I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS: nhận biết được hai điều kiện sử dụng hàm ý
- Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
- Người nghe có đủ khả năng giải đoán hàm ý
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng hàm ý và giải đoán hàm ý
3. Thái độ: Sử dụng hàm ý hợp lí
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV,
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình dạy học
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày...../...../2007
Tiết 128
Nghĩa tường minh và hàm ý
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS: nhận biết được hai điều kiện sử dụng hàm ý
- Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
- Người nghe có đủ khả năng giải đoán hàm ý
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng hàm ý và giải đoán hàm ý
3. Thái độ: Sử dụng hàm ý hợp lí
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV,
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra: (5') Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý trong câu? Ví dụ?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài(5')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý (15')
- HS đọc ví dụ (SGK T.90)
- Nêu hàm ý của những câu in đậm?
- Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
- Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
(Câu nói thứ hai)
- Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
(Cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất)
- Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
("giãy nảy" "U bán con thật đấy ư?")
- Qua ví dụ, em thấy để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập (20')
- HS đọc bài tập 1. Nêu yêu cầu.
- HS thảo luận theo 3 nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- GV kết luậnbằng bảng phụ
- HS đọc bài tập 2. Nêu yêu cầu
- Hàm ý của câu " Cơm sôi rồi, nhão bay giờ"?
(Vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả -> bực mình. Vả lại lần nói thứ hai này có thêm nhiều yếu tố thời gian bức bách)
- Việc sử dụng hàm ý có thành công không vì sao?
- HS đọc bài tập 3. Nêu yêu cầu
- Gọi hai HS lên bảng làm - Lớp nhận xét
- HS đọc bài tập 4 - Nêu yêu cầu
-Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh "hy vọng" với "con đường" trong đoạn văn?
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
* Ví dụ (SGK T.90)
- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi". Sau bữa này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.
=> Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra:
- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài": Mẹ sẽ bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
*Ghi nhớ: (SGK T.91)
II. Luyện tập
Bài tập 1 (T. 91 - 92)
a. "Chè đã ngấm rồi đấy"
- Người nói: anh thanh niên
- Người nghe: ông hoạ sĩ và cô gái
=> Hàm ý: mời bác và cô gái uống nước
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó
- Chi tiết: ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà và "ngồi xuống ghế"
b. "Chúng tôi cần phải bán các thứ này để đi..."
- Người nói: anh Tấn
- Người nghe chị hàng đậu
-> Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được
- Người nghe hiểu được hàm ý đó
Chi tiết: "Thật là càng giàu có càng không dám rơi một xu! Càng không dám rơi một xu lại càng giàu có"
c. "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đâý"
- Hàm ý: quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước "hoa nô" này ư?
- "Càng oan nghiệt lắm càng oan trái nhiều"
- Hàm ý: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng .
=>Hoạn Thư hiểu hàm ý->"Hồn lạc phách xiêu - Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca"
Bài tập 2. (T. 92)
"Cơm sôi rồi, nhão bây giờ": Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
=> việc sử dụng hàm ý không thành công vì "Anh Sáu vẫn ngồi im" (tức là anh tỏ ra không hợp tác - vờ như không nghe, không hiểu)
Bài tập 3: (T. 92)
* Mẫu: - Mình bận ôn thi.
- Mình phải đi thăm người ốm .
Bài tập 4 (T. 92)
- Tuy hy vọng, chưa thể nói thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể được.
3 Củng cố (3')
- Các điều kiện để sử dụng hàm ý?
4 Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Học thuộc lòng ghi nhớ - Làm tiếp bài tập 5 (T. 93)
- Ôn tập phần thơ - Giờ sau kiểm tra một tiết
File đính kèm:
- tuan 26.doc