A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.
- Viết được một bản hợp đồng thông dụng có nội dung đoqn giản và phù hợp với lứa tuổi
- Thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được ký kết trong hợp đồng.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hợp đồng mẫu.
2 Học sinh:
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.
III. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3495 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 158: Luyện tập viết hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tuần :
Tiết 158
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.
- Viết được một bản hợp đồng thông dụng có nội dung đoqn giản và phù hợp với lứa tuổi
- Thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được ký kết trong hợp đồng..
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hợp đồng mẫu.
2 Học sinh:
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
HS ôn tập và ghi
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.
- GV: Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì?
-
GV: Trong các loại văn bản sau, văn bản nào có tính chất pháp lý?(tường trình, biên bản, báo cáo,hợp đồng)
- GV: Câu 3 SGK/157
- GV: Câu 4 SGK/157
- Hoạt động 2: Luyện tập
- GV: câu 1 SGK/157
I/.Ôn tập lý thuyết:
1. Hợp đồng là hình thức văn bản dùng để ghi lại kết quả đã được thỏa thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau về một viêvj nào đó; trong đó qui định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi bên ký hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện cũng như có các biện pháp xử lý khi không thực hiện đúng hợp đồng. Hợp đồng phải do đại diện các bên tham gia cùng ký.
2. Văn bản có tính chất pháp lý:
+ Hợp đồng.
Với tính chất là một cơ sở pháp lý, hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống; đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác.
Chữ ký của đại diện hai bên trong hợp đồng phải đảm bảo tư cách pháp nhân để hợp đồng có hiệu lực trong khuôn khổ của pháp luật.
3. Một bản hợp đồng gồm:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
- Phần kết thúc.
Nội dung chính của hợp đồng cần ghi theo thứ tự, cụ thể, rõ ràng, đầy đủ các yêu cầu cần phải có của hai bên A và B và có ký kết giữa bên giao và bên nhận.
4. Lời văn phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, không chung chung, mơ hồ.
II. Luyện tập:
1. Chọn cách diễn đạt, giải thích:
- Chọn cách 1 vì nó đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ.
- Chon cách 2 vì nó cụ thể và chính xác hơn.
- Chọn cách 2 vì nó ngắn gọn nhưng đủ ý, rõ ràng.
- Chọn cách 2 vì nó ràng buộc trách nhiệm của bên B.
2. Lập hợp đồng cho thuê xe đạp.
- Quốc hiệu.
- Tiêu ngữ.
- Tên hợp đồng.
- Địa điểm, ngày...tháng....năm....
- Chúng tôi:
* Bên A: Người có xe cho thuê..... địa chỉ.......
* Bên B: Người cần thuê xe............Giấy chứng minh.....
- Đối tượng: chiếc xe......................
- Thời gian thuê..............
- Giá cả mỗi ngày đêm....................
- Cam kết: Nếu xe....................
- Chữ ký của hai bên.
IV. Dặn dò:
- Về nhà làm tiếp bài tập 3,4 SGK/158
- Chuẩn bị bài mới "Tổng kết văn học nước ngoài".
Trả lời 5 câu hỏi SGK/167,168
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY158.DOC