Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126: Mây và sóng (Ta Go)

A) Mục tiêu bài dạy ( SGV/87)

B) Chuẩn bị của giáo viên - học sinh

 - Giáo viên: SGK, SGV, giáo án

 - HS: SGK, bài soạn

C) Tiến trình các HĐDH:

1/ Khởi động (5’)

 - Ổn định

 - Bài cũ : 1. Học thuộc lòng bài thơ “ Nói với con” – Y Phương

 2. Người cha, qua việc tâm tình, trò chuyện dặn dò con muốn thể hiện và gởi gắm điều gì?.

 - Bài mới: Tình mẫu tử ( mẹ - con) là một trong những tình cảm thiêng liêng của con người và cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ ( Chế Lan Viên – con cò; Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ.). Ta Go – nhà thơ Ấn Độ trong những năm tháng đau thương, mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình đã cho ra đời bài Mây và Sóng. Đây là một bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.

2. Đọc- Hiểu VB ( 34)

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126: Mây và sóng (Ta Go), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 126: MÂY VÀ SÓNG ( Ta Go) A) Mục tiêu bài dạy ( SGV/87) B) Chuẩn bị của giáo viên - học sinh - Giáo viên: SGK, SGV, giáo án - HS: SGK, bài soạn C) Tiến trình các HĐDH: 1/ Khởi động (5’) - Ổn định - Bài cũ : 1. Học thuộc lòng bài thơ “ Nói với con” – Y Phương 2. Người cha, qua việc tâm tình, trò chuyện dặn dò con muốn thể hiện và gởi gắm điều gì?. - Bài mới: Tình mẫu tử ( mẹ - con) là một trong những tình cảm thiêng liêng của con người và cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ ( Chế Lan Viên – con cò; Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ...). Ta Go – nhà thơ Ấn Độ trong những năm tháng đau thương, mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình đã cho ra đời bài Mây và Sóng. Đây là một bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt. 2. Đọc- Hiểu VB ( 34) 2/ Hình thành kiến thức mới ( 34’) Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung bài giảng Tóm tắt những nét chính về Ta Go dựa theo chú thích? A. Thân bài - TaGo ( 1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn độ, từng đến VN 1916. - Để lại cho đời một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, phong phú gồm I/Tác gỉa, tác phẩm cả văn, thơ, nhạc, hoạ, kịch. - Nhà thơ Châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nôben văn học với tập thơ “ Dâng” 1913. - Thơ của Tago thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc,tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết, triết lý thâm trầm. Bình: Mây và sóng được viết bằng tiến Băng-Gan được chính tác giả dịch ra tiếng anh, đưa vào tập trăng non ( trẻ thơ). tập thơ là quà tặng vô giá của Tago dành cho tuổi thơ, được viết từ lòng yêu con trẻ và cả nỗi đau buồn vì mất 2 con thân yêu. ( trong 6 năm 1902-1907 ông đã mất 5 người thân: vợ (1902), con gái II/ Kết cấu thứ hai ( 1904), cha và anh ( 1905), và con trai đầu ( 1907). Học sinh đọc – Giáo viên đọc: Diễn cảm bài thơ ( chú ý phần lời kể, lời đối thoại của em bé với những người ở trên mây, trong sóng. Tìm hiểu kết cấu, bố cục bài thơ ? ( gợi mở) Bài thơ là lời của ai nói với ai ? lời đó chia làm mấy phần? Bài thơ là lời em bé nói với mẹ, gồm 2 phần: ... bầu trời xanh thẵm còn lại Các phần đó có gì giống nhau và khác nhau ? ( về số dòng thơ, cách XD hình ảnh, cách tổ chứckhổ thơ...), tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có lắp lại 1số từ , cấu trúc, cách XD hình ảnh những không hoàn toàn trùng lắp. VD: đoạn 1 nói với mây đoạn 2 nói với sóng Lời tâm tình của bé đặt trong 2 tình huống khác nhau, diễn tả tính chất dạt dào của em. - Mỗi phần lời của bé đều gồm: + Lời rủ rê của những ngừơi trên mây, trong sóng + Lời từ chối của bé + Trò chơi của bé - Câu thơ trong bài thơ có gì đặc biệt? + Câu thơ dài ngắn khác nhau, không vần + Nhưng vẫn có nhạc điệu do yếu tố lặp lại và nhịp điệu bên Trong của lời thơ. Hỏi: Những người trên mây, trên sóng đã nói gì với bé? ( gợi ý) Đọc: Học sinh đọc lại những dòng thơ: lời mời gọi của những người III/ Phân tích Sóng trên mây và trong sóng. Hỏi: Họ đã vẽ ra 1 thế giới như thế nào? mời gọi em ra sao? a) Lời mời gọi của + Chơi từ lúc thức dậy đến lúc chiều tà, chơi với bình minh vàng, với mây và sóng. vầng trăng bạc, thế giới rực rở, đầy màu sắc ( mây) + Ca hát từ sáng sớm đến hoàng hoàn, ngao du khắp nơi. Thiên nhiên rực rở Thế giới đàn ca du dương bất tận ( sóng) sắc màu và tràn Cách đến và hoà nhập với họ cũng rất thú vị: ngập tiếng đàn ca + Mây: Hãy đến nơi tận cùng trái đất sẽ được nhấc bổng lên du dương. tận tầng mây. + Sóng: đến rìa biển cả, nhắm mắt lại sẽ được sóng nâng đi. Bình và chuyển:Thiên nhiên rực rở, bí ẩn bao điều mới lạ hấp dẫn tuổi thơ, dừơng như khó có thể từ chối lời mời gọi, nhưng điều gì đã níu giữ em b) Lời từ chối của bé lại. bé. Lý do nào khiến bé từ chối những lời mời gọi? Gợi ý: - Đọc lại lời của bé nói với mây và sóng - Phát hiện lý do từ chối? “ mẹ mình đang ở nhà -Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà” , sức níu giữ của tình mẫu tử. Chốt – bình: +Lời từ chối với 1 lý do thật dễ thương khiến những người sóng trên Lòng mẹ yêu con mây, trong sóng đều mĩm cười, lòng mẹ yêu con, và con yêu mẹ đều da diết con yêu mẹ thiết, biết chừng nào. Tình cảm hai chiều càng tha thiết, cảm động. cảm động. + Dĩ nhiên bé đầy luyến tiếc cuộc vui chơi, nhưng tình yêu thương mẹ Đã chiến thắng.Tinh thần nhân văn sâu sắc, thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy. Đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử ( Nhân văn là giá trị làm người, đức tính, phong cách t2, tính chất nhằm làm cho con người sống xứng đáng là con người, thì đó là những giá trị nhân văn). Hỏi: Em bé nghĩ ra những trò chơi khác như thế nào? ( gợi ý) c. Trò chơi của bé Đọc: Lời của bé nói với mẹ về những trò chơi do em tưởng tượng ra. Trò chơi được mô tả như thế nào? Có gì đặc biệt ? ( nhận xét gì về trò Chơi này). - Con là mây, mẹ là mặt trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, mái Nhà là trời xanh. - Con là sóng, mẹ là bến bờ, con lăn, lăn, lăn mãi, cười vang , vỡ tan... Đây là 1 trò chơi sáng tạo đầy thú vị hay hơn trò chơi của mây và sóng. +Em không chỉ có mây mà còn sóng,chính em lại làm mây và làm sóng. + Em không chỉ có trăng, mà còn có cả “ bến bờ kỳ lạ” chính mẹ làm mặt trăng, làm bến bờ kỳ lạ. + Nơi em vui chơi không phải là 1 chốn xa vời nào cả mà chính là ngôi nhà thân yêu của hai mẹ con em. + Trong trò chơi này, em vừa được chơi thoả thích mà vừa không phải Xa mẹ. + Trong trò chơi này, mẹ là vầng trăng dịu hiền cho em ôm ấp, mẹ là bến bờ bao dung, rộng mở để em lăn, lăn, lăn mãi... vào lòng mẹ. Điều đó cho thấy trong tình yêu thương của mẹ, em thật sự hạnh phúc, niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập cả tâm hồn con. Có thể nói, em bé đã nghỉ ra được 1 hình thứcchơi thật tuyệt diệu: tạo - Hoà hợp giữa Ra được 1 sự hoà hợp giữa tình yêu thiên nhiên với tình cảm mẹ con. Tình yêu thiên Theo em những hình ảnh thêin nhiên được mô tả trong bài, mang ý nhiên với mẫu tử Nghĩa gì? ( tả thực hay tượng trưng) Mang ý nghĩa tượng trưng Tượng trưng cho tình mẫu tử thiên liêng bất diệt. Đọc 1 câu thơ cuối ( đây là lời kết cho phần 2 và cho cả bài ), cho biết ý nghĩa của câu thơ ? Đây là 1 câu thơ mang ý nghĩa triết lý: hạnh phúc không phải là cái gì Xôi bí ẩn, cũng không do ai ban cho. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người khơi nguồn và sáng tạo. Nhà thơ đã hoá thân vào em bé để ngợi ca tình mẫu tử bất diệt. 3. Tổng kết: (3) IV/ Tổng kết - Nêu ngắn gọn chủ đề bài thơ? Ghi nhớ/89 Bài thơ ca ngợi tình mẹ con thiên liêng và bất diệt. - Nét đặc sắc về nghệ thuật ? + Bố cục: Tác giả đối cân phân, đối xứng nhưng không trùng lắp + Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa gì? tượng trưng + Trí tưởng tựơng của em bé qua trò chơi như thế náo? Sáng tạo, bay bổng, phóng khoáng. + Lời kể và lời thoại như thế nào? lồng vào nhau Học sinh đọc ghi nhớ. Bài luyện tập Luyện tập (2): Tìm đọc 1 số bài thơ nói về tình cảm mẹ con Củng cố - dặn dò (1) - Học thuộc lòng, học ghi nhớ - Soạn: ôn tập về thơ

File đính kèm:

  • docTiết 126.doc
Giáo án liên quan