Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh (trích vũ trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/61)

B. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: sgk, sgv, giáo án, từ liệu về tác phẩm

- HS: Vở soạn, sgk

C. Tiến trình tổ chức các HĐDH:

(1) Khởi động : 5'

- Ổn định

- Bài cũ:

1. Kể tóm tắt chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương"

2. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện.

- Giới thiệu bài mới:

- Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh là mẩu chuyện trích từ tác phẩm Vũ Trung tùy bút của tác giả Phạm Đình Hổ ghi chép về cuộc sống ở Phủ chúa thời Thịnh vương Trịnh Sâm. Lúc mới lên ngôi Thịnh Vương (1742 - 1782) là con người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người, nhưng sau khi dẹp yên được các phe chống đối, lập lại kỷ cương thì dần dần đi vào con ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ. Chúa say mệ Đặng thị Huệ, đắm chìm vào cuộc sống xa hoa hưởng lạc, phê con trưởng, lập con thứ gây nên rất nhiều biến động, các vương tư tranh giàng quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Thịnh Vương mất 1782 ở ngôi chúa được 16 năm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7618 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh (trích vũ trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ Trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch A. Mục tiêu bài dạy (sgv/61) B. Chuẩn bị của GV - HS: - GV: sgk, sgv, giáo án, từ liệu về tác phẩm - HS: Vở soạn, sgk C. Tiến trình tổ chức các HĐDH: (1) Khởi động : 5' - Ổn định - Bài cũ: 1. Kể tóm tắt chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương" 2. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện. - Giới thiệu bài mới: - Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh là mẩu chuyện trích từ tác phẩm Vũ Trung tùy bút của tác giả Phạm Đình Hổ ghi chép về cuộc sống ở Phủ chúa thời Thịnh vương Trịnh Sâm. Lúc mới lên ngôi Thịnh Vương (1742 - 1782) là con người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người, nhưng sau khi dẹp yên được các phe chống đối, lập lại kỷ cương thì dần dần đi vào con ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ. Chúa say mệ Đặng thị Huệ, đắm chìm vào cuộc sống xa hoa hưởng lạc, phê con trưởng, lập con thứ gây nên rất nhiều biến động, các vương tư tranh giàng quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Thịnh Vương mất 1782 ở ngôi chúa được 16 năm. (2) Đọc - Hiểu văn bản Hướng dẫn của GV - HS N. dung bài giảng Hỏi: Dựa vào mục ghi chú, nêu vắn tắt về tác giả và tác phẩm Vũ Trung tùy bút? GV nhấn mạnh: 2 ý - Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) còn gọi là Chiêu Hổ, quê tỉnh Hải Dương, sinh ra trong gia đình khoa bảng, cha từng đỗ cử nhân làm quan dưới triều Lê. Từ nhỏ ông đã ôm ấp mộng văn chương, lớn lên đi học ở trường Quốc Tử Giám, thi đỗ sinh độ, nhưng gặp thời thế không yên nên phải lánh về quê dạy học. Đến thời Minh Mạng, ông có ra làm quan nhưng rồi cũng mấy lần từ quan. Phạm Đình Hổ đã kể lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực: Văn học, triết học, lịch sử, địa lý, tất cả đều bằng chữ Hán. - Tác phẩm: Vũ Trung tùy bút, được viết khoảng đầu đời nhà Nguyễn, gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép tản mạn tùy theo cảm hứng về những vấn đề xã hội. Con người mà ông chứng kiến và suy ngẫm. Giá trị của tác phẩm không chỉ ở lĩnh vực văn chương ngyệ thuật, mà còn mở rộng trên nhiều lĩnh vực lịchsử, địa lý, văn hóa, xã hội,… A.Tìm hiểu bài I. Tác giả, tác phẩm Đọc: HS đọc chú thích sgk, GV giải thích thêm - Hoạn quan còn gọi là Thái giám, những viên quan vốn là đàn ông nhưng bị thiến hoạn, giúp việc Hoàng hậu và các phi tần của Vua trong cung. - Cung giám: Nơi ở và làm việc của Thái giám II. Kết cấu Đọc văn bản, tìm bố cục 1. -> Triệu bất tường. Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của T.V 2. Còn lại: Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. II. Phân tích HS đọc đoạn 1 1. Cuộc sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm. Hỏi: Tìm những chi tiết và sự việc thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận trong phủ Chúa. Phân tích những chi tiết gây ấn tượng? - Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thỏa ý thích chơi đèn đúôc, ngắm cảnh đẹp. Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa nên " xây dựng đình đài cứ liên miên" hao tốn tiền cửa. - Những cuộc đạo chơi của Chúa ở Tây Hồ diễn ra thường xuyên" tháng ba bốn lần", huy động đông người hầu hạ; binh lính quan hầu cận, quan hỗ trung đại thần nhạc công, bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém. + Quan hậu cần (nội thần) đầu chít khăn, mặc áo đàn bà bày bán hàng hóa ở quanh bờ hồ. + Lính: Dàn hậu vòng quanh bốn bờ hồ (mà hồ Tây thì rất rộng) + Truyền ngự đi đến đâu, thì quan hộ giá tùy ý ghé vào mua bán. + Nhạc công: Bố trí khắp nơi để tấu lên những khúc nhạc cho vui. - Chúa Trịnh không chỉ thích đi dạo, ngắm cảnh mà còn thích thu lấy những thứ thuộc " Trân cầm di thú, cổ mộc quái thạch", những chậu hoa, cây cảnh chốn dân gian, đem về tô điểm cho nơi ở của Chúa và việc di chuyển rất công phu. + Đưa một cây đa cổ thụ "từ bên Bắc chở qua sông đem về"phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi,có thanh la đốc thúc,.. Hỏi: Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của đoạn này? - Các sự việc được đưa ra 3 điều cụ thể, chân thực, khách quan. - Bên cạnh liệt kê, tác gài đã mô tả tỉ mỉ vài sự kiện nhằm khắc họa ấn tượng. Hỏi: Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói "Kẻ thức giả biết đó là triệu bắt tường"? Giải thích: Kẻ thức giả, triệu bất thường? - Kẻ thức giả: Người có học vấn, có kiến thức. - Triệu bất thường: Dấu hiệu không lành, điên gở - Đây là câu văn thể hiện thái độ dự đoán của tác giả trước cảnh xa hoa, dâm đãng. - Âm thanh gợi lại cảm giác ghê rợn trước một cái gì tan tác đau thương, chứ không phải trước cảnh đẹp, yên bình, phồn thức. Nó như báo trước sự suy vong tiết yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt, xương máu của dân lành. Chốt: Và quả thực điều đó đã xảy ra không lâu sau khi Thịnh Vương mất (loạn kiêu binh xảy ra, triều đình Lê - Trịnh càng ngày càng suy vong). Như vậy cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Chúa Trịnh là nguyên nhân tất yếu dẫn đến triều đại suy vong Chuyển ý: Dựa vào thế Chúa bọn Hoạn quan đã làm gì? HS đọc đoạn còn lại - Thời Trịnh Sâm: Bọn hoạn quan hầu cận trong phủ rất được sủng ái, bởi chúng có thể giúpVua đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi hưởng lạc. Do thế chúng cũng ỷ thế nhà chúa mà hoàng hành, tác oai, tác quái nhân dân. - Bằng thủ đoạn: Dò xét nhà nào có chậu hoa, cây ảnh, chim quý thì liền biên 2 chữ "phụng thủ" lấy để dâng chúa. + Đêm đến, lản ra sai lính đến đem về có khi phá tương nhà để khiêng đi, rồi buộc cho gia chủ cái tội giấu vật phụng thủ, để dọa lấy tiền. (2) Hoành hành của bọn quan. Bình: - Thủ đoạn của bọn chúng là "vừa ăn cướp vừa la làng: Người dân như thế là bị cướp tới 2 lần (vừa mất của, vừa mất tiền). Còn bọn hoạn quan vừa vơ vét, ních cho đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa (mẫn cán = siêng năng, nhanh nhẹn rất được việc). Gv đọc đoạn "Các nhà giàu… hết" Hỏi: Đoạn văn có ý nghĩa gì? - Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan: tác giả kể lại một sự việc đã từng xảy ra tại gia đình mình: Bà mẹ của tác giả đã phải sai người chặt đi một cây lê và 2 cây lựu quý rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai họa. - Chi tiết ấy làm cho tính chân thực đáng tin cậy của câu chuyện nhỏ tăng thêm. Vì nó diễn ra ngay ở nhà người viết. - Qua chi tiết này, tác giả kín đáo gởi gắm thái độ bất bình của mình trước hiện thực bất công mà bọn hoạn quan đã gây ra cho người dân. Đó chính là sự nhũng nhiễu, lộng hành, được chúa Trịnh dung dưỡng (Nhũng nhiễu = đòi hỏi cái này, cái khác, quấy rối) - Nhũng nhiễu lộng hành. (3) Tổng kết (4') - Qua câu chuyện trong phủ chúa, có thể khái quát một trong những nguyên nhân khiến chính quyền chúa Trịnh suy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn đó là gì? - Chúa Trịnh ăn chơi xa hoa, quan lại nhũng nhiễu dân, không chăm lo việc nước, việc dân. Đặc sắc nghệ thuật của bài văn là ở điểm nào? - Ghi chép sự việc cụ thể chân thực, sinh động. - Nhiều hiện tượng chân thật được miêu tả tỉ mỉ xen kẽ những lời bình ngắn gọn mà xúc động. (HS đọc ghi nhớ sgk .63) Theo em thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác với thể truyện mà em đã học ở bài trước? (Chuyện người con gái Nam Xương) GV giới thiệu bảng phụ. III. Tổng kết Ghi nhớ/63 sgk Tùy bút Truyện - Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt hoặc không có cốt chuyện - Kết cấu tự do, lỏng lẻo, có khi tản mạn, tùy theo cảm xúc của người viết. - Giàu chất trữ tình (cảm xúc chủ quan) - Chi tiết sự việc chân thực có khi từ những điều mắt thấy tai nghe trong thực tiễn cuộc sống. - Cốt truyện nhất thiết phải có khi lắt léo, phức tạp. - Kết câu chặt chẽ, có sự dàn bài, sắp đặt dụng ý nghệ thuật của người viết. - Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo qua nhân vật hoặc sự việc. - Chi tiết sự việc phần nhiều được hư cấu, sáng tạo. (4) Luyện tập (5') - Căn cứ vào bài "Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh" và bài đọc thêm, viết đoạn văn ngắn trình bày nhận thức của em về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê chúa Trịnh thế kỷ XVIII B. Luyện tập 1. Nhận thức của em về tình trạng đất nước ta vào thời kỳ Vua Lê -chúa Trịnh. (5) Củng cố - Dặn dò (1') - Học ghi nhớ - Soạn bài: "Hoàng Lê Nhất Thống Chí" - Tóm tắt hồi 2 Hoàng Lê Nhất Thống Chí đoạn kiêu binh nổi loạn giết Quân Huy.

File đính kèm:

  • docTIET 22.doc