Hướng dẫn chấm và biểu điểm đề chính thức môn: Ngữ văn lớp 9 - Bảng A

I. Yêu cầu chung:

- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý; giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sức thuyết phục, "có giọng điệu riêng", tránh máy móc đếm ý cho điểm.

- Cho điểm 20, chi tiết đến 0,5 điểm.

II. Yêu cầu cụ thể:

Câu 1: (8 điểm)

 Về kiến thức:

1. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện:

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (.), để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm và biểu điểm đề chính thức môn: Ngữ văn lớp 9 - Bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chính thức Sở GD&ĐT Nghệ An Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh Năm học 2007-2008 Hướng dẫn chấm và biểu điểm đề chính thức Môn: ngữ văn lớp 9 - bảng a I. Yêu cầu chung: - Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý; giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sức thuyết phục, "có giọng điệu riêng", tránh máy móc đếm ý cho điểm. - Cho điểm 20, chi tiết đến 0,5 điểm. II. Yêu cầu cụ thể: Câu 1: (8 điểm) Về kiến thức: 1. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện: - Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (...), để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. - Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 2. Đánh giá giá trị của chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương": a. Giá trị nội dung: - "Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn đồng nhất "xa mặt nhưng không cách lòng" với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng. - "Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào mà không lường trước được. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội. - "Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất": Khắc hoạ giá trị hiện thực - nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. - Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo. b. Giá trị nghệ thuật: - Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết "chiếc bóng" tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý: + Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ "thất tiết" ... + Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ Nương ... kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh đ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát. - Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích "Miếu vợ chàng Trương" ) tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ. Về kỹ năng: - Sử dụng linh hoạt các phép lập luận, tạo hệ thống luận điểm chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. - Dùng từ, đặt câu chính xác, trình bày đoạn văn logic. - Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. Thang điểm: Đạt tất cả các ý trên, kỹ năng tốt đ 8 điểm. Chỉ đạt ý 2, ý 3, kỹ năng tốt đ 6 điểm. Chỉ đạt ý 2, ý 3, còn mắc lỗi về kỹ năng đ 4 điểm. Sa vào thuật chuyện, ý mơ hồ, sai sót nhiều về kỹ năng đ2 điểm Câu 2: (12 điểm) Về kiến thức: 1. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua hai tác phẩm: a. Sự gặp gỡ: - Đó là những con người mộc mạc, bình dị, chân chất, đời thường từ cách cảm, cách nghĩ song ở họ toát lên những phẩm chất cao đẹp: Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, tinh thần lạc quan, lòng quả cảm, đức hy sinh và lòng yêu nước nồng nàn. - Họ mang trong mình những phẩm chất chung của anh bộ đội cụ Hồ qua các thời kỳ: Bình dị mà vĩ đại; sống có lý tưởng; cái cao cả vĩ đại được bắt nguồn từ những gì bình dị nhất. b. Nét riêng: - Người lính trong "Đồng chí": + Đậm chất mộc mạc, bình dị, chất phác, ra đi từ những luống cày, thửa ruộng; từ những miền quê nghèo khó ... +Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, những người nông dân mặc áo lính vượt lên những gian khổ, thiếu thốn; khám phá một tình cảm mới mẻ, đáng trân trọng: Tình đồng chí. đ Vẻ đẹp của người lính bước lên từ đồng ruộng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": + Đậm chất ngang tàng, ngạo nghễ; tâm hồn phóng khoáng, trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời; của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa với những nét + Sự hoà quyện giữa phong thái người nghệ sỹ và tinh thần người chiến sỹ. đ Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua hai cuộc trường chinh và là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh. 2. Dấu ấn sáng tạo của mỗi nhà thơ: a. Chính Hữu với "Đồng chí": - Ngôn từ: Mộc mạc, bình dị, quen thuộc, không phải thô sơ mà được tinh lọc từ lời ăn tiếng nói dân gian. - Hình ảnh: Đậm chất hiện thực nhưng giàu sức biểu cảm, hàm súc cô đọng. - Giọng điệu: Tâm tình, thủ thỉ, thấm thía, sâu lắng. ị Phong cách thiên về khai thác nội tâm, tình cảm, ít có chuyện đùng đoàng của súng đạn (ý của Chính Hữu). b. Phạm Tiến Duật với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": - Ngôn từ: Giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn mang đậm phong cách của người lính lái xe. - Hình ảnh: Chân thực nhưng độc đáo, giàu chất thơ. - Giọng điệu: Lạ, ngang tàng, tinh nghịch, dí dỏm, vui tươi. Những câu thơ như câu văn xuôi, như lời đối thoại thông thường ... ị Phong cách: đi tìm khám phá vẻ đẹp trong diễn biến sinh động, trong sự phát triển không ngừng của cuộc sống; cách nhìn, cách khai thác hiện thực, khai thác chất thơ từ sự khốc liệt của chiến tranh. Về kỹ năng: - Làm đúng thể loại cảm nhận (suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc ...). - Có kỹ năng so sánh đói chiếu trên từng phương diện, không sa vào phân tích toàn bộ tác phẩm. - Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, logic. - Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. Thang điểm: Đạt tất cả 4 ý trên (1a, 1b,2a, 2b), kỹ năng tốt đ 12 điểm. Đạt 3/4 số ý trên, kỹ năng tốt đ 10 điểm. Đạt 3/ 4 số ý trên, kỹ năng khá đ 8 điểm. Đạt 2/ 4 số ý trên, còn mắc lỗi về kỹ năng đ 6 điểm . Đạt 1/ 4 số ý trên, mắc nhiều lỗi về kỹ năng đ 4điểm. Kiến thức còn mơ hồ, kỹ năng yếu đ 2 điểm. Lưu ý: Học sinh có thể đi theo từng tác phẩm trên cơ sở so sánh, đối chiếu để làm nổi bật yêu cầu đề./.

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi ngu van 9 hay.doc