A. Mục tiêu cần đạt
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nứơc.
- Tích hợp: Văn miêu tả, các biện pháp tu từ đã học.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Học và soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra
3. Bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết: 121 Sang thu
- Hữu Thỉnh -
Mục tiêu cần đạt
Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nứơc.
Tích hợp: Văn miêu tả, các biện pháp tu từ đã học.
Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Học và soạn bài
Tiến trình lên lớp
ổn định lớp
Kiểm tra
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
H/Đ của học sinh
Nội dung
Đọc với giọng nhẹ nhàng chậm, trầm lắng.
Giáo viên đọc – Học sinh đọc.
?: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
?: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? (Thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ).
?: Hãy cho biết thể loại của văn bản (Thơ ngũ ngôn trữ tình)
?: Vì sao gọi đó là một bài thơ trữ tình (Miêu tả những rung động của lòng người trước thời điểm sang thu).
?: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? (Miêu tả kết hợp với biểu cảm)
?: Con người cảm nhận Thu sang từ những phạm vi không gian nào? Tương ứng với khổ thơ nào? (Cảm nhận không gian làng quê sang Thu (Khổ 1), cảm nhận không gian đất trời sang Thu (Khổ 2,3)
Đọc khổ thơ đầu
?: Con người cảm giác thu sang bắt đầu từ những dấu hiệu nào? (Bỗng nhận ra…)
?: Từ “bỗng” diễn tả trạng thái nào của sự cảm nhận? (Ngạc nhiên, bất ngờ, trước sự thay đổi của thời tiết).
?: Con người ở đây cảm nhận mùa thu từ “Hương ổi” điều đó có ý nghĩa gì? (Thu được cảm nhận từ nơi làng quê trong cảm nhận của người sống gắn bó với làng quê…).
?: “Hương ổi” “phả” vào trong “gió se” em cảm nhận như thế nào? về nội dung lời thơ này? (Phả vào: Tỏa vào, trộn lẫn gió se: Gió heo may hơi lạnh "Hương ổi phả vào trong gió se làm thức dạy cả không gian vườn ngõ).
?: “Sương trùng trình qua ngõ” gợi em hình dung như thế nào? (Như dùng dằng nửa muốn ở lại nửa muốn đi…).
?: Mở đầu bài thơ tác giả chợt nhận ra những tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu?
?: Ngọn gió ấy mang hơi thở ở chỗ nào?
?: Tâm trạng của nhà thơ khi đất trời sang thu được diễn tả qua những từ ngữ nào?
?: Những từ “Bỗng hình như” diễn tả tâm trạng, cảm xúc gì của nhà thơ khi đất trời sang thu?
Đọc khổ thơ 1,2
?: Không gian đất trời lúc sang thu được tác giả diễn tả qua những hình ảnh nào? mỗi hình ảnh ấy tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? (Khứu giác " Thính giác " Thị giác).
?: Nhà thơ còn thấy “sương chùng chình”, sông dềnh dàng” em hiểu 2 câu thơ như thế nào? Từ láy “chùng chình, dềnh dàng” có nghĩa gì?
?: Phân tích cái hay của 2 câu thơ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
(Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như trong đám mây còn một vài lần nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình” Thu về làm bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng khác lạ).
?: Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ được diễn tả qua những từ ngữ nào?
(Bỗng phả vào…)
?: Qua những từ ngữ đó cùng với cách miêu tả không gian đất trời sang thu giúp em hiểu gì về bức tranh mà tác giả miêu tả và sự cảm nhận của tác giả?
Đọc 2 câu cuối
?: Em hiểu gì về 2 câu thơ này?
Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.
Khi con người đã từng trải thì cùng vững vàng hơn trước những thay đổi bất ngờ của ngoại cảnh.
Cả A và B.
?: Từ đó em hiểu gì về con người trước lúc sang thu? ( Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên liên tưởng đến những thay đổi của mua thu đời người, chấp nhận, bình tĩnh sống vì lòng tin, yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người).
?: Bài thơ “ Sang thu” gợi lên ở người đọc những cảm nhận gì về thiên nhiên, đất nước, con người trong thời điểm từ hạ sang thu?
?: Em hiểu gì về năng lực thi ca của tác giả qua bài thơ?
?: Bài thơ cho thấy tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước, con người như thế nào?
(Tình cảm tha thiết, quan tâm đến sự sống, thiên nhiên, đất nước, con người. Đó là một biểu hiện tốt đẹp của tình yêu đối với cuộc đời).
I. Đọc – Hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
* Tác giả: Hữu Thỉnh sinh năm 1942. Quê Vĩnh Phúc. Là nhà thơ viết nhiều viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu.
* Tác phẩm: Bài thơ sáng tác năm 1977.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Thể loại: Thơ ngũ ngôn
2. Bố cục: 2 phần
3. Phân tích.
a. Cảm nhận không gian làng quê sang thu.
- Hương ổi
- Gió se
- Sương chùng chình
- Hình ảnh thu đã về
"Thu được cảm nhận từ nơi làng quê.
- Ngọn gió thu
+ Se lạnh
+ Mang theo hương ổi chín.
- Tâm trạng
+ Bỗng
+ Hình như
[Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khâng.
b. Những chuyển biến trong không gian lúc sang thu.
- Hương ổi lan vào không gian.
- Sương chùng chình…
- Sông dềnh dàng…
- Chim vội vã…
- Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
- Còn nắng
- Vơi cơn mưa.
- Sấm bớt bất ngờ…
[Từ láy gợi tả sự chậm chạp để diễn tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời phút giao mùa.
- Cảm xúc bâng khuâng xao xuyến, ngỡ ngàng.
[Cảm nhận của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian lúc sang thu rất tinh tế.
Sấm cũng bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi.
- Liên tưởng: Khi con người đã từng chải thì cũng vững vàng hơn trước những thay đổi bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Sang thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt…
2. Nghệ thuật
- Cảm nhận tinh tế
- Hình ảnh giàu sức biểu cảm
* Ghi nhớ (SGK)
* Củng cố: Nhắc lại nội dung chính.
* HDHB: Về học thuộc lòng bài thơ và viết cảm nhận của em về những câu thơ hay trong bài. Soạn bài “Nói với con”.
File đính kèm:
- Sang thu(2).doc