Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 24: Hoàng lê nhất thống chí (tiếp)

- Đọc - hiểu văn bản

Hỏi: Qua đoạn trích tác phẩm,em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào?

HS phát biểu tự do, tìm chi tiết minh họa

GV hệ thống lại, tìm hiểu giá trị nghễ thuật của hình tượng. (1)Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ

Gợi ý: Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ có thái độ, quyết định gì? Ông đã làm được việc gì?Chứng minh ông là người có phẩm chất gì?

1. Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

- Từ đầu đến cuối: Nguyễn Huệ luôn tỏ ra là con người hành động mạnh mẽ, xônfg xáo, nhanh gọn, có chủ đích và quả quyết.

+ Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay.

+ Rồi trong vòng 1 tháng Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu là việc lớn.

• Lên ngôi Hoàng Đế; lấy hiệu Quang Trung.

• Hạ lệnh xuất quân tiến ra Bắc

• Tranh thủ ý kiến của La Sơn, Phụ tử N.T.

• Tuyển mợ quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn.

• Phủ dụ tướng sĩ.

• Hoạch định kế sách hành quân và đánh giặc.

• Kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau khi chiến thắng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 24: Hoàng lê nhất thống chí (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (tt) - Đọc - hiểu văn bản Hỏi: Qua đoạn trích tác phẩm,em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? HS phát biểu tự do, tìm chi tiết minh họa GV hệ thống lại, tìm hiểu giá trị nghễ thuật của hình tượng. (1)Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ Gợi ý: Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ có thái độ, quyết định gì? Ông đã làm được việc gì?Chứng minh ông là người có phẩm chất gì? 1. Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán: - Từ đầu đến cuối: Nguyễn Huệ luôn tỏ ra là con người hành động mạnh mẽ, xônfg xáo, nhanh gọn, có chủ đích và quả quyết. + Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. + Rồi trong vòng 1 tháng Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu là việc lớn. · Lên ngôi Hoàng Đế; lấy hiệu Quang Trung. · Hạ lệnh xuất quân tiến ra Bắc · Tranh thủ ý kiến của La Sơn, Phụ tử N.T. · Tuyển mợ quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn. · Phủ dụ tướng sĩ. · Hoạch định kế sách hành quân và đánh giặc. · Kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau khi chiến thắng. Gợi ý: Qua lời phủ du của Vua Quang Trung trong buổi quyệt binh lớn, với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với La Sơn phụ tử, chứng tỏ Nhà Vua có phẩm chất gì? 2. Trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trông rộng: - Lời phủ dụ của nàh Vua như mợt bài hịch ngắn gọn kích động lòng yêu nước của quân sĩ, giúp họ sẵn sàng đánh đuổi giặc ngoại xâm. - Bằng lời lẽ giản dị dễ hiểu, Vua đã khẳng định được chủ quyền dân tộc ta và lên án hoạt động xâm lược trái đạo trời của giặc để kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực của tướng sĩ. -> Đây loà sự sáng suốt trong việc phát triển tình hình thời cuộc, tương quan lực lượng giữa ta và địch. - Qua lời phủ dụ của Quang Trung với các tướng Ngô văn Sở, Phan Văn Lân, cùng Ngô Thì Nhậm ta thấy Quang Trung rất hiểu sở trường, sở đoản của các thuộc hạ, độ lượng, công minh, khen chê đúng người, đúng việc. -> Đây là sự sáng suốt trong việc xét đoàn và dùng người. Qua lời noí của Nguyễn Thiếp và với Sở, Lâm, ta thấy ý chí quyết thắng và tầm nhìn của Qung Trung thật xa rộng. Ông luôn tin ở bản thân và các tướng sĩ của mình. Ngay từ khi mới khởi binh đã tin chắc là thắng và lại còn vạch kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng. Gợi ý: Tài dùng binh, tài chỉ huy chiến đấu để giàng chiến thắng của Quang Trung như thế nào? Phân tích cách đánh binh, khiển tướng và kết quả ở các trận Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa. - Cuộc hành quân thần tốc do Vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc: + Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân - Huế (sau khi làm lễ lên ngôi), một tuần sau đã ra đến Tam Điệp (giáp ranh Ninh Bình, Thanh Hósa, cách Huế 500Km). + Đêm 30 tháng chạp, lên đường tiến quân ra Thăng Long. + Tất cả chỉ là đi bộ (có sách chép Quang Trung dùng biện pháp cáng, võng cứ 2 người khiêng thì 1 người được nằm nghỉ, luân phiên đi suốt ngày đêm. + Từ Tam Điệp trở ra (khoảng hơn 150 Km) vừa hành quân, vừa đánh giặc, Quang Trung hoạch định mùng 7 đầu năm sẽ ăn tết ở Thăng Long, nhưng thực tế vượt kế hoạch 2 ngày (mồng 5 đã chiến thắng Thăng Long). + Hành quân xa, liên tục, không được nghỉ ngơi nhưng quân đội vẫn chỉnh tề, nghiêm minh. Quan đội hơn 1 vạn là mới tuyển chỉ trong 1 ngày (cả duyệt binh). - Tài dùng binh như thần. Gợi ý: Hình ảnh Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào? - Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quan không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy thực sự. + Hoạch định kế hoạch tiến đánh cho cả chiến dịch và cho từng trận cụ thể. + Tự mình thống lĩnh một mũi tiến công cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trên đạn, bày mưu tính kế, thắng áp đảo kẻ thù. + Bọn gọn quân do thám ở Phú Xuyên + Bất ngờ vây kín làng Hà Hồi (Dùng loa uy hiếp, khiến chúng đầu hàng) + Công phá đồn Ngọc Hồi (Lấy ván ghép lại, làm mộc che, dàn trận tiến đánh). - Dưới sự chỉ huy của Quang Trung, kẻ thù khiếp “tưởng như trên trời rơixuống, quân chui dưới đất lên”. - Hình ảnh người anh hùng cũng được khắc họa rất lẫm liệt: + Trong cảnh khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, nổi bật hình ảnh nhà Vua “Cưỡi voi đi đốc thúc”, có cuốn sách ghi, khi vào đến Thăng Long tấm áo bào đỏ của Vua đã sạm đen khói súng. - Anh hùng lẫm liệt. Chốt: Đoạn văn tường thuật không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra gấp gáp, khển trương, qua từng mốc thời gian mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh và những mưu lược, tính toán thế đối lập giữa 2 đội quân, một bên xộc xệch, trể nải, run sợ, một bên tổ chức nghiêm minh, xông xáo dũng mãnh. Qua đó hình ảnh người anh hùng dân tộc được khắc họa khà đậm nét với tính cách; Quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. Hỏi : Vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn, thậm chí xem Tây Sơn như giặc, nhưng tại sao các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình và đầy hào hứng đến như vậy? - Những việc làm của Vua Quang Trung, những chiến công hiển hạch của đội quân áo vải là những sự thật lịch sử, là người trực tiếp chứng kến, với tư cách là người trí thức có lương tâm không thể không tôn trọng. - Sống, tận mắt chứng kiến sự thối nát của Vua tôi nhà Lê, sự độc ác của giặc Thanh, các ông không thể thất vọng, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không dâng cao. - Tất cả những điều đó đã đem đến những trang viết chân thực, xúc động, đáng tự hào. (2) Hình ảnh bọn cướp và bán nước. Hỏi: Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đất của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây? a. Tôn Sĩ Ngụ: Bất tài, kiêu căng, chủ quan. -Khi quân Tây Sơn tiến đánh đến nơi thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áp giáp chuồn trước qua đầu phao. - Quân lính sợ hãi xin ra hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, giày xéolên nhau mà chết. Quân sỉ ở các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống nước mà chết nhiều đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc ngh4n không chảy được nữa. b. Lê Chiêu Thống và những kẻ bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù, đi cầu cạnh van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương. Lê Chiêu Thống cùng bề tôi chạy bán sống, bán chết, cướp thuyền dân qua sông luôn mấy ngày không ăn. May gặp người thổ dân thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuởi kịp Tôn Sĩ Ngụ, Vua tôi chỉ còn biêt nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt. GV giới thiệu thêm: Sang Tàu Lê Chiêu Thống phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống ngươì mãn Thanh và cuối cùng gởi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. - Lời văn tự thuật: Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể gây được ấn tượng mạnh. Hỏi: Ngòi bút miêu tả 2 cuộc tháo chạy (một của Quân Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác biệt. Hãy giải thích vì sao có sự khác đó? - Tất cả đều tả thực nhưng âm hưởng khác nhau. + Nhịp điệu nhanh, hối hả, hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng. + Đoạn dưới nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt của người thổ nào, nước mắt tủi hổ của vua tôi, là những cựu thần nhà Lê, tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng thờ phụng. (3) Tổng kết (2’) - Nêu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích? (Học sinh đọc ghi nhớ sgk/72) III. Tổng kết (4) Luyện tập (7’) Viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu 1789. B. Luyện tập - Viết đoạn văn (5) Củng cố- Dặn dò (1’) - Học ghi nhớ - Xem: Sự PT của từ vụng (tt)

File đính kèm:

  • docTIET 24.doc