A. Mục tiêu bài dạy (sgk/52)
B. Chuẩn bị của giáo viên – học sinh:
- Giáo viên giáo án, bài kiểm tra đã chấm.
- Học sinh sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình các HĐDH:
1. Khởi động: (5')
- Ổn định.
- Bài cũ: HTL bài thơ mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Bài mới: Đề tài viết về Bác Hồ là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam: Tố Hữu – Cõi Bác xưa, Minh Huệ - Đêm nay Bác không ngủ, Chế Lan Viên – Hoa trước lăng Người Hôm nay ta lại gặp lại đề tài này qua bài viếng lăng Bác - Viễn Phương.
2. Đọc – hiểu văn bản:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 117: Viếng lăng bác (viễn Phương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 117: VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
Mục tiêu bài dạy (sgk/52)
Chuẩn bị của giáo viên – học sinh:
- Giáo viên giáo án, bài kiểm tra đã chấm.
- Học sinh sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình các HĐDH:
1. Khởi động: (5')
- Ổn định.
- Bài cũ: HTL bài thơ mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Bài mới: Đề tài viết về Bác Hồ là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam: Tố Hữu – Cõi Bác xưa, Minh Huệ - Đêm nay Bác không ngủ, Chế Lan Viên – Hoa trước lăng Người … Hôm nay ta lại gặp lại đề tài này qua bài viếng lăng Bác - Viễn Phương.
2. Đọc – hiểu văn bản:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung bài giảng
Hỏi: giới thiệu vài nét về tác giả? Hoàn cảnh ra đời bài thơ?
- Viễn Phương sinh 1928 quê ở An Giang, là nhà thơ Miền Nam.
- Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Bài thơ được sáng tác 1976 sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc,Viển Phương có chuyến ra thăm lăng Bác.
Hỏi: Đọc chú thích (sgk)
Hỏi: Đọc văn bản (giọng thành kính, xúc động)
Hỏi: Bố cục? 4 khổ
Cảnh bên ngoài lăng buổi sớm.
Cảnh đoàn người xếp hàng vào viếng lăng Bác.
Cảnh trong lăng, những cảm xúc nhà thơ.
Ước nguyện của nhà thơ.
→ Trình tự cuộc vào thăm Bác.
Hỏi: Đọc khổ1:
Hỏi: Câu đầu cho ta biết điều gì? Giải thích nghĩa của từ "viếng" ,"thăm". Tại sao ở nhan đề tác giả dùng "viếng" ở câu đầu lại dùng "thăm"?
- Câu thơ đầu mang tính tự sự, thông báo có đứa con Miền Nam ra thăm Bác sau bao nhớ nhung.
- "Viếng" là nơi đến chia buồn với thân nhân người chết , "thăm" đến gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống.
- Trên nhan đề dùng "viếng" theo đúng nghĩa đen trang trọng khẳng định một sự thật Bác đã qua đời.
- Trong câu thơ đầu dùng " thăm" là ngụ ý Bác như vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Miền Nam, gợi sự thân mật,gần gũi.
Hỏi: Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và cảm nhận là gì?
- Là hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm ha ibên lăng Bác. Hàng tre ở hai câu tt → đọc hình ảnh biểu tượng cho gì: tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Biểu tượng cho con người, cho dân tộc Việt Nam (ẩn dụ).
Hỏi: Thành ngữ bảo táp mưa sa nhằm chỉ gì?
- Khó khăn, gian khổ, những cay đắng mà nhân dân ta vượt qua trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Hỏi: Cụm từ "đứng thẳng hàng" chỉ gì?
- Tinh thần đoàn kết đấu tranh, anh hùng, không bao giờ khuất phục.
- Thuỷ chung, can đảm, dịu hiền…
Tóm lại: từ hình ảnh cây tre tác giả nhớ đến con người Việt Nam, nhớ đến Bác Hồ. Bác mang trong mình vẻ đẹp dân tộc.
Hỏi: Đọc khổ 2: pt sự khác nhau giữa 2 hình ảnh "mặt trời", bp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của chúng?
- Mặt trời câu đầu: mặt trời thật, là thiên thể vẫn chiếu sáng mỗi ngày di qua đầu chúng ta (nhân hoá).
- Mặt trời câu hai: Bác Hồ đang nằm trong lăng (ẩn dụ)ca ngợi công lao trời biển của Bác đối nhân dân và các thế hệ con người Việt Nam.
Hỏi: Đọc hai câu tt, em hiểu hai câu thơ này ntn?
- Xếp hàng vào viếng lăng Bác là hiện tượng diễn ra đều đặn mỗi ngày.
- 79 mùa xuân : ý 79 tuổi.
- Hình ảnh dòng người xếp hàng từ từ, chầm chậm thành kính vào lăng viếng Bác, kết thành vòng tròn như tràng hoa (ẩn dụ)
→ Thể hiện tấm lòng kính trọng Bác, thương nhớ Bác.
Tóm lại : Khổ hai bằnng những hình ảnh ẩn dụ độc đáo nhà thơ đã thể hiện công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, và tình cảm biết ơn sâu sắc cucả dân tộc Việt Nam đối với người.
Hỏi: Đọc khổ 3. Hình ảnh Bác nằm nghỉ trong lăng được nhà thơ cảm nhận ntn? Tác giả đã vận dụng nghệ thuật gì?
- Hình ảnh Bác yên nghỉ đời đời trong lăng được so sánh với hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền.
- Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
- Đồng thời hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao dẹp, sáng trong của Bác.
- Nếu câu trên tác giả dùng hình ảnh mặt trời để nói đến công lao to lớn, vĩ đại của Bác, thì ở câu sau tác giả dùng hình ảnh vầng trăng là để nói đến tâm hồn, phong cách sống của Bác. Hai hình ảnh thơ không hề mâu thuẩn mà bổ sung cho nhau.
Hình ảnh trời xanh tượng trưng cho điều gì ?
- Sự vĩnh hằng vô tận của sự nghiệp , tên tuổi của HCM (ẩn dụ)
- Người vẫn còn mãi với non sông , đất nước , như trời xanh còn mãi .
Người đã hoá thành thiên nhiên , đất nước , dân tộc . Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người .
Tóm lại : Khổ 3 cũng bằng hình ảnh so sánh , tượng trưng , tác giả đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn Bác và sự đau xót của chúng ta vì sư ra đi của Người .
Đọc khổ 4 .Ước nguyện của nhà thơ khi sắp về Miền Nam là gì ? Nguyện vọng hoá thân đó nói lên điều gì ? Điệp ngữ "muốn làm" có tác dụng gì ?
- Ra khỏi lăng , nghĩ đến ngày mai sẽ về lại miền Nam , sẽ xa Bác , tình cảm xúc động của nhà thơ bỗng dâng trào , không thể kìm nén dòng nước mắt tràn đầy .
- Tác giả muốn hoá thân thành những cảnh vật bên lăng để được gần bên Bác mãi mãi .
- Điệp từ "muốn làm" thể hiện nguyện vọng mãnh liệt đó .
Tóm lại : Khổ thơ thứ 4 bằng nghệ thuật điệp từ , tác giả đã thể hiện được tâm trạng lưu luyến và nguyện vọng được sống gần Bác , luôn hướng về Bác .
3.Tổng kết (3'):Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật ?
- Giọng điệu ? vừa trang nghiêm , vừa tha thiết sâu lắng
- Thể thơ ? 8 chữ
- Nhịp thơ ? chậm rãi , thầm kín
- Hình ảnh thơ ? sáng tạo , mang nghĩa tượng trưng .
Phát biểu ngắn gọn chủ đề bài thơ ?
Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao , tình cảm thành kín sâu sắc và cảm động của tác giả , cũng là của đồng bào Miền Nam khi viếng lăng Bác .
HS đọc ghi nhớ.
4.Luyện tập (2') : Đọc diễn cảm
5.Củng cố và dặn dò (1') :
- HTL ghi nhớ
- Soạn : Nghị luận về t/p truyện .
Thân bài:
I.Tác giả , hoàn cảnh sáng tác :
II.Kết cấu: 4 khổ
III.Phân tích:
Khổ 1 : Bác hiện thân cho vẻ đẹp dân tộc.
Khổ 2 : Công lao vĩ đại của bác đối với dân tộc .
Khổ 3 : Vẻ đẹp tâm hồn và nỗi đau xót khi Người đã đi xa .
Khổ 4 : Nuyện ước được sống mãi bên Bác .
IV.Tổng kết
Ghi nhớ /sgk
BLtập : Đọc diễn cảm bài thơ .
File đính kèm:
- Tiết 117.doc