Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm: Con cò

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ. Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do.

B. Thiết kế bài dạy học:

 Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra bài cũ.

 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

 Mục đích của văn bản? Cách lập luận? Phong cách văn chương khác với phong cách khoa học như thế nào?

 Đánh giá hoạt động 1.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm: Con cò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 112 Hướng dẫn đọc thêm: CON CÒ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ. Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do. B. Thiết kế bài dạy học: Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra bài cũ. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Mục đích của văn bản? Cách lập luận? Phong cách văn chương khác với phong cách khoa học như thế nào? Đánh giá hoạt động 1. Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài hướng dẫn đọc thêm: Đọc tại lớp và hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm ở nhà. Hoạt động 3: Đọc kết hợp giải thích từ khó, tìm hiểu thể thơ, bố cục. { Đọc: Giọng thủ thỉ, tâm tình, dịu dàng, sâu lắng. { Từ khó: Tìm hiểu trong SGK Thể thơ: Tự do Bố cục: 3 đoạn. t Hình ảnh con cò qua lời mẹ ru thời thơ ấu. t Hình ảnh con cò qua lời mẹ ru trên những chặng đường đời của mỗi con người. t Từ hình ảnh con cò, suy nghĩ triết lý về ý nghĩa lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người. Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung và nghệ thuật. + Tìm những hình ảnh biểu tượng con cò trong bài thơ. + Tìm những hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ hai. (Cánh cò trong tiềm thức tuổi thơ. Cánh cò trong tâm hồn con người. Con cò trong tâm thức. Con cò là biểu tượng của lòng mẹ, là hình ảnh tuổi thơ, là giòng nhạc âm vang trong suốt cuộc đời). + Nhân xét về thể thơ, nhịp thơ, câu thơ, các biện pháp nghệ thuật, nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, sự vận dụng ca dao. C. Đánh giá các hoạt động và kết thúc tiết học. – ¯ ˜ Tiết 113- 114 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG – ĐẠO LÝ A. Kết quả cần đạt: Ôn tập kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý nói riêng. Rèn kỹ năng làm một bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lý. B. Chuẩn bị: Ngoài những đề trong SGK, giáo viên chuẩn bị thêm một số đề thuộc về tư tưởng đạo lý để các em tập nhận diện. C. Thiết kế bài dạy –học: «Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý HS đọc các đề trong SGK và trả lời các câu hỏi. Định hướng: a. Sự giống nhau giữa các đề: Đều có yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng- đạo lý. b. Khác nhau: + Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường Bàn về tranh giành và nhường nhịn. + Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh. Đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tinh thần tự học. Hút thuốc lá có hại. { Đánh giá hoạt động 1 CHUYỂN TIẾT «Hoạt động 2: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. GV ghi đề bài: Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Hướng dẫn tìm hiểu đề. a. Loại đề bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý. b. Yêu cầu: Phân tích cách cảm, cách hiểu, rút ra bài học. c. Tri thức cần có: Vốn sống, vốn hiểu biết về tục ngữ Việt Nam. Hướng dẫn tìm ý: * Giải thích nghĩa đen: Nước: Sự vật tự nhiên, thể lỏng Nguồn: Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy. * Giải thích nghĩa bóng: Nước: Thành quả mà con người hưởng thụ (vật chất và tinh thần). Nguồn: Tổ tiên – những người đã đổ mồ hôi trong lao lao động, xương máu trên chiến trường trong nhiều thế hệ trước. Bài học đạo lý: Người được hưởng thành quả phải nhớ ơn người tạo ra thành quả. Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Nhớ nguồn phải được biểu hiện bằng những thái độ và hành vi cụ thể: Phải biết trân trọng giữ gìn và phát huy những thành quả đó. Ở một số nơi thuộc miền Bắc, những cặp vợ chồng mới cưới đều trồng cây ăn quả, cây có bóng mát hoặc lát gạch một đoạn đường để tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền hiền và cũng để cho làng mỗi ngày một thêm xanh tươi, trù phú. Phê phán thái độ vô trách nhiệm, thiếu tinh thần vun đắp cho sự nghiệp chung, thói thờ ơ, chỉ biết hưởng thụ mà không hề tái tạo. Ý nghĩa: Uống nước nhớ nguồn là sức mạnh tinh thần của dân tộc, mang vẻ đẹp văn hóa. { Đánh giá hoạt động 2. « Hoạt động 3: Thực hành viết một đoạn trong dàn ý. § HS viết đoạn mở bài. § GV xem và nhận xét một số bài. { Đánh giá hoạt động 3. D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối. § Viết tiếp các đoạn còn lại trong dàn ý. § Công việc của tiết sau: Sửa bài Tập Làm Văn số 5. ¶ & ¶ Tiết 115 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 A. Mục tiêu cần đạt: Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ, đặt câu, hành văn. Hoàn thiện quy trình viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội. B. Chuẩn bị: Thống kê điểm, sổ tay chấm bài. C. Lên lớp: Hoạt động 1: GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết trả bài. Viết đề bài lên bảng. Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu, nội dung cơ bản của bài. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá chung về bài làm của học sinh. (Vì đề bài có tính chất mở, kiểu bài giống nhau nhưng nội dung khác nhau nên giáo viên chỉ nêu những nhận xét về cách lập luận, triển khai nội dung, bố cục, liên kết câu, đoạn…mà không đi sâu vào một bài cụ thể nào). Nội dung: Ưu điểm: Bố cục ba phần rõ ràng. Nội dung phù hợp với đề bài. Vận dụng được cách hành văn nghị luận vào bài viết. Lỗi chính tả đã giảm bớt. Nhược điểm: Vẫn còn một số bài viết theo lối gạch đầu dòng. Trình bày thiếu cẩn thận, còn tẩy xóa không đúng quy định. Hiện tượng chép bài của bạn, copy sách vẫn còn. Những tấm gương vượt lên số phận có sự trùng nhau do các em ít đọc sách, vốn sống còn hạn chế. Hoạt động 3: Phát bài cho học sinh. Các em đọc kỹ bài viết của mình. GV nêu các loại lỗi phổ biến và sửa chữa trên bảng. Tổ chức cho các em trao đổi bài cho nhau. GV đọc bài của em Điệp, Tiền, Thành Dương và phân tích những ưu khuyết cho cả lớp rút kinh nghiệm. D. Đánh giá tiết trả bài và kết thúc. --------------------°---------------

File đính kèm:

  • docGANV9 Tiet 112 - 115.doc