A) Mục tiêu bài dạy: ( SGV/121)
B) Chuẩn bị GV-HS:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
C) Tiến trình các HĐDH:
1/ Khởi động :
- Ổn định
- Bài cũ : GV kiểm tra phần bài chuẩn bị ở nhà
- Bài mới: Luyện nói nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
2/ Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS: ND bài giảng
Tìm hiểu đề: A) Chuẩn bị bài
+ Kiểu bài gì? Nghị luận về 1 bài thơ ở nhà.
+ vấn đề cần nghị luận: Tình cảm bà cháu 1. Tìm hiểu đề
+ Cách nghị luận đây là dạng đề có lệnh ( bàn về ) nghiêng về: Cảm thụ
cá nhân đối với bài thơ, để khái quát lên thành những thuộc tính cao đẹp của
con người hay chỉ định về phương pháp ? ( cảm thụ.)
Tìm ý:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5328 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 140: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 140:
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A) Mục tiêu bài dạy: ( SGV/121)
B) Chuẩn bị GV-HS:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
C) Tiến trình các HĐDH:
1/ Khởi động :
- Ổn định
- Bài cũ : GV kiểm tra phần bài chuẩn bị ở nhà
- Bài mới: Luyện nói nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
2/ Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS: ND bài giảng
Tìm hiểu đề: A) Chuẩn bị bài
+ Kiểu bài gì? Nghị luận về 1 bài thơ ở nhà.
+ vấn đề cần nghị luận: Tình cảm bà cháu 1. Tìm hiểu đề
+ Cách nghị luận đây là dạng đề có lệnh ( bàn về ) nghiêng về: Cảm thụ
cá nhân đối với bài thơ, để khái quát lên thành những thuộc tính cao đẹp của
con người hay chỉ định về phương pháp ? ( cảm thụ...)
Tìm ý:
+ Bài thơ bếp lửa được B.Việt sáng tác vào năm nào? 2. Tìm ý, lập dàn ý
- Sáng tác 1963, khi ấy tác giả là sinh viên đang du học tại Liên Xô và
mới bắt đầuđến với thơ.
Hình ảnh bếp lửa “gợi lên hình ảnh sống thuộc thời kỳ nào của đất nước
gia đình, được gắn với người bà tần tảo ra sao ?
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bềp lửa từ đó gợi nhớ về những kỷ niệm
tuổi thơ sống bên bà.
+ Tuổi thơ ấy bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc
tàn phá xóm làng, nhà cửa, phải sống trong hoàn cảnh cha mẹ đi công tác xa,
không về cháu phải sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà , sớm có ý thức tự
lập, lo toan.
+ tuổi thơ ấy tuy nghèo khổ, đó khát nhưng hạnh phúc, ấm áp vì được
sống bên cạnh người bà tần tảo, nhẫn nại, biết hy sinh.
Hình ảnh “ bếp lửa” gợi lên trong lòng bài thơ những tính chất gì? Ý
nghĩa nhiều mặt của bài thơ.
+ Từ những kỷ niệm hồi tưởng về tuổi thơ, về bà, người cháu đã suy
ngẫm về cuộc đời bà:
+ Hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa là tình bà
ấm nóng, bếp lửa là bàn tay bà chăm chút , bếp lửa gắn với cuộc đời bà khó
khăn gian khổ, ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự
sống , niềm yêu thươngchi chút dành cho con cháu và mọi người. Hình ảnh
bếp lửa vì vậy mà thiêng liêng, kỳ diệu.
+ Đứa cháu ngày xưa giờ đã trưởng thành nhưng vẫn không bao giờ
nguôi quên ngọn lửa của bà , tấm lòng đùm bọc, ấp ru của bà. Ngọn lửa ấy đã
đở nâng cháu trên suốt chặng đường dài của cuộc đời.
Người cháu yêu bà , hiểu bà càng yêu thương dân tộc mình.
- Hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa , giữ lửa, mà còn là người
truyền lửa : Ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ nối tiếp.
- Ý nghĩa sâu xa của bài thơ: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ
mỗi người đều có sức toả sáng , nâng đở con người trong suốt quá trình dài
rộng của cuộc đời, tình yêu thương, lòng biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của
tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu
của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
Nghệ thuật: Hiện tượng bếp lửa vừa mang ý nghĩa thực , vừa mang ý
nghĩa biểu tượng, bài thơ có sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm, tự sự, giọng
điệu thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc , hồi tưởng, suy ngẫm.
Dàn ý: HS trình bày dàn ý lên bảng phụ theo, định hướng của GV, cảm
thụ mà HS đã chuẩn bị ở nhà, GV nhận xét, góp ý.
Luyện nói – yêu cầu: B) Luyện nói.
GV: + Nội dung bài nói hướng vào đề bài đã cho
+ Bài có bố cục 3 phần: MB, TB, KB, có sự luận kết mạch lạc.
+ Nói sao cho truyền cảm thu hút người nghe, không đọc thuộc lòng
* Chú ý: Tốc độ nhanh, chậm, lên xuống, nhấn mạnh của giọng nói
* Ánh mắt nhìn xuống lớp
* Phân cánh nói: tự tin, trang nghiêm
Cho HS lên nói:
GV chia lới là 2 đội, thi đua với nhau
HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương
Gợi ý: Dàn ý
Mở bài: giới thiệu bài thơ “ bếp lửa” bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của
mình ( bài thơ là tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm).
Thân bài: Đánh giá về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.
Hình ảnh ra đời của bài thơ
- Viết 1963 khi đó tác giả đang là sinh viên du học ở nước Nga
b) Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện lên hình ảnh bếp lửa quen thuộc
ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu.
“ Một bếp lửa chờn vời sương sớm
Một bếp lửa ấ, in nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Chú ý khai thác từ chờn vờn, lượn quanh quẩn, không rời, ấp in
( ôm ấp trong lòng một cách nâng niu, gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm
lòng chi chút của ngừơi nhóm lửa.
c) Kỷ niệm thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong
sáng, nguyên sơ, do đó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn.
Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống lũi còn cay.
Tiếp theo là những kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tính
chất sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
...
Tu hú... không đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
đ) Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước và ngọn
lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng, niềm tin.
“ Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẳn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẵng...”
Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước,
trong đó người bà vừa là người nhen lửa, vừa là người giữ lửa.
“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
...
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
g) Cuối cùng nhà thơ rút ra một bài học đạo lý về mối quan hệ hữu cơ
giữa quá khứ , hiện tại:
“ Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa ?...”
Kết bài: Nêu giá trị , ý nghĩa bài thơ ( bài thơ trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm ứơc mơ của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ, cho đến nay vẫn còn sức lay động lòng người).
3. Củng cố - dặn dò
- Soạn bài “ những ngôi sao xa xôi”.
File đính kèm:
- Tiết 140.doc