyết. => Hai câu sau vừa là nhận xét khái quát vẻ đẹp của mỗi người vừa là cách tả cốt chỉ biểu hiện cho được cái hồn, cái tinh thần của vẻ đẹp chứ không đi sâu vào tỉ mỉ. một cái nhìn phát hiện đầy trân trọng của Nguyễn Du ? Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp ước lệ quen thuộc trong văn học cổ: Sử dụng những quy ước trong biểu hiện như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: trăng, hoa, ngọc, tuyết để nói về vẻ đẹp của con người. ? Qua những chi tiết miêu tả đó, ta hiểu gì về thái độ của tác giả đối với hai nhân vật này? - Đọc 4 câu thơ gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân ? Ở câu thơ đầu, tác giả vừa giới thiệu vừa khái quát vẻ đẹp của Vân, em hiểu từ "trang trọng"gợi tả vẻ đẹp ntn? ? Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được tác giả ngầm so sánh với những hình ảnh thiên nhiên nào ở 3 câu thơ tiếp theo? ? Những từ ngữ nào đáng chú

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_tot_phan_van_hoc_trung.doc