Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11: Văn bản tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

A. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh phần nào thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, từ đó, ý thức được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em.

 Rèn kĩ năng lập luận trong văn nghị luận

 Giáo dục ý thức trân trọng và phát huy quyền trẻ em.

 B.Chuẩn bị:

 Tích hợp với: + Môn Giáo dục công dân - quyền trẻ em

 + Tập làm văn: Lập luận trong văn nghị luận C. Tiến trình lên lớp:

 *Ổn định tổ chức:

 *Kiểm tra bài cũ:

 ? Từ văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, chứng tỏ rằng chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém và phi lí?

 *Tổ chức các hoạt động dạy - học:

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11: Văn bản tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8/2013 Ngày dạy: 03/9/2013 Tiết 11 - Văn bản : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh phần nào thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, từ đó, ý thức được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em. Rèn kĩ năng lập luận trong văn nghị luận Giáo dục ý thức trân trọng và phát huy quyền trẻ em. B.Chuẩn bị: Tích hợp với: + Môn Giáo dục công dân - quyền trẻ em + Tập làm văn: Lập luận trong văn nghị luận C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Từ văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, chứng tỏ rằng chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém và phi lí? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Tìm hiểu chung 1. Đọc - hiểu chú thích - GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc - HS nghe và đọc theo hướng dẫn ? Dựa vào chú thích (ô), nêu xuất xứ của văn bản? - Văn bản được trích từ Thông báo Hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em. 2. Cấu trúc văn bản ? Chủ đề của văn bản là gì? - Chủ đề: Hành động cảu thế giới để trẻ em được sống, được bảo vệ và phát triển. ? Phương thức biểu đạt chính là gì? - Phương thức nghi luận ? Văn bản có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? - Phần 1(Mục 1, 2): Nhận thức về trẻ em và quyền trẻ em - Phần 2(Từ mục 3 -> mục 7): Thực trạng sống của trẻ em - Phần 3(Mục 8,9): Khả năng tăng cường chăm sóc và phát triển trẻ em - Phần 4 (Còn lại): Những nhiệm vụ cụ thể II. Phân tích 1. Nhận thức về trẻ em và quyền trẻ em ? Những lời văn nào tập trung thể hiện nhận thức của thế giới về trẻ em? - Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương... trẻ hiểu biết, hiếu động và đầy ước vọng... ? Em hiểu "dễ bị tổn thương" là gì? - Trẻ em dễ xúc động và dễ yếu đuối trước những tác động tiêu cực của cuộc sống ? Trẻ em cần và xứng đáng có một cuộc sống thế nào? - Một cuộc sống vui tươi thanh bình, được học tập, vui chơi và phát triển. ? Em có nhận xét gì về nhận thức đó? -> Nhận thức đúng đắn, tích cực ? Từ đó, bản tuyên bố đưa ra lời kêu gọi nào? - "Hãy đảm bảo ... ... tốt đẹp hơn" ? Lời kêu gọi đó có ý nghĩa gì? -> Quyền sống và phát triển của em là vấn đề quan trọng cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa 2. Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay ? Câu văn nào khái quát thực trạng cuộc sống của trẻ em? - "Thực trạng cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy" ? Trong mối quan hệ với phần trên, câu văn này được hiểu như thế nào? - Quyền sống và phát triển của nhiều trẻ em chưa được bảo đảm. ? Bản tuyên bố đưa ra những dẫn chứng nào? - Trẻ em là nạn nhân của: Chiến tranh và bạo lực, đói nghèo, suy dinh dưỡng và bệnh tật ? Nhận xét của em về các dẫn chứng? - Dẫn chứng toàn diện, chính xác ? Từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? - Các từ: Mỗi ngày, hàng ngày ? Qua đó, em hiểu gì về thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay? ->Nhiều trẻ em vẫn đang là nạn nhân của những bất hạnh lớn. Điều đó đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong cuộc sống của chúng ta. *Củng cố: ? Phát biểu chủ đề của văn bản? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào? ? Nhận về quyền trẻ em thể hiện như thế nào? ? Thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay ra sao? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Chuẩn bị tiết 12: Soạn tiếp văn bản, chú ý các nội dung: + Khả năng tăng cường công tác chăm sóc và phát triển trẻ em + Những nhiệm vụ cụ thể để trẻ em được chăm sóc và phát triển tốt hơn. -------------------------------------------------- Ngày soạn: 27/8/2013 Ngày dạy: 04/9/2013 Tiết 12 - Văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt: HS thấy được khả năng và những nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện để chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em được tốt hơn. Rèn kĩ năng lập luận trong văn nghị luận Giáo dục ý thức trân trọng, phát huy quyền trẻ em. B.Chuẩn bị: Đọc "Công ước quốc tế về quyền trẻ em" Tiếp tục định hướng tích hợp tiết 11 C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Nêu hiểu biết về thực trạng cuộc sống của trẻ em ở địa phương em? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: II. Phân tích 3. Khả năng tăng cường chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em ? Dựa vào mục 8,9, hãy tóm tắt các điều kiện có thể đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em? - Sự đoàn kết quốc tế - Có cơ sở pháp lí: Công ước quốc tế về quyền trẻ em - Đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực giải trừ quân bị. ? Nhận xét những điều kiện trên? - Những điều kiện hết sức thuận lợi trên nhiều lĩnh vực ? Các điều kiện đó tác động như thế nào đến việc chăm sóc, phát triển trẻ em? -> Đây thực sự là cơ hội lớn để cộng đồng quốc tế có thể làm tốt hơn công tác chăm sóc và phát triển trẻ em. ? ở nước ta có thuận lợi gì trong công tác này? - Đảng và nước quan tâm - Sự tham gia của các tổ chức - ý thức của người dân về vấn đề này ngày càng cao ? Bản thân em có thể tham gia vào công tác chăm sóc và phát triển trẻ em ntn? - Yêu quý, bảo vệ trẻ em, đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền trẻ em. 4. Những nhiệm vụ cụ thể ? Bản tuyên bố đã nêu lên những nhiệm vụ cụ thể nào? - Tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng - Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - Thực hiện bình đẳng giới - Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động văn hóa xã hội ? Nhận xét của em về lời văn, ý văn? - Lời văn, ý văn mạch lạc, dứt khoát ? Từ đó, em nhận thức như thế nào về những nhiệm vụ trên? -> Đây là những nhiệm vụ cụ thể, cấp bách cần phải làm ngay ? Theo em, vấn đề chăm sóc và phát triển trẻ em có quan trọng không? Vì sao? - Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì trẻ em chính là tương lai của thế giới ? Trẻ em cần phải làm gì để xứng đáng với sự quan tâm đó? - HS tự bộc lộ (Có lối sống lành mạnh, học tập tốt, phát huy nhưng không lạm dụng quyền trẻ em....) III. Tổng kết ?Em học được gì từ cách lập luận của bài văn này? - Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, lời văn mạch lạc ? Văn bản làm nổi bật vấn đề gì? -> Ghi nhớ *Củng cố: ? Hãy khái quát lại bố cục của văn bản? ? Em quan tâm đến nội dung nào nhất của văn bản? Vì sao? ? Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học. - Chuẩn bị tiết 13: + Đọc lại các ví dụ ở tiết 3, tiết 8 + Tìm các tình huống hội thoại mà người nói cố tình vi phạm các phương châm hội thoại -------------------------------------------------- Ngày soạn: 28/8/2013 Ngày dạy: 09/9/2013 Tiết 13- Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp và, vì một lí do nào đó, các phương châm hội thoại không được tuân thủ. - Rèn kĩ năng vận dụng linh hoạt các phương châm hội thoại vào thực tế sử dụng ngôn ngữ. B.Chuẩn bị: Tích hợp với kiến thức về hội thoại và thực tế ngôn ngữ C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là phương châm quan hệ? Phân tích ví dụ minh họa? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp Truyện cười "Chào hỏi" - Gọi HS đọc - HS đọc ? Lời chào hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao? - Có tuân thủ vì lời lẽ rất lễ độ, lời chào hỏi thể hiện sự quan tâm của chàng rể đến người nhận lời chào hỏi ? Lời chào đó có vi phạm phương châm hội thoại nào không? - Không vi phạm ?Tuy nhiên, theo em, người nhận lời câu chào hỏi đó sẽ có tâm trạng gì? - Chắc chắn người nhận sẽ có tâm trạng rất bực tức, khó chịu ? Vì sao vậy? - Vì để nhận lời chào hỏi đó, người nhận phải từ ngọn cây cao trở xuống mặt đất. ? Lời chào hỏi này có thể được chấp nhận trong hoàn cảnh nào? - Khi người nghe đang làm việc dưới mặt đất ? Từ đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phương câm HT và tình huống giao tiếp? -> Ghi nhớ 1. II. Các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ? Nhắc lại các tình huống vi phạm phương châm hội thoại đã hộc ở tiết 3 và tiết 8? - HS nhắc lại các tình huống ? Nguyên nhân nào dẫn đến việc vi phạm đó? -> Do người nói thiếu hiểu biết hoặc thiếu văn hóa giao tiếp. Tổ chức cho HS nghiên cứu các tình huống nêu trong SGK - HS đọc kĩ các tình huống nêu trong SGK ? Có những PCHT nào đã bị vi phạm? - Phương châm về lượng (câu nói của An); Phương châm về chất (câu nói của bác sĩ); Phương châm về lượng (câu "Tiền bạc chỉ là tiền bạc"). ? Theo em, sự vi phạm đó do thiếu hiếu biết hay do người nói chủ định? - Do người nói chủ định ? Vì sao vậy? - Vì họ phải ưu tiên thực hiện một PCHT khác hoặc một yêu cầu quan trọng hơn. ? Từ nội dung đã phân tích, hãy cho biết các PCHT có thể không được tuân thủ trong những trường hợp nào? -> Ghi nhớ 2 III. Luyện tập Bài tập 1 - Gọi HS đọc bài tập - HS đọc ? Câu trả lời của ông bố có vi phạm PCHT nào không? - Không vi phạm phương châm hội thoại nào ? Có gì đáng nói ở câu trả lời ấy? - Nó không phù hợp với tình huống giao tiếp. Đứa bé 5 tuổi khó có thể nhận biết được cuốn "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao". Bài tập 2 ? Lời nói của CHân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vi phạm PCHT nào? - Vi phạm phương châm lịch sự ?Việc đó có lí do chính đáng không? - Không có lí do chính đáng ? Vậy nguyên nhân là do đâu? - Do Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thiếu hiểu biết và văn thiếu văn hóa giao tiếp. *Củng cố: ? Trình bày nội dung các phương châm hội thoại? ? Phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp quan hệ với nhau ntn? ? Trong những tình huống nào các PCHT có thể bị vi phạm? *Hướng dẫn học ở nhà: ? Học bài, nắm chắc bài học. ? Ôn tập kiến thức về hội thoại và các phương châm hội thoại? - Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 1: + Ôn tập văn bản thuyết minh + Nắm chắc việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. ------------------------------------------------- Ngày soạn: 29/8/2013 Ngày dạy: 06/9/2013 Tiết 14, 15 - TLV : Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về văn bản thuyết minh và việc sử dụng yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật để viết bài. - Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh, kĩ năng làm văn nói chung. - Giáo dục ý thức tự giác làm bài. B. Chuẩn bị: - GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm - HS: Ôn tập theo hướng dẫn tiết 13. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức. * Tổ chức cho HS viết bài: Ma trận: Chủ đề Cấp độ tư duy Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật Học sinh vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học về văn thuyết minh, việc sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh để viế bài văn thuyết minh về vai trò của cây lúa trong đời sống của người dân Việt Nam Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 1 Số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100% Số câu: 1 Số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100% I. Đề bài: Thuyết minh về cây lúa trong đời sống của người dân Việt Nam. II. Đáp án: Bài làm phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Kiểu bài: Thuyết minh 2. Kiến thức: - Thuyết minh một số đặc điểm sinh học của cây lúa - Tập trung thuyết minh công dụng của cây lúa trong đời sống: + Cung cấp nguồn lương thực chính + Là mặt hàng xuất khẩu + Là nguyên liệu chế biến một số loại bánh + Thân cây (rơm) có thể làm chất đốt ... 3. Kĩ năng: - Đảm bảo đúng đặc trưng kiểu bài - Các biện pháp và yếu tố miêu tả được vận dụng hợp lí, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao cho bài viết. III. Biểu điểm: Từ 9 -> 10 điểm: Thực hiện xuất sắc các yêu cầu của đề bài, nội dung chi tiết, đầy đủ, đúng đặc trưng, kĩ năng viết văn thuần thục, các yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật được sử dụng hợp lí đạt hiệu quả cao. 8 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sinh động, hấp dẫn, có thể còn sai sót nhỏ. 7 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài; Biết vận dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật song ấn tượng chưa thật sâu đậm; Còn lỗi diễn đạt. 5 -> 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đề bài ; Có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật song hiệu quả còn hạn chế; Đôi chỗ diễn đạt chưa thật thoát ý. 4 điểm: Biết viết bài thuyết minh song chưa biết vận dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật; Diễn đạt còn vụng về. 2 ->3 điểm: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài; Bài viết chưa thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài thuyết minh; Diễn đạt yếu. *Củng cố: - GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài * Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập kiểu bài thuyết minh. - Soạn bài "Chuyện người con gái Nam Xương": + Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Dữ + Đọc và tóm tắt văn bản + Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương (Khi chưa lấy chồng đến khi tiễn chồng đi lính.)

File đính kèm:

  • docGA tuan 3.doc
Giáo án liên quan