A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu được: Từ vựng của một ngôn ngữ phát triển không ngừng, sự phát triển đó trước hết diễn ra theo con đường hình thành nghĩa mới trên cơ sở nghĩa gốc theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ
Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
Tích hợp với thực tế ngôn ngữ
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Phân tích một ví dụ minh họa?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/9/2013
Ngày dạy: 17/9/2013
Tiết 21 - Tiếng Việt : Sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu được: Từ vựng của một ngôn ngữ phát triển không ngừng, sự phát triển đó trước hết diễn ra theo con đường hình thành nghĩa mới trên cơ sở nghĩa gốc theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ
Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
Tích hợp với thực tế ngôn ngữ
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Phân tích một ví dụ minh họa?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
1. Sự biến đổi nghĩa của từ
? Trong bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", từ "kinh tế" có nghĩa là gì?
- "Kinh tế" là cách nói tắt của cụm từ "Kinh bang tế thế" chỉ tài năng lỗi lạc, trị nước cứu đời
? Ngày nay, từ này có nghĩa là gì?
- Ngày nay, "kinh tế" có nghĩa là chỉ toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi và sử dụng của cải vật chất
? Từ đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ "kinh tế" ?
- Nghĩa cũ đã mất đi, thay vào đó là một nghĩa mới
GV chốt: Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng biến đổi nghĩa của từ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là hiện tượng biến đổi nghĩa của từ?
-> Ghi nhớ 1
? Em hãy tìm những trường hợp tương tự?
- HS lấy ví dụ
2. Sự phát triển nghĩa của từ
- Gọi HS đọc ví dụ 2a
- Học sinh đọc
? Giải nghĩa của các từ "xuân" trong mỗi câu thơ trên?
- Xuân (1): Mùa xuân
- Xuân (2): Tuổi trẻ
? Theo em đâu là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
- Nghĩa (1) là nghĩa gốc, nghĩa (2) là nghĩa chuyển
? Cơ sở của sự chuyển nghĩa đó là gì?
- Sự giống nhau giữa nghĩa chuyển và nghĩa gốc (mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người)
- GV chốt: Hiện tượng chuyển nghĩa trên gọi là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ?
-> Điểm 1 ghi nhớ 2
? Hãy tìm một số từ có nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
- HS lấy ví dụ
- Gọi HS đọc ví dụ 2b
- HS đọc
? Giải nghĩa các từ "tay" trong các câu thơ? Đâu là nghĩa gốc đâu là nghĩa chuyển?
- Tay (1): Bàn tay - nghĩa gốc
- Tay (2): Chỉ người gắn với một nghề hoặc một công việc nào đó - nghĩa chuyển.
? Cơ sở của sự chuyển nghĩa đó là gì?
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển có quan hệ liên tưởng
- GV chốt: Hiện tượng chuyển nghĩa trên gọi là chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ?
-> Điểm 2 ghi nhớ 2
? Hãy tìm một số từ có nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
- HS lấy ví dụ
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa? Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở những phương thức nào?
=> Ghi nhớ 2
Tích hợp GDBVMT :
? Em hãy tìm ví dụ về hiện tượng biến đổi và phát triển nghĩa của từ liên quan đến chủ đề môi trường ?
HS lấy ví dụ. Chẳng hạn từ môi trường vốn được hiểu là các yêu tố tự nhiên liên quan đến đời sống con người (môi trường tự nhiên). Nay, nghĩa của từ này được phát triển để chỉ cả những yếu tố xã hội (môi trường xã hội).
II. Luyện tập
Bài tập số 1
- Gọi HS đọc
- HS đọc bài tập
? Từ in đậm trong câu nào dùng theo nghĩa gốc? Câu nào dùng theo nghĩa chuyển?
- Câu a, từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc, các câu còn lại được dùng theo nghĩa chuyển
? Xác định phương thức chuyển nghĩa?
- Câu b và c chuyển theo phương thức hoán dụ, câu b chuyển theo phương thức ẩn dụ
Bài tập số 4
- Hướng dẫn HS tìm các từ theo yêu cầu của bài tập
- HS tìm từ. Ví dụ:
+ Ngân hàng -> Ngân hàng máu, Ngân hàng đề thi
+ Vua -> Vua bóng đá, Vua dầu mỏ
Bài tập số 5
? Từ "mặt trời" trong câu thơ "Có một ... rất đỏ" được hiểu như thế nào?
- Trong câu thơ này, hình ảnh mặt trời được dùng để chỉ Bác Hồ.
? Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
- Biện pháp ẩn dụ
? Đây có phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ không?
- Không phải, đây là một ẩn dụ nghệ thuật (nét nghĩa "chỉ Bác Hồ " của từ mặt trời chỉ tồn tại trong câu thơ này)
*Củng cố:
? Em hiểu sự biến đổi nghĩa của từ là gì?
? Thế nào là sự phát triển nghĩa của từ? Có mấy phương thức phát triển nghĩa?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập số 2, bài tập số 3 (cách làm tương tự như bài tập số 1)
- Chuẩn bị tiết 22: Tìm hiểu thêm về thời đại vua Lê- chúa Trịnh, Tìm hiểu về thể loại tùy bút.
----------------------------------------------
Ngày soạn: 10/9/2013
Ngày dạy: 18/9/2013
Tiết 22 - HD đọc thêm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Trích Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ) A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh thấy được bộ mặt của bọn quan lại thời vua Lê - chúa Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
Rèn kĩ năng đọc - hiểu một tác phẩm tùy bút.
Nâng cao ý thức phê phán các thế lực bạo tàn áp bức nhân dân.
B. Chuẩn bị:
- Tích hợp với kiến thức lịch sử thời vua Lê - chúa Trịnh
- Đọc Vũ trung tùy bút
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Chứng tỏ rằng cái chết của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một cái chết oan khuất và đầy tính bi kịch?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
? Trình bày hiểu biết của em về Phạm Đình Hổ?
- Phạm Đình Hổ (1768 - 1939), sống trong thời loạn, có nhiều tác phẩm nồi tiếng trên nhiều lĩnh vực
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- Trích từ tập Vũ trung tùy bút
2. Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK.
3. Cấu trúc văn bản
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Phương thức tự sự
? Xác định ngôi kể? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì?
- Ngôi thứ 3 -> Tăng tính khách quan cho câu chuyện
II. Hướng dẫn phân tích
1. Thú vui chơi của Trịnh Sâm
*Những cuộc du ngoạn:
? Những cuộc du ngoạn của Trịnh Sâm được kể và tả qua những chi tiết nào?
- Thích chơi đèn đuốc...
- Xây dựng đèn đài liên miên
? Chi tiết nào khiến em chú ý nhất? Vì sao vậy?
- Chi tiết: "... các quan mặc quần áo đàn bà ... mua bán hàng..." Vì chưa từng thấy các quan lại mặc áo đàn bà, chơi trò của con trẻ
? Nhận xét cách viết của tác giả?
- Kể và tả cụ thể tỉ mỉ
? Qua đó cuộc du ngoạn của chúa đã được khắc họa như thế nào?
=> Bày đặt, xa xỉ và rất lố lăng, kệch cỡm
* Thú chơi cây cảnh:
? Bằng cách nào chúa thỏa mãn thú chơi cây cảnh?
- Bao nhiêu trân cầm, dị thú... chúa đều thu lấy... Trong phủ... trông như bến bể đầu non
? Nhận xét cách viết của tác giả?
- Chân thực tỉ mỉ.
? Qua đó em có suy nghĩ gì về thú chơi cây cảnh của chúa Trịnh Sâm?
-> Chúa chơi cây bằng cách cưỡng đoạt của nhân dân, biến thú vui tao nhã thành trò ăn cướp -> đáng bị lên án
? Tới đây em có nhận xét gì về thú vui chơi của chúa Trịnh?
=> Xa hoa vô độ trên xương máu của nhân dân. Chính diều đó đã gieo mầm cho sự bại vong
2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận chúa
? Dựa thế chủ, bọn quan lại hầu cận chúa có những việc làm gì?
- Ra ngoài dọa dẫm... dò nhà nào có...lấy phăng đi... buộc tội... phá nhà, hủy tường..
? Người dân bị đẩy vào tình cảnh như thế nào?
- Vừa mất của (cây cảnh), vừa phải van lạy lại còn mất tiền đút lót
? Cách viết của tác giả có gì đặc sắc?
- Nghệ thuật tả - kể hấp dẫn
- Giọng văn tưởng như khách quan song chất chứa bất bình
? Qua đó tác giả muốn khắc họa điều gì?
=> Bộ mặt ngang ngược vừa ăn cướp vừa la làng của bọn quan lại hầu cận chúa
*Củng cố:
? Thú vui chơi của Trịnh Sâm được diễn tả ntn?
? Bộ mặt bọn quan lại hầu cận chúa được khắc họa ra sao?
? Em hình dung ntn về đời sống nhân dân ta khi đó?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Viết đoạn văn phần luyện tập. Gợi ý: Quan lại xa hoa, vô độ; Nhân dân lầm than cơ cực.
- Chuẩn bị tiết 23: + Tìm hiểu về lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVIII và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
+ Soạn bài theo hướng dẫn SGK
------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/9/2013
Ngày dạy: 20/9/2013
Tiết 23 - Văn bản : Hoàng Lê nhất thống chí
Hồi thứ mười bốn
(Ngô gia văn phái)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; Nắm được giá trị nghệ thuật của tác phẩm : Lối văn trần thuật kết hợp miêu tả sinh động
- Nâng cao kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự
- Giáo dục lòng biết ơn các anh hùng dân tộc
B.Chuẩn bị:
- Đọc Hoàng Lê nhất thống chí
- Tích hợp với kiến thức lịch sử liên quan
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Hình ảnh bọn quan lại hiện lên như thế nào qua văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
? Trình bày hiểu biết của em về Ngô gia văn phái?
- Đây là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì
? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- HS trả lời theo chú thích (1)
? Giải thích nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí?
- Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều Lê.
- GV chốt những ý chính
- HS lắng nghe, ghi nhớ
2. Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK.
3. Cấu trúc văn bản
? Nêu vị trí của văn bản trong tác phẩm?
- Hồi thứ mười bốn
? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
- Phương thức tự sự (kết hợp miêu tả)
? Văn bản tập trung kể và tả về sự việc gì?
- Chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung trong trận đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789
? Qua đó, hình tượng nào được khắc họa đậm nét?
- Hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
II. Phân tích
1. Hình tượng vua Quang Trung
a. Quang Trung tiến quân ra Bắc
? Được tin quân Thanh đánh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ có phản ứng gì?
- Nguyễn Huệ "giận lắm, liền họp tưỡng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay"
? Phản ứng đó thể hiện nét tính cách nào của ông?
-> Ngay thẳng, cương trực, lo lắng cho vận mệnh của đất nước
? Nghe lời tướng sĩ, ông đã làm gì?
- Lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tự mình đốc suất đại quân lên đường ra Bắc
? Qua đó em hiểu thêm điều gì về vua Quang Trung?
-> Là người biết nghe lẽ phải, có ý chí và quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược
? Đến Nghệ An, vua Quang Trung đã làm gì?
- Kén thêm lính và sắp xếp quân sĩ; Ra lời dụ tướng sĩ
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
? Lời dụ thể hiện những tư tưởng và cảm xúc gì của vua Quang Trung?
- HS thảo luận. Kết quả cần đạt:
+ ý thức cao về chủ quyền dân tộc
+ Hiểu rõ dã tâm quân giặc
+ Tự hào về truyền thống dân tộc
+ Tin tưởng ở tính chất chính nghĩa và thắng lợi tất yếu của cuộc tiến công này.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS suy nghĩ nhận xét
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS ghi nhớ
? Nêu cảm nhận của em về lời dụ đó?
- Lời dụ giống như bài hịch giàu nhiệt huyết
? Đến đây, em thấy vua Quang Trung là người ntn?
-> Vị vua rất có tài khích lệ tướng sĩ
? Khi hai tướng Sở và Lân đến chịu tội, Quang Trung xử lí ra sao?
- Tha tội cho hai tướng, lấy lời an ủi, úy lạo
? Nhận xét cách xử lí đó?
- Cách xử lí đúng mực, sáng suốt
? Trong những lời tiếp theo, Quang Trung dự định những gì?
- Sau khi thắng, dùng người tài ngoại giao để dẹp yên lạo binh đao.
- Hẹn mồng 7 ăn tết ở Thăng Long
? Phẩm chất nào của vua Quang Trung được bộc lộ?
- Vị chủ soái mưu lược, nhìn xa, trông rộng, yêu dân thương quân
? Tóm lại, qua cuộc tiến quân ra Bắc, em thấy Quang Trung là người ntn?
=> Một vị vua yêu nước thương dân, tài năng lỗi lạc
*Củng cố:
? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí?
? Tóm tắt ngắn gọn hồi thứ mười bốn?
? Qua cuộc tiến quân ra Bắc, Quang Trung bộc lộ những phẩm chất đáng quý nào?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội đã phân tích.
- Chuẩn bị tiết 24:
+ Tìm hiểu hình ảnh vua Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh
+ Hình ảnh bọn bán nước và cướp nước.
----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/9/2013
Ngày dạy: 20/9/2013
Tiết 24 - Văn bản : Hoàng Lê nhất thống chí
Hồi thứ mười bốn
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh tiếp tục cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của vua Quang Trung qua trận đại phá quân Thanh. Thấy được hình ảnh thảm bại của quân tướng nhà Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự
- Giáo dục truyền thống hào hùng của dân tộc
B.Chuẩn bị:
- Đọc Hoàng Lê nhất thống chí
- Tích hợp với kiến thức lịch sử liên quan, Miêu tả trong văn tự sự
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày cảm nhận của em về hình tượng vua Quang Trung qua cuộc tiến công ra Bắc?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phân tích
1. Hình tượng vua Quang Trung
b. Quang Trung đại phá quân Thanh
? Trên đường tới Thăng Long, quân Tây Sơn đã đánh những trận nào? Tóm tắt diễn biến các trận đó?
- Trận Phú Xuyên: Vừa thấy quân Tây Sơn, bọn do thám quân Thanh đã tan vỡ bỏ chạy ... quân Tây Sơn bắt sống hết
- Trận Hạ Hồi: Bí mật vây kín, bắc loa truyền gọi ... quân giặc xin hàng
? Nhận xét cách đánh của vua Quang Trung?
-> Cách đánh mưu trí, bất ngờ, hiệu quả cao
? Trận đánh nào có tính chất quyết định?
- Trận Ngọc Hồi
? Tóm tắt trận Ngọc Hồi?
- Mờ sáng mồng 5 tết, quân Tây Sơn -> đồn Ngọc Hồi.
- Dùng tấm ván phủ rơm ướt làm lá chắn
- Nhất tề xông tới mà đánh
- Lùa voi cho giày đạp
? Kết quả trận đánh?
- Quân Thanh đại bại; Quân Tây Sơn toàn thắng, trưa mồng 5 tết tiến vào thành Thăng Long
? Trong trận đánh, vua Quang Trung hiện lên qua những chi tiết nào?
- Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc
- Vua Quang trung gấp rút sai quân...
- ... bộ chiến bào sạm đen thuốc súng...
- Tích hợp với miêu tả trong văn tự sự
- HS ghi nhớ
? Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng?
- Thủ pháp đối lập tương phản
? Em cảm nhận ntn về trận đại phá quân Thanh và hình tượng vua Quang Trung trong trận chiến đó?
=> Một trận đánh oanh liệt và hào hùng. Trong đó, vua Quang Trung hiện lên như một vị tướng mưu lược, quả cảm và là linh hồn của trận đánh
2. Hình ảnh bọn cướp nước và bè lũ bán nước
a. Hình ảnh bọn cướp nước
? Trong khi quân Tây Sơn tiến đánh, quân Thanh ở Thăng Long có việc làm gì?
- Chỉ chăm lo vào việc yến tiệc ... không lo chi đến việc bất trắc
? Nhận xét việc làm đó?
-> Chủ quan, kiêu ngạo
? Khi quân Tây Sơn đến, các tướng lĩnh quân Thanh đối phó ra sao?
- Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử
- Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật ... chuồn qua cầu phao
? Còn quân lính thì sao?
- Tan tác bỏ chạy ... không chảy được nữa
? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện?
- Kết hợp giữa kể và tả rất giàu hình ảnh và sinh động.
- Lối nói cường điệu hóa.
? Như vậy, hình ảnh bọn cướp nước hiện lên như thế nào?
=> Một lũ hèn nhát, tham sống sợ chết, thất bại nhục nhã.
b. Hình ảnh bọn bán nước
? Nghe tin Ngọc Hồi thất thủ, vua tôi Lê Chiêu Thống có hành động gì?
- Vội vã rời bỏ cung điện chạy trốn theo Tôn Sĩ Nghị
? Cuộc chạy trốn đó được kể và tả qua những chi tiết nào?
- Cướp thuyền đánh cá để qua sông ... mấy ngày không được ăn... nhìn nhau than thở chảy nước mắt
? Có thể bình luận ntn về cảnh tháo chạy đó?
- Một màn bi hài kịch, vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan mà thành bọn cướp đường.
? Hình ảnh lũ bán nước hiện lên ntn?
=> Vô cùng bi thảm và nhục nhã.
III. Tổng kết
? Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
- Kể, tả sinh động, giàu hình ảnh
- Lối viết khoa trương gây ấn tượng mạnh
? Qua đó, văn bản toát lên nội dung gì?
- Khắc họa hình ảnh hào hùng về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ mặt thảm bại nhục nhã của bè lũ bán nước, cướp nước.
*Ghi nhớ
- Gọi 2 HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
*Củng cố:
? Trong hồi thứ 14, hình tượng vua Quang Trung được khắc họa như thế nào?
? Hình tượng vua Quang Trung để lại trong lòng em ấn tượng gì?
? Hình ảnh bọn bán nước, cướp nước hiện lên như thế nào?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội bài học.
- Viết đoạn văn phần luyện tập.
- Chuẩn bị tiết 25:
+ Đọc lại bài Từ mượn (Ngữ văn 6).
+ Đọc bài học trong sách giáo khoa và tập trả lời các câu hỏi.
-------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 14/9/2013
Ngày dạy: 23/9/2013
Tiết 25 - Tiếng Việt : Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được hiện tượng phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ việc tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ của nước ngoài.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B.Chuẩn bị:
Tích hợp với thực tế ngôn ngữ
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ? Lấy ví dụ minh họa?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tạo từ ngữ mới
? Trên cơ sở các từ điện thoại, kinh tế, trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới xuất hiện?
- Điện thoại di động (1)
- Kinh tế tri thức (2)
- Đặc khu kinh tế (3)
? Hãy giải nghĩa các từ đó?
- (1): Điện thoại vô tuyến, kích thước nhỏ, sử dụng trong vùng phủ sóng
- (2): Nền kinh tế dựa chủ yếu vào các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao
- (3): Khu vực kinh tế dành riêng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
? Các từ trên có cấu tạo như thế nào?
- Cấu tạo : x + y -> từ ghép
? Tìm các từ có cấu tạo x + tặc?
- HS tìm từ. Ví dụ: Lâm tặc, tin tặc, đạo tặc ...
? Vậy từ vựng có thể phát triển bằng cách nào?
-> Ghi nhớ 1
Tích hợp giáo dục BVMT:
? Em hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện gần đây về chủ đề môi trường?
- HS lấy ví dụ (Hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường....... )
II. Mượn từ ngữ từ tiếng nước ngoài
- Gọi HS đọc ví dụ 1
- Học sinh đọc
? Tìm các từ Hán Việt có trong hai đoạn văn?
- Thanh minh, tiết, tảo mộ, yến anh, bạc mệnh, duyên phận, thần linh ....
? Từ Hán Việt có nguồn gốc từ đâu?
- Từ tiếng Hán (Trung Quốc)
? Em có nhận xét gì về số lượng từ Hán Việt?
- Chiếm một số lượng khá lớn trong từ ngữ tiếng Việt
- Gọi HS đọc mục 2
- HS đọc
? Hãy tìm các từ ngữ diễn tả các khái niệm đã cho?
- AIDS
- Ma - két - tinh
? Các từ này có nguồn gốc từ đâu?
- Có nguồn gốc từ tiếng Anh
? Như vậy, Từ vựng còn có thể phát triển bằng cách nào nữa?
-> Ghi nhớ 2.
Tích hợp GDBVMT
? Em hãy tìm một số từ mượn liên quan đến đề tài môi trường ?
- HS tìm, ví dụ: en-ni-nô(el nino), la-ni-na (la nina)…
III. Luyện tập
Bài tập số 1
? Tìm các từ có cấu tạo x + hóa, x + trường?
- x + hóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quan trọng hóa
- x + trường: Thị trường, thương trường, chiến trường, từ trường...
Bài tập số 2
- Hướng dẫn HS giải nghĩa các từ
- Cầu truyền hình: Kết nối truyền hình ở nhiều địa điểm khác nhau
- Cơm bụi: Cơm bình dân, rẻ tiền
....
Bài tập số 3
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc
? Chỉ ra nguồn gốc của các từ đã nêu?
- Mãng xà, biên phòng : Tiếng Hán
- Xà phong, ô tô...: Ngôn ngữ ấn Âu
*Củng cố:
? Nêu các hình thức phát triển từ vựng?
? Từ mượn có vai trò gì trong tiếng Việt?
? Khi sử dụng từ mượn cần lưu ý điều gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện các bài tập
- Chuẩn bị tiết 26:
+ Tìm đọc "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
+ Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
File đính kèm:
- GA tuan 5 (1).doc