Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

A.Mục tiêu bài dạy : (sgv)

B.Chuẩn bị của Gv-Hs :

 - GV: sgk , sgv , giáo án

 - HS: sgk , bài tập .

C.Tiến trình các HĐDH :

1.Khởi động (5')

 - Ổn định

 - Bài cũ : trình bày bố cục bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 - Bài mới : đi sâu luyện tập lám bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

2.Hình thành kiến mới :

Hs đọc đề :Càm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" – Nguyễn Quang Sáng .

Tìm hiểu đề :

 - Kiểu đề gì ? Nghị luận về đoạn trích tác phẩm truyện .

 - Nghị luận về vấn đề gì ? Nhận xét đánh giá về nội dung , nghệ thuật của đoạn trích .

 - Hình thức nghị luận là gì ? Nêu cảm nhận về đoạn trích .

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 120 : LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (hoặc đoạn trích) A.Mục tiêu bài dạy : (sgv) B.Chuẩn bị của Gv-Hs : - GV: sgk , sgv , giáo án - HS: sgk , bài tập . C.Tiến trình các HĐDH : 1.Khởi động (5') - Ổn định - Bài cũ : trình bày bố cục bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Bài mới : đi sâu luyện tập lám bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 2.Hình thành kiến mới : Hs đọc đề :Càm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" – Nguyễn Quang Sáng . Tìm hiểu đề : - Kiểu đề gì ? Nghị luận về đoạn trích tác phẩm truyện . - Nghị luận về vấn đề gì ? Nhận xét đánh giá về nội dung , nghệ thuật của đoạn trích . - Hình thức nghị luận là gì ? Nêu cảm nhận về đoạn trích . Tìm ‎ý : a.Nhân vật bé Thu : - Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 2 ngày đầu : Không nhận sông Sáu là ba . Khi nghe gọi , con bé giật mình , tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác , lạ lùng … Co bé thấy lạ quá , nó chớp mắt …mắt nó bỗng tái đi , rồi vụt chạy , kêu thét lên Má , má !... - Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 2 ngày tiếp theo : Tiếp tục tẩy chay ông Sáu . Trong bữa cơm đó Trong bữa cơm đó , anh Sáu gắp 1 cái trứng cá đỏ vàng để vào chén nó . Nó liền lấy đũa xoi vào chén , để đó rồi bất thần hất tung cái trứng cá ra , cơm văng tung toé cả mâm . - Thái độ của bé Thu trong buổi chia tay : Tình cha con cảm động : Nhưng thật lạ lùng đến lúc ấy tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên : Ba…a…a…ba ! b.Nhân vật ông Sáu : - Trong đợt nghỉ phép : + Đầu tiên là hụt hẫng , buồn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy . + Kiên nhẫn vỗ về con . + Phút chia tay có cảm nhận bất lực và buồn . + Khi đứa con hét lên tiếng "ba" thí hạnh phúc tột đỉnh . - Sau đợt nghỉ phép : + Say sưa tỉ mỉ làm chiếc lược ngà + Trước khi trút hơi thở cuối cùng kịp trao lại chiếc lược ngà cho người bạn nhờ chuyển đến tận tay con gái . c.Nhận xét dánh giá : - Về nội dung : "Phụ tử tình thâm" vốn là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người Phương Đông nói chung và người Việt nam nói riêng . Đó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng thường ít khi bộc lộ ra 1 cách ồn ào , lộ liễu . Trong đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" tác giả đã xây dựng được 1 tình huống truyện độc đáo chỉ có trong chiến tranh , và nhờ có tình huống này mà tình phụ tử đã được nén chặt để sau đó bùng nổ thành 1 cảm xúc nhân văn sâu sắc , cảm động . Nói cách khác tác giả đã tô đậm và ca ngợi tình cảm phụ tử như 1 lẽ sống , mà vì nó , con người có thể bình thản hy sinh cho lí tưởng . - Nghệ thuật : + Cốt truyện :chặt chẽ , có tình huống bất ngờ . + Ngôi kể ở ngôi thứ nhất , vừa là nhân chứng , vừa là người th/giả , người kể điều chỉnh (chủ động) được nhịp điệu kể tạo ra sự hài hoà giữa các sự việc với các diễn biến về tâm trạng , các cung bậc về tình cảm của nhân vật + Ngôn ngữ giản dị , mang đậm màu sắc Nam Bộ . 3.Củng cố - Dặn dò : (3') - Làm bài viết số 6 ở nhà - Soạn bài "sang thu". VIẾT BÀI TLV SỐ 6 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Làm ở nhà) Đề: Suy nghĩ của em về tình Mẫu Tử trong đoạn trích "trong lòng mẹ". Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng.

File đính kèm:

  • docTiết 120.doc